Theo tìm hiểu, hàn the, tên hóa dược là borax, là muối natri của acid boric. Đây là một chất sát khuẩn và nấm yếu, được dùng trong y tế để làm săn, dùng ngoài để diệt khuẩn và nấm nhẹ.
Trước đây, borax có trong các công thức thuốc điều trị loét aptơ, nước súc miệng, trị viêm miệng, viêm nhiễm mắt mũi... nhưng hiện ít được dùng vì có thuốc khác tốt hơn và ít tác dụng phụ. Nhiều y văn và dược văn ghi rõ: Không dùng boric hoặc borax đường uống, tin tức trên báo VnExpress.
Hàn the là chất cực độc nếu dùng trong thực phẩm có nguy cơ mắc nhiều bệnh nguy hiểm. Ảnh minh họaTheo y thư cổ, hàn the còn gọi là bồn sa, bàng sa, bồng sa, nguyệt thạch; vị ngọt, tính mát mặn, giúp chữa sốt, tiêu viêm, giải độc. Có một thời hàn the được dùng bào chế bột trị đau dạ dày và thuốc ho. Không biết từ bao giờ, người ta cho hàn the vào bún, bánh phở, bánh đúc, bánh cuốn, bánh đa, thạch, xu xê, giò, chả cũng được thêm hàn the nhằm tăng thêm độ giòn, chống được mốc và lâu thiu. Đối với các loại thực phẩm tươi như thịt cá để lâu ngày đã biến dạng, nếu có thêm hàn the, chúng sẽ cứng và có vẻ tươi trở lại.
Tuy nhiên theo các chuyên gia nếu cho hàn the vào thực phẩm sẽ gây nên những hiểm họa khôn lường tới sức khỏe người tiêu dùng, theo báo VTC News.
Gây trầm cảm, ngộ độc: Hàn the không có trong danh mục các chất được Bộ Y tế cho phép dùng chế biến thực phẩm do tính độc hại của nó. Khi chúng ta ăn hàn the, cơ thể chỉ đào thải ra ngoài khoảng 70-80%, còn lại vẫn tích tụ trong các cơ quan nội tạng, khi đến một hàm lượng nhất định, sẽ gây ngộ độc cấp và mãn tính. Một lượng hàn the khoảng 5 gr trở lên có thể gây ngộ độc cho người sử dụng, thậm chí dẫn đến tử vong khi nồng độ cao hơn.
Tuy nhiên, điều đáng nói là những thực phẩm chúng ta ăn hàng ngày nếu có hàn the thì lượng độc tố cũng không đủ cao để khiến chúng ta bị ngộ độc cấp tính hay tử vong ngay mà sẽ tích tụ dần dần, khó phát hiện.