Sự phát triển của nền giáo dục mở ra nhiều lựa chọn cho học sinh trung học trong việc định hướng nghề nghiệp. Tuy nhiên, bên cạnh những cơ hội, học phí cao của các trường quốc tế cũng đặt ra những thách thức và khiến nhiều em băn khoăn về việc cân nhắc giữa theo đuổi đam mê hay định hướng theo ngành nghề "hái ra tiền". Bài viết dưới đây sẽ giúp các em và bậc phụ huynh tìm ra điểm cân bằng hoàn hảo giữa việc hướng nghiệp và tự do lựa chọn, để mỗi học sinh không chỉ thành công trong sự nghiệp mà còn hạnh phúc với lựa chọn của mình.!
1. Tại sao cần cân bằng giữa công tác hướng nghiệp và cho con tự do chọn nghề?
Hướng nghiệp là quá trình tìm hiểu, khám phá năng lực bản thân, thị trường lao động để từ đó đưa ra mục tiêu nghề nghiệp phù hợp trong một lĩnh vực công việc cụ thể ở tương lai. Ngoài ra, hướng nghiệp còn là cách giúp các bạn học sinh lựa chọn chương trình đào tạo liên quan đến lĩnh vực mong muốn để từ đó rút ngắn thời gian học và có thành tích tốt hơn trong học tập.
Tuy nhiên, phụ huynh cần biết rằng việc hướng nghiệp là giúp học sinh tìm hiểu ngành nghề và khám phá năng lực bản thân chứ không phải “ấn định” ngành nghề cho các em. Mục tiêu cuối cùng của công tác hướng nghiệp vẫn là để các em tự do lựa chọn ngành nghề, môn học mà mình yêu thích. Bởi vì khi được làm những điều mà mình đam mê thì các em mới có khả năng gắn bó và phát triển lâu dài trong lĩnh vực mà mình đã chọn cũng như có đủ tự tin để vượt qua những khó khăn thách thức trong tương lai.
Hướng nghiệp hay để các em tự do lựa chọn ngành nghề?
2. Liệu học phí trường quốc tế có ảnh hưởng đến việc lựa chọn ngành nghề?
Trong bối cảnh hiện nay, câu hỏi về tác động của học phí tại các trường quốc tế đối với sự lựa chọn ngành nghề của sinh viên đang trở nên ngày càng quan trọng. Việc đánh giá mức độ ảnh hưởng của chi phí giáo dục đối với quyết định ngành nghề không chỉ là vấn đề của sinh viên mà còn của các nhà quản lý giáo dục và chính phủ. Cùng xem xét những khía cạnh mà học phí trường quốc tế có thể ảnh hưởng đến việc lựa chọn ngành nghề của học sinh.
Các lựa chọn bị hạn chế dựa theo mức học phí
-
- Mức học phí cao: Chi phí cao của trường quốc tế có thể khiến học sinh và gia đình cân nhắc kỹ lưỡng về khả năng tài chính, dẫn đến việc hạn chế lựa chọn ngành học dựa trên chi phí đào tạo.
- Ngành học đắt đỏ: Một số ngành học đòi hỏi cơ sở vật chất, trang thiết bị chuyên dụng, hoặc chương trình thực tập tốn kém, khiến học phí cao hơn so với các ngành khác. Việc theo học những ngành này có thể trở nên khó khăn hơn cho học sinh từ gia đình có thu nhập thấp.
Học phí trường quốc tế ảnh hưởng đến định hướng nghề nghiệp
- Cơ hội việc làm: Học phí tại các trường quốc tế cao có thể khiến học sinh ưu tiên lựa chọn ngành học có tiềm năng thu nhập cao sau khi tốt nghiệp để bù đắp chi phí học tập.
- Xu hướng thị trường: Học phí cao là một trong những rào cản khi con lựa chọn ngành nghề cũng như ngôi trường đào tạo ngành nghề đó. Tuy nhiên không thể phủ nhận, một số trường quốc tế có chương trình đào tạo theo định hướng nghề nghiệp cụ thể, phù hợp với nhu cầu thị trường lao động. Việc theo học những chương trình này có thể giúp học sinh dễ dàng tìm kiếm việc làm sau khi tốt nghiệp.
