Mì tôm là thức ăn nhanh quen thuộc với bất cứ ai trong chúng ta. Đặc biệt với các bạn học sinh, sinh viên, thanh thiếu niên, mì tôm là món ăn vô cùng tiện lợi. Tuy nhiên, đây cũng là lứa tuổi phát triển mạnh về thể chất. Liệu mì tôm ăn nhiều có tốt không? Ăn mì tôm có ảnh hưởng đến chiều cao không?
Thành phần dinh dưỡng trong mì tôm
Mì tôm là loại mì ăn liền được làm từ thành phần chính là bột mì, bột khoai, muối, dầu,… Sau khi trộn các nguyên liệu và các loại bột với nhau, bột được cán và cắt sợi bằng máy. Mì tôm có thể được hấp, sấy, chiên cho khô lại rồi đóng gói dạng túi, ly hoặc bát. Một sản phẩm mì tôm ăn liền thường gồm vắt mì và các loại gia vị kèm theo. Tùy từng loại mì và nhà sản xuất, hương vị mì tôm và các loại gia vị đi kèm sẽ khác nau. Ngoài gói súp, dầu, gia vị hay rau sấy, một số loại mì tôm cao cấp còn có tôm khô, thịt hầm, xúc xích,… đi kèm.
Mì tôm là món ăn nhanh nhiều chất béo, nhiều calo, nhiều muối nhưng ít chất xơ, ít protein, nghèo vitamin và khoáng chất. Trong 108g mì tôm sẽ cung cấp khoảng 648 calo, 24,4g chất béo, 90g chất bột đường, 15g chất đạm. Dù sử dụng khá tiện lợi, hương vị đa dạng và hấp dẫn, nhưng mì tôm lại được xếp vào nhóm thực phẩm không tốt cho sức khỏe. Đây không phải thực phẩm dinh dưỡng tăng chiều cao chúng ta nên ăn.
Ăn mì tôm có ảnh hưởng đến chiều cao không?
Ăn mì tôm có ảnh hưởng đến chiều cao không? Câu trả lời là có hoặc không, tùy theo cách sử dụng của mỗi người. Thi thoảng mới ăn mì tôm nhìn chung không ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe và sự phát triển chiều cao. Nhưng nếu ăn mì tôm thường xuyên, chắc chắn quá trình phát triển thể chất sẽ bị ảnh hưởng. Lý do là:
Mì tôm giàu calo nhưng nghèo dinh dưỡng
Cơ thể của con người chỉ có thể phát triển toàn diện về thể chất nói chung và chiều cao nói chung khi được cung cấp dinh dưỡng một cách khoa học và đầy đủ. Một người trưởng thành cần được cung cấp trung bình 2300 đến 2700 calo mỗi ngày.
Lượng calo này cần được nạp vào từ chế độ ăn có đủ các nhóm chất thiết yếu gồm: Chất bột đường, chất đạm, chất béo, vitamin và khoáng chất. Trong khi đó, mì tôm cung cấp nhiều calo, chất bột đường và chất béo bão hòa nhưng lại ít chất đạm, nghèo vitamin và khoáng chất.
Mì tôm không chứa các chất có lợi cho sự phát triển chiều cao
Ăn mì tôm thường xuyên khiến cơ thể mất cân bằng dinh dưỡng, dễ tăng cân nhưng lại chậm phát triển chiều cao. Thậm chí, ăn quá nhiều mì tôm còn dẫn đến nguy cơ thiếu máu, thiếu chất, làm ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể.
Trong thành phần dinh dưỡng của các loại mì tôm thường không chứa các chất tốt cho sự phát triển chiều cao như: Canxi, vitamin D, vitamin K, kẽm, phốt pho,… Nếu lâu ngày bạn mới ăn một bữa mì tôm để “chống đói” và cung cấp năng lượng tức thì sẽ không sao. Nếu ăn thường xuyên chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển chiều cao.
