Tình trạng mí mắt nổi mụn nước là gì?
Mi mắt nổi mụn nước ngứa là tình trạng có thể xuất hiện ở bất cứ đối tượng nào, bởi đây là vùng da yếu, đặc biệt nhạy cảm.
Do đó, khi xuất hiện mụn nước tại vùng này cũng cần phải điều trị hết sức cẩn thận để tránh làm mụn nước lây lan hay ảnh hưởng và làm tổn thương đến đôi mắt.
Tuyến bã nhờn hoạt động để giúp làm ẩm đôi mắt với lớp màng bên ngoài để có tác dụng giúp cho đôi mắt của chúng ta luôn ẩm và không bị khô. Mụn nước xuất hiện khi tuyến bã nhờn hoạt động quá mức, tiết ra nhiều bã nhờn hơn mức bình thường, và dẫn đến hình thành mụn nước. Tình trạng này khiến cho chúng ta cảm thấy khó chịu, mất tự tin và có ảnh hưởng nhất định đến sinh hoạt và giao tiếp.
Mi mắt nổi mụn nước ngứa là tình trạng dễ xuất hiện ở mọi đối tượng
Nguyên nhân dẫn đến mí mắt nổi mụn nước
Tùy vào tình trạng, dấu hiệu tại vùng mí mắt mà nguyên nhân gây mí mắt nổi mụn nước nhỏ có thể khác nhau. Thông thường là do tuyến bã nhờn vùng mắt hoạt động quá mức, dẫn đến hình thành mụn. Và yếu tố tác động phổ biến nhất đó chính là sự thay đổi nội tiết tố trong cơ thể và hiện trạng ô nhiễm môi trường đáng cảnh báo hiện nay.
Nếu mí mắt nổi mụn nước có màu trắng nhỏ nguyên nhân có thể do tình trạng lắng đọng Canxi tại lớp dưới kết mạc sụn mi của nhãn cầu. Khi quá trình lắng đọng này diễn ra quá lâu ngày có thể khiến cho vùng mắt xuất hiện những cục sạn li ti. Nếu kéo dài sẽ dẫn đến hạt sạn tại bờ mi đẩy ra ngoài dẫn đến các triệu chứng như chói, cộm và nhức mắt.
Mí mắt nổi mụn nước đến nay chưa thể xác định được nguyên nhân rõ ràng nhưng theo một số chuyên gia, tình trạng này có liên quan đến cơ địa của mỗi người. Những vết mụn này có thể xuất hiện tại nhiều nơi, nhưng do mắt người là dễ nhận thấy nhất nên có thể nhanh chóng phát hiện ra.
Những triệu chứng đi kèm mí mắt nổi mụn nước
Những mụn nước tại vùng mắt không gây đau sưng đỏ tuy nhiên sẽ khiến cho người bệnh cảm giác khó chịu, vùng mắt cộm lên. Thông thường, mụn tại vùng mắt có thể xuất hiện sau 5-7 ngày sau đó tự khỏi mà không cần phải can thiệp điều trị. Tuy nhiên, tình trạng của từng người là không giống nhau. Bạn không nên chủ quan vì vùng da gần mắt không hề đơn giản như bạn nghĩ.
Tuy bệnh lý này không quá nguy hiểm nhưng vấn cần lưu tâm bởi chúng có khả năng tái lại bất cứ lúc nào và khó chữa khỏi. Tình trạng mí mắt nổi mụn nước có thể kéo dài, gây khó chịu. Với những trường hợp mới khởi phát, mụn ít và nhỏ, có thể không nhận thấy gì cho đến khi bạn thăm khám nhãn khoa. Tuy nhiên, khi mụn nhiều hoặc to có những triệu chứng điển hình đó là:
- Gây ra cảm giác cộm và khó chịu, phải chớp mắt nhiều lần.
- Thị lực của người bệnh vẫn bình thường nhưng người bệnh có dấu hiệu bị chảy nước mắt nhiều lần nhất là khi nổi mụn nước mi mắt dưới.
- Nếu như những mụn nước này nằm tận sâu trong vùng kết mạc người bệnh sẽ không có cảm giác đau nhưng khi mụn nổi cộm lên, có thể có cảm giác hơi đau tại vùng mụn nước.
