Nước dừa khá được ưa chuộng bởi độ thanh ngọt, dễ uống lại cung cấp nhiều vitamin và khoáng chất, giúp tăng cường khả năng trao đổi chất của cơ thể. Tuy vậy, uống nước dừa có tốt cho gan và góp phần bổ gan không?
Những dinh dưỡng có trong nước dừa
Theo thông tin dinh dưỡng do USDA cung cấp, trong 240g nước dừa nguyên chất có chứa:
- Lượng calo: 44 calo;
- Carbohydrate: 10,4g;
- Đường: 9,6g;
- Đạm: 0,6g;
- Vitamin C: 10% DV (nhu cầu dinh dưỡng hàng ngày);
- Natri: 11% DV;
- Magie: 15% DV;
- Mangan: 17% DV;
- Kali: 17% DV;
- Canxi: 6% DV.
Những lợi ích của nước dừa
Nước dừa là loại nước mang lại nhiều lợi ích đối với sức khỏe và hầu như rất ít gây ra tác dụng phụ. Chính vì vậy mà nhiều người lựa chọn nước dừa là loại thức uống giải khát. Một số công dụng của nước dừa đối với sức khỏe có thể kể đến như:
Bổ sung năng lượng
Nước dừa là nguồn cung cấp năng lượng cho cơ thể, uống nước dừa thường xuyên sẽ giúp bổ sung vitamin, khoáng chất cùng nhiều dưỡng chất cần thiết khác. So với các loại đồ uống thể thao khác, nước dừa chứa hàm lượng đường và natri thấp hơn nhưng lại nhiều dinh dưỡng hơn.
Cải thiện sức khỏe tim mạch
Khoa học đã chứng minh, người cao huyết áp thường có hàm lượng kali thấp mà nước dừa lại có công dụng điều hòa huyết áp nhờ hàm lượng kali và axit lauric. Bên cạnh đó, nước dừa còn giúp tăng lượng HDL cholesterol, tốt cho sức khỏe tim mạch.
Giảm cân
Theo phân tích dinh dưỡng, nước dừa là chất điện giải tự nhiên hỗ trợ tăng cường trao đổi chất của cơ thể. Cùng với đó, nước dừa chứa lượng lớn triglyceride chuỗi trung bình, hỗ trợ giảm cân hiệu quả.
Ngăn ngừa mất nước
Nước dừa giàu kali và khoáng chất, có khả năng điều hòa và bù nước cho cơ thể. Vì vậy mà khi chúng ta gặp các vấn đề mất nước do bệnh tiêu chảy, lỵ, dịch tả hay cúm đều có thể sử dụng nước dừa để cân bằng chất điện phân cho cơ thể.
Hỗ trợ chữa bệnh liên quan đến đường tiêu hóa
Nước dừa giàu axit lauric, khi vào cơ thể lượng axit này được chuyển hóa thành monolauric có hoạt tính kháng virus, kháng khuẩn và động vật nguyên sinh. Uống nước dừa thường xuyên giúp chống lại giun đường ruột, ký sinh trùng, virus có vỏ lipid và một số bệnh nhiễm trùng đường ruột khác.
Làm đẹp da
Các nhà khoa học đã chỉ ra rằng hoạt chất cytokinin trong nước dừa tươi giúp điều hòa sự tăng trưởng và phân chia tế bào. Song song với đó, axit lauric trong dừa còn có tác dụng giảm thiểu quá trình lão hóa của tế bào da đồng thời giúp cân bằng độ pH, làm ẩm da.
Ngăn ngừa bệnh sỏi thận
Sỏi thận hình thành do lắng cặn chất khoáng trong nước tiểu, lâu ngày tích tụ lại tạo thành sỏi. Tạo thói quen uống đủ nước mỗi ngày sẽ là một trong những yếu tố quan trọng giúp phòng ngừa bệnh sỏi thận. Một số nghiên cứu cho thấy, nước dừa có tác dụng ngăn ngừa bệnh sỏi thận tốt hơn so với nước lọc. Bởi nước dừa có công dụng giảm các gốc tự do tạo ra khi cơ thể phản ứng với lượng oxalate cao trong nước tiểu.
Uống nước dừa có tốt cho gan không?
