Bạn Có Biết?
Cùng với sự phát triển không ngừng của THƯƠNG MẠI THẾ GIỚI và chủ trương kinh tế quốc tế sâu rộng của Việt Nam nói riêng và Thế giới nói chung, hoạt động Logistics và Supply Chain Management đang được coi như “ Xương sống”thúc đẩy giao thương bền vững giữa doanh nghiệp, người dân của các quốc gia và nền kinh tế với nhau, đảm bảo cho dòng chảy hàng hoá được lưu thông liên tục và đáp ứng nhu cầu trao đổi hàng hoá dịch vụ.
Trong bài Hướng Nghiệp“Logistics - Xương sống của toàn ngành Kinh Tế” mà Sunrise Vietnam chia sẻ trước đó, có rất nhiều bạn độc giả nhắn tin hỏi SUNRISE Vietnam:
- Ad ơi, vậy Logistics và Supply Chain Management có giống nhau hay ko?
- Sự khác biệt giữa Logistics và Supply Chain Management như thế nào?
- Logistics và Supply Chain Management có vai trò như nào trong hoạt động thương mại quốc tế
Với những bạn trên con đường hướng nghiệp, chuẩn bị cho việc định hướng bản thân để chọn cho mình 1 ngành nghề phù hợp để theo đuổi trong tương lai, thì việc phân biệt các nhóm ngành là điều khá quan trọng.
Điều này sẽ giúp các bạn tiết kiệm rất nhiều thời gian để trải nghiệm trọn vẹn ngành nghề mình yêu thích nhất.
Logistics và Supply Chain Management không phải những thuật ngữ quá xa lạ, nhưng thực tế để hiểu đúng và đủ về 2 khái niệm này thì không phải ai cũng có thể phân biệt được bởi sự phức tạp của nó.
Hôm nay, SUNRISE Vietnam sẽ giúp các bạn giải đáp thắc mắc và giải thích cụ thể hơn về sự giống nhau, khác nhau và sự liên kết giữa Logistics và Supply Chain Management nhé.
Phân Biệt Logistics là gì? Supply Chain Management là gì?
Logistics (vận tải):
- Là quá trình quản lý sự di chuyển của hàng hoá, dịch vụ, thông tin, tài chính bắt đầu từ nguồn cung cấp nguyên vật liệu đến khi sản phẩm đến tay người dùng.
- Mục tiêu là cung cấp cho người sử dụng đúng sản phẩm với chất lượng phù hợp vào đúng thời điểm, đúng địa điểm với mức giá hợp lý.
- Hiện nay, hoạt động của Logistics được chia làm 2 nhóm chính:
- Inbound Logistics: Gồm các hoạt động liên quan đến thu mua nguyên liệu, lưu kho và vận chuyển
- Outbound Logistics: Thu thập, lưu trữ, phân phối hoặc giao hàng cho người dùng cuối.
Supply Chain Management (SCM - Quản lý chuỗi cung ứng)
- Là một chuỗi các hoạt động liên quan đến việc di chuyển và chuyển đổi từ nguyên liệu thô đến thành phẩm và đến tay người dùng cuối. Đó là kết quả của nhiều khâu tổ chức như:
- Nhà cung cấp
- Nhà sản xuất
- Logistics
- Đại lý
- Nhà bán lẻ
- Người tiêu dùng
- Quá trình chuỗi cung ứng bắt đầu khi doanh nghiệp nhận được đn đặt hàng của một sản phẩm hoặc dịch vụ và kết thúc khi sản phẩm, dịch vụ đó được giao thành công cho khách hàng cuối cùng.
Làm Thế Nào Để Phân Biệt Chức Năng Hoạt Động của Logistics và Supply Chain Management (SCM):
- Đầu tiên, hãy hiểuSupply Chain Management là 1 cross-functional (Hệ Thống Đa Chức Năng) , bao gồm:
- Customer Relationship Management (Quản lý quan hệ khách hàng)
- Customer Service (Dịch vụ khách hàng)
- Demand Management (Quản lý nhu cầu)
- Order fulfillment (Thực hiện đơn hàng)
- Manufacturing flow management (Quản lý quy trình sản xuất)
- Procurement (Mua sắm)
- Product Development (Phát triển sản phẩm)
- Returns (Quy trình trả lại hàng hoá)
- Logistics là cáchoạt động trong phạm vi của 1 tổ chức (single organization)
- Supply Chain là mạng lưới liên kết (network) giữa các công ty làm việc cùng nhau.
- Logistics truyền thống (Traditional Logistics) tập trung vào các hoạt động như:
- Thu mua,
- Phân phối
- Quản lý hàng tồn kho.
