Cụm từ đọc phiên âm theo kiểu tiếng Việt "Ai đồ tóp tóp" (Idol TikTok) để chỉ các "thần tượng" trên mạng xã hội TikTok đang được nhiều thanh, thiếu niên ưa chuộng. Dù rằng những "thần tượng" này "nổi tiếng" bằng mọi cách, kể cả những cách quái dị, phản cảm, … cũng vẫn được tung hô vô lối. Không cần lao động nghệ thuật, không cần sáng tạo, không cần làm điều gì có ích cho xã hội, miễn làm clip ngắn với các chiêu trò thu hút đám đông hiếu kỳ, được nhiều người chú ý là được. "Nổi tiếng" bằng mọi giá.
Để câu lượt xem, Tiktoker sẵn sàng ăn thịt ếch sống. Ảnh chụp màn hình.Chẳng hạn như mới đây nam TikToker Nờ Ô Nô lấy cớ làm clip thiện nguyện nhưng lại xúc phạm người thiếu thốn như câu "Nghèo mà còn chê đồ ăn"… Chuyện này mấy hôm trước, trong chuyên mục này, đồng nghiệp tôi đã nghiêm khắc phê phán. Nhưng điều đáng nói là một clip như vậy lại thu hút đến 4,5 triệu lượt người xem. Và anh ta làm những chuyện như vậy không phải lần đầu, mà đây là hành vi cố tình một cách hệ thống để câu like, câu view… Những hành vi tương tự như đến quán có thương hiệu chê món ăn dở, thậm chí dám ăn cả ếch sống … rồi quay clip, đưa lên MXH để câu khách cũng đang được đám đông nhắm mắt cổ xúy.
Vì sao có hiện tượng đang dễ lây nhiễm trở thành trào lưu bệnh hoạn như vậy?
Trước hết là do sự lệch chuẩn xã hội của một bộ phận không ít, đặc biệt là giới trẻ. Họ cũng có nhu cầu thể hiện, khẳng định bản thân mình, nhưng thay vì lao động tử tế, làm những việc có ích cho bản thân và cộng đồng thì họ lại chọn con đường quái dị, trái với đạo lý, văn minh để nhanh chóng "nổi tiếng", đúng hơn là tai tiếng, miễn được nhiều người biết đến, khen chê cũng mặc. Trong lúc những nghệ sĩ, người công chúng nói chung phải có năng lực, học hành vất vả, lao động miệt mài trong nhiều năm để khẳng định giá trị chân chính của bản thân thì những TikToker này chỉ cần làm những chuyện lập dị để câu khách một cách rẻ tiền. Đứng về mặt tâm lý học, xã hội học, hiện tượng/trào lưu này rất cần được phân tích và tìm biện pháp "chữa trị".
Đối với xã hội cần nghiêm khắc phê phán hiện tượng này. Đã có những quán ăn từ chối phục vụ các TikToker kiểu này. Nhưng như vậy chưa đủ. Gia đình, nhà trường, xã hội cần tăng cường giáo dục lớp trẻ, cần có các hình thức tuyên truyền sinh động và phù hợp với lớp trẻ để phòng chống các hành vi lệch lạc, trái với chuẩn mực đạo lý, thẩm mỹ và văn minh. Các phương tiện truyền thông cần có những chương trình, chuyên đề để bàn luận, lý giải và phê phán đúng mức những hiện tượng sai lệch đã nêu. Các diễn giả như các nhà giáo dục, các văn nghệ sĩ, các cầu thủ bóng đá phải đồng hành trong việc chống các "thần tượng" giả, những kẻ muốn có tiếng cho dù là tai tiếng.
Đó là câu chuyện đặt ra cho chúng ta hôm nay để có được những thần tượng đúng nghĩa, những giá trị tử tế, là căn bản của cái gốc làm người.
Nếu đồng tình với góc nhận định trong bài viết, bạn có thể mời tác giả Phạm Xuân Dũng một "ly cà phê" thông qua Ví MoMo bằng cách ấn vào nút “Buy me a coffee” ở bên dưới hoặc quét mã QR.
"Buy me a coffee"
Hoặc bạn cũng có thể tặng "ly cà phê" cho tác giả Phạm Xuân Dũng bằng cách chuyển khoản trực tiếp vào tài khoản của Tạp chí Lao động và Công đoàn, số tài khoản: 118000001631, Ngân hàng Vietinbank chi nhánh Hà Nội.
Lưu ý, trước khi chuyển tiền, bạn đọc vui lòng gõ nội dung: "Tặng cà phê cho tác giả Phạm Xuân Dũng".
Đọc cà phê tối, tặng "cà phê" là chương trình của Tạp chí Lao động và Công đoàn. Khi đọc các bài viết trên mục Cà phê tối, nếu bạn đọc đồng cảm với góc nhìn của tác giả thì có thể mời người đó một "ly cà phê". Mỗi "ly cà phê" trị giá 23.000 đồng (1 USD).
Người mất việc, lưới an sinh và những bất cập chính sáchTôi tìm ai, tôi làm gì khi mất việc dĩ nhiên là những câu hỏi của người lao động. Nhưng câu hỏi đó còn dành ...
Hoan hô VTV!Sau hàng loạt những tranh cãi, góp ý và phê phán của khán giả về việc VTV đưa các hot girl lên sóng bình luận ...
Vì trọng đạo mà… tăng lươngBộ trưởng Bộ Giáo dục & Đào tạo Nguyễn Kim Sơn vừa trả lời trên Facebook cá nhân câu hỏi của nhiều người mỗi độ ...