>>> Xem thêm: Cập nhật bảng học phí trường song ngữ 2024 của VAS
3. Hướng nghiệp và tự do chọn nghề: Đâu là lựa chọn tối ưu?
3.1. Hướng nghiệp
- Ưu điểm:
Định hướng nghề nghiệp đúng đắn sẽ giúp các bạn học sinh dễ dàng chọn được ngành nghề phù hợp với năng lực và sở thích của bản thân. Nhờ đó mà đảm bảo được chất lượng công việc lâu dài, ổn định và tiến gần hơn với sự thành công trong tương lai. Mặt khác, định hướng nghề nghiệp cho học sinh THPT sớm còn giúp các em vạch ra lộ trình học tập phù hợp, rút ngắn được thời gian học tập.
- Nhược điểm:
Việc hướng nghiệp cho học sinh phải có sự kết hợp giữa nhà trường và phụ huynh cùng các chuyên gia tư vấn. Vì một khi định hướng nghề nghiệp không phù hợp với sở thích hay tính cách của trẻ sẽ khiến các em dễ bỏ cuộc và phải bắt đầu chọn lại ngành nghề khác rất khó khăn. Bên cạnh đó, hướng nghiệp theo tâm lý đám đông hay chọn những ngành “hot” dễ kiếm tiền cũng là một trào lưu khó có thể nói trước được tương lai của các em.
3.2. Tự do chọn nghề
- Ưu điểm:
Học sinh tự do trải nghiệm nhiều ngành nghề khác nhau cho đến khi lựa chọn được nghề nghiệp phù hợp để gắn bó lâu dài. Ở mỗi ngành nghề lĩnh vực sẽ có những kiến thức và kinh nghiệm khác nhau nên việc có thể làm đa dạng các ngành nghề sẽ giúp các em linh hoạt hơn trong cuộc sống và có nhiều trải nghiệm thú vị ở đa lĩnh vực. Nhờ đó mà các kỹ năng cũng được phát triển một cách toàn diện.
- Nhược điểm:
Sẽ rất khó để vạch ra lộ trình học tập cụ thể cho những học sinh có niềm đam mê làm các công việc tự do. Thay vì chỉ chọn một số nhóm ngành chính để bổ trợ cho công việc tương lai, các em phải học đều tất cả các môn để đảm bảo mình có đủ kiến thức bước chân vào công việc. Đồng thời, những ngành nghề tự do đòi hỏi các em phải chịu được áp lực cao vì hầu hết các em sẽ phải làm việc một mình và rất ít khi có sự tương tác. Thu nhập của những công việc tự do thường không ổn định nên chất lượng cuộc sống của các em cũng không được đảm bảo.
Ưu và nhược điểm của việc hướng nghiệp và tự do lựa chọn nghề
4. Lợi ích kép: Giải pháp cân bằng 2 hình thức hiệu quả
- Ba mẹ thường xuyên trao đổi, giao tiếp cởi mở và tôn trọng trẻ:
Ở lứa tuổi THPT, việc đưa ra định hướng nghề nghiệp không phải là một điều dễ dàng mà cần xác định các thế mạnh cũng như kỹ năng của mỗi học sinh. Đây chính là cơ sở để lựa chọn nghề nghiệp phù hợp cho các em, tuy nhiên không phải lúc nào ba mẹ cũng biết cách để trở thành người bạn đồng hành với con trong giai đoạn này. Và một trong những sai lầm mà các gia đình thường mắc phải là “áp đặt suy nghĩ” lên các em.
Chính vì thế, để giúp học sinh lựa chọn được ngành nghề phù hợp, ba mẹ nên thường xuyên trao đổi nhẹ nhàng và mang tính cởi mở cũng như gợi mở cho các em, tôn trọng ý kiến cũng như ngành nghề mà con lựa chọn. Đưa ra lời khuyên theo hướng tích cực để giúp con có cái nhìn toàn diện hơn trong vấn đề tư vấn hướng nghiệp cho các em.
- Ba mẹ trở thành người bạn đồng hành luôn hỗ trợ con khám phá bản thân:
Ba mẹ thường xuyên chủ động tâm sự với các con sẽ khiến các em cảm thấy mình được tin tưởng và là một phần quan trọng của gia đình. Từ đó, các em cũng sẽ mở lòng hơn với ba mẹ, đây chính là cách giúp phụ huynh đến gần các con của mình hơn. Thông qua đó, ba mẹ có thể hiểu sâu hơn về tính cách, sở thích và xu hướng nghề nghiệp của trẻ. Nhờ vậy, ba mẹ sẽ dễ dàng tạo điều kiện cho các em không ngừng khám phá và phát triển bản thân.
Ví dụ: nếu trẻ đam mê vẽ và thích các công việc liên quan đến nghệ thuật, phụ huynh nên tạo điều kiện cho các em tham gia các câu lạc bộ hội họa hay trải nghiệm những chương trình nghệ thuật để giúp học sinh có cái nhìn rõ nét hơn về điều mình muốn theo đuổi trong tương lai.