- Supply Chain Management thì còn bao gồm cả:
- Marketing, phát triển sản phẩm mới
- Tài chính
- Dịch vụ khách hàng (Customer service)
(trích dẫn từ sách “Essential of Supply Chain Management” của Michael Hugos)
- Nói 1 cách đơn giản:
- SCM bao hàm tất cả các hoạt động, quy trình Logistics giữa các bộ phận và giữa các công ty với nhau
- Logistics là một bộ phận của SCM, bao gồm các hoạt động giúp quản lý dòng chảy của hàng hoá một cách hiệu quả.
So sánh sự khác biệt giữa Supply Chain Management và Logistics:
- SCM chịu trách nhiệm đảm bảo hiệu quả, hiệu suất và doanh thu;
- Logistics đóng vai trò trung tâm trong việc đảm bảo nguyên liệu, hàng hoá lưu thông trơn tru trong toàn bộ chuỗi cung ứng.
- SCM giúp Logistics liên kết được với các bộ phận khác nhau như Transportation ( Vận chuyển); Storage ( Kho bãi)…
Tại sao cần đến Logistics và Supply Chain Management trong hoạt động thương mại quốc tế?
Trong hoạt động thương mại quốc tế, các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân ở các quốc gia khác nhau giao dịch và trao đổi hàng hoá, dịch vụ với nhau. Sau khi các bên đã thống nhất thanh toán xong xuôi thì vấn đề tiếp theo được đặt ra là cần phải đưa hàng hóa từ địa điểm sản xuất ( bên cung cấp) về địa điểm tiêu thụ ( bên mua).
Để làm được điều này bên cung cấp và bên mua sẽ thỏa thuận thêm về hoạt động vận tải quốc tế, thống nhất cách thức di chuyển hàng hoá, đồng thời cũng quy trách nhiệm của các bên trong việc vận chuyển đó.
Tất cả những công việc cần phải làm trong hoạt động thương mại quốc tế, xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân để giúp quá trình vận chuyển trên được suôn sẻ, thì không thể thiếu Logistics và SCM. Logistics và SCM là một phần không thể tách rời
- Logistics và SCM giúp kết nối hiệu quả chuỗi giá trị toàn cầu:
- Nếu không có Logistics và các đơn vị chuyên nghiệp cung cấp dịch vụ Logistics thì hàng hoá sẽ khó có thể di chuyển thuận lợi giữa các quốc gia, bởi công việc này đòi hỏi rất nhiều điều kiện về nguồn lực, con người, kinh nghiệm, phương tiện và sự am hiểu về quy định pháp luật.
- Logistics giúp tối ưu hoá hoạt động sản xuất kinh doanh:
- Logistics giúp cho hoạt động sản xuất, kinh doanh được diễn ra liên tục, tạo ra giá trị mới và đem lại lợi nhuận.
- Logistics đóng vai trò từ việc đảm bảo nguồn cung ứng nguyên vật liệu sản xuất cho nhà máy cho đến nguồn cung cấp hàng hóa cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, cá nhân.
- Bên cạnh đó, Logistics cũng tác động quan trọng đến giá thành sản phẩm đầu ra, bởi mỗi bước trong hoạt động này đều được coi như chi phí sản xuất bắt buộc.
- Logistics giúp quản lý kế hoạch sản xuất kinh doanh thông minh và chính xác
- Logistics đóng vai trò đảm bảo yếu tố thời gian - địa điểm một cách chính xác, được gọi là tiêu chí “ Just In Time - JIT”
- Trong quá trình sản xuất kinh doanh, người quản lý phải giải quyết nhiều bài toán, từ việc đảm bảo nguồn cung ứng nguyên vật liệu, cung ứng hàng hoá, vận hành sản xuất, đóng vận chuyển…Quan trọng hơn cả, các hoạt động này đều cần sự chính xác về mặt thời gian và địa điểm để không làm chậm tiến độ, hao phí tài nguyên hàng hoá tồn kho hoặc ảnh hưởng uy tín của người kinh doanh, nhà sản xuất.
Nếu như trong tương lai, có 1 ngành nào đó sẽ phải bị “xóa sổ” khi mà Trí Tuệ Nhân Tạo (AI) ngày càng phát triển, thay thế lao động con người. Thì bạn cứ hãy yên tâm, Logistics và Supply Chain Management sẽ không bao giờ bị “Thất Sủng” nhé!
Vì Đây là 1 ngành hướng về Thương Mại Quốc Tế, nên việc Du học 1 trong 2 chuyên ngành này chắc chắn sẽ giúp bạn tiến xa trong con đường sự nghiệp của bản thân!
Hãy tận dụng cơ hội “Săn Học Bổng Ngay” khi mà gần như các trường Đại Học Trên Thế Giới hiện đang ra sức đẩy mạnh Học Bổng khuyến học trong giai đoạn Covid này.
Liên hệ Sunrise Vietnam để được tư vấn“Hoàn Toàn Miễn Phí” lộ trình Du học cùng Học bổng nhé!