- Các mụn trắng mọng nước nếu như dụi mắt có thể khiến cho các nốt mụn bị vỡ ra, cảm giác rát và cay mắt.
Khi mí mắt nổi mụn nước cần xử lý như thế nào?
Để khắc phục tình trạng này, bạn cần phải thực hiện theo những hướng dẫn xử lý sau đây:
Đắp khăn ấm
Cách thực hiện vô cùng đơn giản, bạn chỉ cần chuẩn bị một chiếc khăn sạch và mềm, mỏng băng gạc y tế đem ngâm vào trong nước ấm khoảng chừng 1 phút sau đó đem vắt bớt nước rồi đắp lên vùng mi mắt, khi khăn nguội, bạn lấy ra và thực hiện lặp lại quy trình trên. Bạn chỉ cần thực hiện quy trình này từ 2-3 lần sẽ cảm thấy đôi mắt dễ chịu hơn, mụn nước vùng mắt cũng nhanh chóng xẹp xuống.
Tẩy tế bào chết cho vùng mi mắt
Đây cũng là cách xử lý nếu như bạn bị mí mắt nổi mụn nước, để giúp loại bỏ vi khuẩn cũng như tránh được tình trạng viêm nhiễm. Bạn chỉ cần sử dụng miếng bông, gạc nhỏ sau đó ngâm trong nước ấm để khoảng chừng từ 5 đến 10 phút. Phương pháp này giúp làm giảm nhanh chóng các tế bào thừa trên mí mắt, đồng thời giúp cho vùng mí mắt luôn sạch sẽ, ngăn ngừa mụn hình thành.
Dùng thuốc bôi
Thuốc bôi cũng được đánh giá là một trong những phương pháp vô cùng hiệu quả, tuy nhiên, bạn cũng không nên tự ý sử dụng thuốc bừa bãi. Điều này khiến đôi mắt của bạn bị ảnh hưởng không tốt.
Tốt nhất, bạn nên đi thăm khăm sơ bộ và nhận kê đơn của bác sĩ nhãn khoa, sau đó mua thuốc bôi chuyên trị mụn nước tại vùng mắt. Bạn rửa tay thật sạch, sau đó lấy một chút thuốc bôi lên vùng da có mụn nước, dùng 2 đầu ngón tay xoa đều sau đó để yên. Bạn để thuốc qua đêm sau đó đem rửa sạch lại với nước vào sáng hôm sau.
Vệ sinh da mặt
Mụn nước mọc tại vùng mí mắt có thể tái đi tái lại nhiều lần, do đó bạn cũng cần lưu ý thực hiện vệ sinh vùng mi mắt thường xuyên để tránh tái phát. Bên cạnh việc là sạch lông mi, da vùng mắt, bạn cũng nên gội đầu, lông mày với dầu gội kháng khuẩn để hỗ trợ chống viêm bờ mi. Sau một ngày làm việc, đặc biệt là ở môi trường nhiều bụi và ô nhiễm, bạn nên vệ sinh rửa mặt cũng như vùng mắt để loại bỏ toàn bộ bụi trên mặt.
Chế độ dinh dưỡng
Theo nhiều nghiên cứu cho thấy, nếu như cơ thể bạn thiếu một số chất dinh dưỡng có thể dẫn đến tình trạng mụn nước vùng mi. Sự mất cân bằng axit béo omega có liên quan đến quá trình tổng hợp và tiết ra dầu nhờn khiến mắt bị làm ẩm quá mức. Người bệnh cũng nên hạn chế ăn những món đồ cay nóng như tiêu,ớt, hành sống,…
Bên cạnh đó, để bổ sung dinh dưỡng cho đôi mắt và những vùng khác, bạn cần bổ sung thêm vitamin A, dầu cá,… Đây là những chất có vai trò ngăn ngừa tình trạng tắc tuyến bã nhờn tại mí mắt đảm bảo chế độ nghỉ ngơi khoa học và hợp lý sau một ngày làm việc.