- Cung cấp thông tin đầy đủ và chính xác cho các con:
Ba mẹ chủ động tìm hiểu thị trường nghề nghiệp cũng như nhu cầu nguồn nhân lực sẽ là những thông tin giá trị giúp các em kịp thời gỡ rối khi chọn những ngành nghề “Hot” trong xã hội hiện nay. Đồng thời, ba mẹ nên hướng dẫn con tìm hiểu thông tin nghề nghiệp từ những nguồn đáng tin cậy trên mạng và cùng ngồi lại phân tích những khía cạnh khác nhau để giúp con lựa chọn ngành nghề phù hợp.
Những con số cụ thể và các bài test tính cách sẽ là nền tảng giúp các em tự trả lời cho câu hỏi: mình có thực sự phù hợp với công việc này trong tương lai hay không. Tránh trường hợp đưa ra những thông tin mơ hồ để giải đáp câu hỏi của các con trong giai đoạn này, vì một thông tin sai có khi sẽ khiến các em phải bắt đầu lại hành trình chọn nghề một lần nữa.
Cung cấp các thông tin cơ bản và đầy đủ cho học sinh
- Tin tưởng và tôn trọng quyết định của con:
Lựa chọn ngành nghề mà mình đam mê luôn là nguồn cảm hứng tuyệt vời cho công việc, do đó, ba mẹ nên tin tưởng và tôn trọng quyết định chọn ngành, chọn trường của các con. Thay vì áp đặt nghề nghiệp mà mình mong muốn thì hãy dạy các em biết cách chịu trách nhiệm trước những quyết định quan trọng của cuộc đời. Tránh trường hợp hôm nay chọn ngành này, ngày mai lại thay đổi ý định chọn ngành khác sẽ gây ra rất nhiều khó khăn cho cả gia đình và nhà trường trong công tác hướng nghiệp cho các em.
5. Những hoạt động trải nghiệm nghề nghiệp tại trường quốc tế VAS
Tại trường Quốc tế Việt Úc (VAS), chương trình Tư vấn Hướng nghiệp đã bắt đầu từ những năm 2015, cho đến nay, việc hướng nghiệp cho trẻ không chỉ dừng lại ở học sinh THCS đến THPT mà việc hướng nghiệp cũng đã bắt đầu được lồng ghép từ cấp Mầm non và Tiểu học thông qua những hình thức khác nhau.
Tuy nhiên, chương trình hướng nghiệp rõ nét nhất vẫn là ở giai đoạn THCS và THPT, các em được thực hiện các bài khảo sát tính cách để tìm ra thiên hướng nghề nghiệp và sở trường của từng bạn. Nhờ những bài test này mà nhà trường có kế hoạch học tập phù hợp với học sinh, giúp các em đến gần hơn với định hướng nghề nghiệp trong tương lai mà mình đã chọn.
Ngoài ra, VAS còn thường xuyên tổ chức các buổi hội thảo nghề nghiệp, triển lãm giáo dục, du học với sự tham gia của nhiều trường ĐH trong và ngoài nước như: Đại học Michigan, Florida, Purdue, Đại học Kinh tế, Broward và RMIT…
Các buổi tư vấn chọn trường Đại Học tại VAS
Khi tham gia những buổi hướng nghiệp, các em sẽ được tư vấn cá nhân một cách trực tiếp, lắng nghe các chuyên gia gỡ rối và nhận được những lời khuyên tốt nhất về kiến thức, kỹ năng cần thiết khi lựa chọn ngành nghề trong tương lai.
Đặc biệt, với mức học phí trường quốc tế không phải là con số thấp như VAS, các em học sinh còn nhận được cơ hội giao lưu và trải nghiệm học tập ở các trường Đại Học quốc tế thông qua một số chương trình trao đổi du học. Các em được hóa thân làm du học sinh thực thụ ở nước bạn và trải nghiệm một ngày làm tân sinh viên cực kỳ thú vị và đầy ý nghĩa.
>>> Xem thêm: Career Talk 2024 - Chương trình hướng nghiệp toàn diện tại VAS dành cho các khối trung học
Trên đây là những thông tin về hướng nghiệp cũng như cách để giúp học sinh lựa chọn nghề nghiệp phù hợp trong tương lai. Ngoài ra, để tìm hiểu về chương trình học cũng như học phí trường quốc tế Việt Úc (VAS), Quý phụ huynh có thể liên hệ tại website: www.vas.edu.vn - Hotline: 0911 26 77 55 để được tư vấn cụ thể nhé.