Nhưng đôi khi đó có thể chỉ là ham muốn hoặc sự mê đắm không thực sự phát triển thành tình yêu mà lại phai nhạt dần theo thời gian. Biết được điểm khác biệt của 2 cảm xúc này sẽ giúp bạn và đối phương không bị đau lòng. Dưới đây là những dấu hiệu giúp bạn khẳng định lại tình cảm của mình.
1. Bạn muốn ở bên người đó mọi lúc và bạn cảm thấy bồn chồn, lo lắng
Bạn muốn ở bên người đó mọi lúc mà không cần quan tâm mình làm gì trong thời gian đó, miễn là hai người được ở bên nhau. Bạn gọi điện, nhắn tin và thường cố gắng tìm cách ở gần người đó thường xuyên nhất có thể.
Ngay cả sau khi hai người đã dành cả buổi tối bên nhau, bạn vẫn có thể cảm thấy khoảng thời gian đó là không đủ. Bạn không bận tâm nếu người đó cáu kỉnh hay buồn bã trong lúc ở cạnh bạn, vì bạn chỉ cần được ở gần người đó.
Mỗi khi gặp người đó, bạn rất lo lắng, tim bạn đập rất nhanh và mạnh. Nếu bạn vẫn chưa “ngỏ lời”, bạn rất nóng lòng muốn biết người đó cảm thấy thế nào về bạn. Bạn cũng lo lắng về những gì sắp xảy ra và liệu mối quan hệ sẽ có một tương lai tốt đẹp hay không. Đó là một bí ẩn mà bạn không thể biết được lời giải, chính điều đó khiến bạn luôn lo lắng.
2. Lúc nào bạn cũng nghĩ về người đó và cảm thấy thật thú vị
Bạn cảm thấy an toàn khi ở bên người đó. (Ảnh: ITN)Bộ não của bạn thường xuyên quẩn quanh người đó để nhớ về những kỷ niệm khi ở bên nhau. Bạn nhớ người đó ngay cả khi bạn đi làm, ở nhà một mình hoặc ra ngoài với bạn bè. Người đó là điều đầu tiên bạn nghĩ đến và nếu người đó đang có một ngày tồi tệ, bạn muốn ở bên cạnh và giúp đỡ bằng mọi cách có thể.
Cảm giác yêu thương mà bạn dành cho người đó khiến những điều từng nhàm chán đối với bạn bỗng nhiên trở nên thú vị và hấp dẫn.
3. Bạn muốn chia sẻ mọi chuyện với người đó
Bạn cảm thấy rảnh ngay cả khi không có nhiều thời gian, chỉ vì bạn muốn gặp người đó. Và ngay cả khi bất đồng quan điểm, bạn cũng tìm cách giải quyết, vì bạn đặt mối quan hệ lên trên cái tôi và lòng kiêu hãnh của mình. Không quan trọng bạn thắng hay thua, vì tất cả những gì bạn muốn là ở bên người đó.
Không chỉ vậy, bạn còn cảm thấy an toàn khi ở bên người đó, giống như bạn có thể hoàn toàn tin tưởng người đó bằng cả trái tim. Bạn cảm thấy mình có thể chia sẻ những phần dễ bị tổn thương của mình, vì bạn tin tưởng rằng người đó sẽ không làm tổn thương bạn.
4. Bạn hơi ghen tị với những ai đang ở cạnh người đó
Điều tự nhiên là bạn có chút ghen tị khi nhìn thấy những người khác xung quanh người mình yêu và bạn tự hỏi bản chất mối quan hệ của họ là gì. Sự thật là không phải tất cả mọi người xung quanh nên được coi là một mối đe dọa.
Nếu sự ghen tuông của bạn vượt quá mức lành mạnh và bạn bắt đầu rình mò điện thoại của người đó hoặc theo dõi người đó, thì bạn nên dừng lại. Hành vi này rất độc hại và có thể dẫn đến những vấn đề lớn trong mối quan hệ. Bạn không cần phải biết đối tác của mình đang ở đâu vào mỗi phút trong ngày. Cả hai bạn đều là những cá nhân có cuộc sống riêng bên ngoài mối quan hệ.
5. Bạn đồng cảm với người đó
Khi tình yêu đích thực tồn tại giữa hai người, bạn sẽ cảm nhận được đối phương bất cứ khi nào họ buồn hoặc thực sự hạnh phúc. Đây là một mức độ thân mật và kết nối cảm xúc mà tình yêu thuần khiết có thể tạo ra. Trong những lúc ốm đau, bạn cũng muốn ở bên người đó nhiều nhất có thể và giúp người đó khỏi bệnh càng sớm càng tốt.
6. Bạn muốn giới thiệu người đó với bạn bè và gia đình
Khi một mối quan hệ được cho là chân thành và nghiêm túc, việc bạn muốn đưa người yêu đi gặp bạn bè và gia đình là điều rất bình thường. Bạn cảm thấy mọi thứ thú vị đến mức muốn chia sẻ với những người luôn ở bên mình. Ngoài ra, ý kiến của họ rất quan trọng đối với bạn, và bạn muốn họ thấy người đó hiện diện trong cuộc sống của bạn.