Khi gặp nhiều căng thẳng, áp lực từ cuộc sống dễ khiến cơ thể chúng ta rơi vào trạng thái suy nhược dẫn đến biếng ăn và có vị giác nhạt nhẽo làm mất đi cảm giác thèm ăn. Tình trạng này kéo dài sẽ dẫn đến hệ miễn dịch suy yếu, sức khỏe bị ảnh hưởng trầm trọng, vậy liệu có giải pháp dinh dưỡng nào phù hợp trong trường hợp này hay không? Người bị nhạt miệng nên ăn gì và không ăn gì? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn đọc giải đáp thắc mắc về vấn đề này.
Người bị nhạt miệng nên ăn gì để kích thích vị giác?
Người bị nhạt miệng nên ăn gì để cân bằng dinh dưỡng và cải thiện khẩu vị nhanh chóng, dưới đây là một số loại thực phẩm mọi người có thể tham khảo và lựa chọn cho mình.
Hạt hạnh nhân
Hạnh nhân mang lại nhiều tác dụng cho sức khỏe chúng ta khi chứa lượng lớn protein - thành phần quan trọng đối với sự phát triển của cơ thể. Bên cạnh đó còn có hàm lượng lớn chất xơ giúp cải thiện và thúc đẩy quá trình tiêu hóa.
Song song với đó hạnh nhân còn được sử dụng để kích thích vị giác, cải thiện chứng nhạt miệng, chán ăn qua nhiều công thức chế biến lạ miệng như xay hạnh nhân làm sữa uống, làm kẹo hạnh nhân, làm bánh quy hạnh nhân,... Mặc dù vậy chúng ta cũng nên ăn với liều lượng ổn định, không nên ăn quá nhiều sẽ gây chướng bụng đầy hơi.
Ăn quả mâm xôi
Mâm xôi với vị chua nhẹ, hậu vị ngọt cùng giá trị dinh dưỡng cao thường được sử dụng cho những người bị nhạt miệng hoặc chán ăn với công dụng kích thích vị giác rất tốt qua các món ăn như sinh tố mâm xôi, mứt mâm xôi, ăn cùng với sữa chua,…
Hơn nữa quả mâm xôi còn chứa nhiều vitamin C, flavonoid cùng chất khoáng khác có thể hỗ trợ điều trị các bệnh về huyết áp, đường tiết niệu cũng như là lựa chọn tối ưu nhất để trị chứng nhạt miệng.
Ăn bí đỏ
Bí đỏ là thực phẩm tăng cường vị giác hiệu quả không thể bỏ qua với lượng vitamin, khoáng chất dồi dào cùng với lượng lớn nguyên tố vi lượng và acid amin các loại giúp cung cấp năng lượng cho cơ thể.
Ngoài ra bí đỏ còn có nhiều lợi ích khi làm tăng lưu lượng hồng cầu trong máu, tăng chỉ số gurtin - một loại protein giúp kiểm soát vị giác tốt giúp bạn nhanh chóng lấy lại vị giác và ăn ngon hơn. Có thể tham khảo công thức lạ miệng một chút với bí đỏ ép lấy nước cốt thêm đường, đá và thưởng thức.
Tuy nhiên, với hàm lượng lớn chất xơ, bí đỏ có thể gây tiêu chảy, buồn nôn và có có thể gây dị ứng với cơ địa mẫn cảm. Vì thế mọi người cần sử dụng bí đỏ khoa học, không quá lạm dụng tránh gây tác dụng không mong muốn.
Người bị nhạt miệng cần phải kiêng các nhóm thực phẩm nào?
Bên cạnh các nhóm thực phẩm giúp kích thích vị giác để trả lời cho câu hỏi nhạt miệng nên ăn gì thì cũng có một số thực phẩm mà người bệnh không nên ăn, bao gồm:
- Thức ăn nhanh và chế biến sẵn: Không được khuyến khích sử dụng đối với người bệnh nhạt miệng hoặc gặp bất thường về vị giác.
- Thức ăn chứa nhiều dầu mỡ, cay nóng: Như các món chiên xào chứa nhiều chất béo và quá cay cũng làm ảnh hưởng đến khả năng nhận thức của vị giác khi ăn quá nhiều sẽ tạo cảm giác ngán ngấy.
- Đồ uống chứa các chất kích thích: Điển hình như rượu bia, cà phê cũng làm ảnh hưởng lớn đến chức năng gan, cản trở quá trình chuyển hóa tại dạ dày và nếu để ý sau khi sử dụng rượu bia phần lớn người dùng đều có cảm giác nhạt miệng vào ngày hôm sau.
- Thực phẩm nhiều chất béo thực vật và chất béo bão hòa: Khi sử dụng sẽ làm cản trở quá trình trao đổi chất và hạn chế thèm ăn.
Một số lưu ý khi cơ thể có sự thay đổi bất thường về vị giác
Bên cạnh các dấu hiệu nhạt miệng thì mọi người cũng cần lưu ý theo dõi những dấu hiệu bất thường khác về vị giác như dưới đây.
- Miệng bị chua: Gặp nhiều ở bệnh nhân mắc các bệnh lý về dạ dày, đặc biệt là viêm loét dạ dày.
- Miệng chát: Do các yếu tố về thần kinh hoặc do mất ngủ gây ra.
- Miệng cay: Vị trí đầu lưỡi hoặc bên trong miệng người bệnh có cảm giác hơi cay cay thường gặp ở những bệnh nhân cao huyết áp.
- Miệng mặn: Dấu hiệu hay gặp phải khi mắc viêm thận, khoang miệng lở loét hay mắc một số bệnh về cơ quan thần kinh,...
- Miệng thơm: Có thể do bệnh tiểu đường.
- Miệng ngọt: Phổ biến ở những bệnh nhân bị bệnh tiểu đường hoặc rối loạn tiêu hóa.
- Miệng đắng: Nguy cơ cao liên quan đến bệnh lý về gan, mật hoặc các loại bệnh ung thư. Nguy hiểm hơn khi đi kèm các biểu hiện khác như mắt đỏ, chóng mặt, nước tiểu sậm màu,...
Bài viết trên hy vọng đã cung cấp đến mọi người câu trả lời hữu ích nhất về việc người bị nhạt miệng nên ăn gì để cải thiện vị giác hiệu quả nhất, qua đó bạn đọc có thể áp dụng các nhóm thực phẩm được gợi ý trên để tăng thêm vị giác và hạn chế những món ăn làm bệnh thêm nghiêm trọng. Song song với chế độ dinh dưỡng thì người bệnh cũng nên theo dõi tiến độ của bệnh và nên đến cơ sở y tế uy tín để có những nhận xét chính xác nhất với từng trường bệnh.
Xem thêm: Nhạt miệng có phải dấu hiệu mang thai không