Mì tôm làm tăng nguy cơ béo phì và giảm khả năng hấp thụ canxi
Ăn mì tôm có béo không? Ăn mì tôm có ảnh hưởng đến chiều cao không nếu ăn quá thường xuyên? Câu trả lời là có vì mì tôm cũng như các loại thức ăn nhanh khác làm tăng nguy cơ thừa cân béo phì. Thừa cân là yếu tố nguy cơ kìm hãm sự phát triển chiều cao. Một gói mì tôm cũng có thể cung cấp đến 1.722 mg natri.
Theo khuyến cáo, một người trưởng thành không nên tiêu thụ quá 2000mg natri mỗi ngày. Dù muối rất cần thiết cho cơ thể nhưng tiêu thụ nhiều muối sẽ khiến canxi bị bài tiết ra ngoài cơ thể. Vì vậy, tiêu thụ càng nhiều muối thì lượng canxi được cơ thể hấp thụ càng giảm. Điều này chắc chắn ảnh hưởng đến sự phát triển chiều cao.
Trong mì tôm cũng chứa các chất phụ gia để gia tăng hương vị, nhất là bột ngọt. Bột ngọt có thể cản trở sự hấp thụ canxi của cơ thể. Ăn nhiều mì tôm đồng nghĩa tiêu thụ nhiều bột ngọt và chất phụ gia cũng sẽ làm hạn chế tăng trưởng chiều cao.
Ăn nhiều mì tôm không chỉ gây mất cân bằng dinh dưỡng, ảnh hưởng đến sự phát triển chiều cao. Mì ăn liền chứa nhiều chất béo bão hòa, dễ làm tăng cholesterol xấu trong máu và làm tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch, huyết áp cao. Nhiều người thừa nhận tình trạng nóng trong, nổi mụn vì thường xuyên ăn mì tôm.
Cách ăn mì tôm không ảnh hưởng đến chiều cao và sức khỏe
Để có thể giảm tác động xấu từ loại thức ăn nhanh này đến sức khỏe và sự phát triển chiều cao, bạn cần lưu ý:
- Không sử dụng mì tôm thường xuyên. Khi đói và cần bổ sung năng lượng khẩn cấp, mì tôm có thể là một cứu cánh để tránh tình trạng tụt huyết áp do đói. Nhưng bạn tuyệt đối không nên lạm dụng và ăn mì tôm thay thế cho các bữa ăn hàng ngày.
- Thay vì chỉ sử dụng nguyên liệu sẵn có, bạn có thể nấu mì với các thực phẩm khác để món ăn thơm ngon và bổ dưỡng hơn. Ăn mì tôm có ảnh hưởng đến chiều cao không bạn đã biết. Vì vậy, khi nấu mì bạn có thể khéo léo kết hợp thêm các thực phẩm tốt cho sự phát triển chiều cao như rau xanh, trứng, thịt, tôm, hải sản,...
- Trước khi nấu mì, bạn có thể trụng mì với nước sôi. Việc này sẽ giúp loại bỏ bớt dầu ăn vì nhiều công nghệ chế biến mì hiện nay vẫn áp dụng cách chiên mì trong dầu. Nếu lựa chọn được loại mì tôm không chiên qua dầu bạn sẽ yên tâm hơn khi sử dụng.
- Trong mì tôm đã có một lượng muối nhất định nên khi nấu mì bạn chỉ nên sử dụng một phần của gói gia vị để tránh nạp quá nhiều muối vào cơ thể.
- Sau khi ăn mì tôm. bạn nên uống nhiều nước và ăn thêm các loại trái cây. Việc này sẽ giúp cơ thể được bổ sung dinh dưỡng và dễ dàng đào thải muối cũng như các chất không có lợi ra ngoài.
Hy vọng qua bài viết trên đây, bạn đã có thể giải đáp thắc mắc ăn mì tôm có ảnh hưởng đến chiều cao không. Mì tôm chỉ có lợi cho sức khỏe khi chúng ta sử dụng như một món ăn liền chống đói tức thời. Bạn không nên sử dụng mì tôm quá thường xuyên để tránh những ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe. Đặc biệt, trẻ em hay thanh thiếu niên đang trong giai đoạn phát triển mạnh về thể chất nên ăn thực phẩm giúp tăng chiều cao thay vì ăn nhiều mì tôm bạn nhé!