Dùng gel nha đam
Phương pháp dùng gel nha đam là phương pháp tự nhiên được khuyến khích để điều trị mí mắt nổi mụn nước. Bạn đem lấy phần ruột trắng của cây nha đam, đem cắt bỏ phần vỏ xanh gây ngứa mà chỉ lấy phần gel trắng bên trong. Lấy gel đem thoa đều lên vùng da bị phồng rộp, mát xa nhẹ nhàng và thư giãn, để yên trong vòng 15 - 20 phút. Sau đó, bạn đem rửa sạch lại với nước ấm và thấm khô với khăn mềm.
Điều trị tại cơ sở y tế
Đối với bệnh nhân có nhân trắng trong mụn nước nên đi khám không nên tự ý lấy mụn tại nhà, bởi có thể gây ra tình trạng nhiễm trùng. Việc lấy mụn nên được thực hiện đúng thời điểm, và không mất nhiều thời gian. Bác sĩ sẽ thực hiện tiểu phẫu chích bỏ mụn ra có gây tê tại vùng mí mắt.
Cách phòng ngừa mí mắt nổi mụn nước đơn giản nhất
Để phòng ngừa mí mắt nổi mụn nước, bạn nên thực hiện các biện pháp cơ bản như sau:
- Bạn cần phải giữ vệ sinh da mặt, khi mí mắt nổi mụn, ra ngoài nên đeo kính để tránh khói bụi ảnh hưởng đến mắt.
- Nên hạn chế trang điểm, kẻ mắt bởi vùng da quanh mắt rất mỏng manh, đặc biệt dùng mỹ phẩm kém chất lượng có thể ảnh hưởng đến mắt và gây ra tình trạng mụn nước.
- Không nên để mắt hoạt động quá nhiều, nếu như bạn thường xuyên làm việc với máy tính nên để mắt thư giãn sau 60 phút, kết hợp để mắt ngủ đủ giấc.
Câu hỏi thường gặp về mí mắt nổi mụn nước
Bên cạnh những thông tin trên, để không làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người bệnh, có nhiều vấn đề băn khoăn thắc mắc được đặt ra, sau đây Bệnh viện Đa khoa Phương Đông sẽ giải đáp cụ thể.
Bệnh mí mắt nổi mụn nước có nguy hiểm hay không?
Mụn nước trên mí mắt không phải là vấn đề lớn nếu như được điều trị đúng cách. Tuy nhiên nếu như chủ quan, không chăm sóc có thể gây ra những biến chứng khó lường như khó chịu suy giảm thị lực. Cần có những biện pháp phù hợp để tránh gây tái phát làm ảnh hưởng đến sinh hoạt.
Tuy mụn nước không ảnh hưởng gì đến sức khỏe nhưng nếu như để bụi bẩn bám và nốt mụn hay làm vỡ nốt mụn, rất có thể khiến nốt mụn lây lan nhiễm trùng. Bên cạnh đó, bã nhờn mụn vỡ khô lại có thể tạo thành mụn trứng cá gây khó chịu khi chớp mắt, do đó nên thực hiện vệ sinh đúng cách.
Nên thăm khám mí mắt nổi mụn nước ở đâu tốt nhất?
Tình trạng bệnh có thể điều trị tại nhà nhưng nếu như bạn cảm thấy mụn sưng ti, cảm giác khó chịu hay có nốt trắng trong mụn, tốt nhất nên đi thăm khám. Khoa Mắt - Bệnh viện Đa khoa Phương Đông với cơ sở vật chất hiện đại, đội ngũ y bác sĩ đầu ngành, chuyên môn cao có thể thăm khám và điều trị nhiều ca bệnh từ đơn giản đến phức tạp. Bạn sẽ được đội ngũ y bác sĩ tư vấn nhanh chóng, chính xác để để nhanh chóng khỏi bệnh và an tâm.
Như vậy, bài viết đã tổng hợp những thông tin về tình trạng mí mắt nổi mụn nước cũng như cách xử lý tình trạng này. Bạn nên nhanh chóng xử lý chúng khi mới xuất hiện và tránh tình trạng biến chứng nặng. Tốt nhất, hãy đến ngay cơ sở y tế chuyên khoa để thăm khám và tránh trường hợp đáng tiếc xảy ra.