Theo phân tích dinh dưỡng và những lợi ích của nước dừa đối với sức khỏe thì đáp án cho câu hỏi uống nước dừa có tốt cho gan không là có. Nước dừa tươi có tác dụng kháng khuẩn, kích thích miễn dịch trong cơ thể, tăng cường quá trình trao đổi chất và giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn. Mặt khác, nước dừa còn giúp giảm hàm lượng cholesterol trong máu, giảm tình trạng gan nhiễm mỡ một cách đáng kể. Cùng với đó, uống nước dừa thường xuyên giúp hỗ trợ cơ thể đào thải độc tố cũng như các cặn bã tích tụ ra khỏi cơ thể và là một trong những thực phẩm tốt cho gan bạn nên dùng.
Như vậy, uống nước dừa mang lại nhiều lợi ích cho gan. Không chỉ người khỏe mạnh mà những người mắc bệnh về gan cũng có thể sử dụng nước dừa tươi. Tuy nhiên, đối với những ai có bệnh lý về gan thì nên tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng về liều lượng cũng như cách sử dụng nước dừa nhé.
Những ai không nên uống nước dừa?
Nước dừa tốt cho sức khỏe là điều không thể phủ nhận. Tuy nhiên không phải ai cũng có thể uống nước dừa. Những đối tượng sau đây nên hạn chế uống nước dừa để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe.
- Người bị dị ứng: Mặc dù dừa khá lành tính nhưng vẫn sẽ gây ra một số phản ứng đối với người bị dị ứng với một số thành phần của dừa. Vì vậy những ai bị dị ứng với dừa thì không nên uống nước dừa kể cả phần thịt của quả dừa.
- Người bệnh thận: Lượng kali trong dừa cao vì vậy có thể gây nguy hiểm cho người bệnh, dẫn đến nhịp tim không đều.
- Người mắc bệnh tiểu đường: Một quả dừa xanh chứa 14,6g đường tương đương khoảng 4 muỗng cà phê đường. Lượng đường cao sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh, vì vậy nếu mắc bệnh tiểu đường bạn nên tránh sử dụng nước dừa hàng ngày.
- Phụ nữ mang thai trong 3 tháng đầu: Nước dừa chứa hàm lượng chất béo cao nên khi uống nhiều sẽ dẫn đến tình trạng đầy bụng, khó tiêu. 3 tháng đầu thai kỳ, sản phụ có thể thường xuyên xuất hiện tình trạng nghén, nôn ói vì vậy khi uống nước dừa sẽ khiến tình trạng nghiêm trọng hơn, ảnh hưởng đến sức khỏe mẹ bầu. Tuy vậy, sau 3 tháng đầu thì mẹ bầu có thể sử dụng loại đồ uống này mỗi ngày 1 quả và không nên uống vào buổi tối nhé.
Những lưu ý khi uống nước dừa
Ngoài việc trả lời câu hỏi uống nước dừa có tốt cho gan không, để đảm bảo an toàn sức khỏe, giúp cơ thể hấp thu tối đa những dưỡng chất có trong nước dừa, bạn cần lưu ý một số vấn đề sau:
- Chỉ nên uống 1 quả/ngày. Nếu bạn uống quá nhiều sẽ dẫn đến tụt huyết áp, sức khỏe bị suy yếu.
- Không uống nước dừa vào buổi tối vì có thể dẫn đến tình trạng đầy bụng.
- Nên uống dừa nguyên chất và không pha chung với nguyên liệu khác.
- Khi đi ngoài trời nắng về thì không nên uống nước dừa liên tục mà chỉ nên uống từng chút một để tránh bị ớn lạnh, đầy bụng hoặc sốt cao.
- Nếu sử dụng nước dừa đóng chai thì bạn nên kiểm tra hàm lượng dinh dưỡng của sản phẩm. Nên tránh sử dụng các loại nước đã thêm chất ngọt hoặc hương liệu để giảm thiểu nguy cơ ảnh hưởng sức khỏe.
Qua những phân tích nêu trên, ắt hẳn mỗi chúng ta đã có đáp án riêng cho mình về uống nước dừa có tốt cho gan không. Nước dừa là nguồn cung cấp dinh dưỡng cho cơ thể, hỗ trợ cải thiện sức khỏe. Hy vọng những thông tin trong bài viết giúp bạn biết cách sử dụng nước dừa sao cho phù hợp với thể trạng của mình nhất.
Xem thêm:
- Cây tam thất có tốt cho gan không? Cách sử dụng tam thất đạt hiệu quả
- Góc giải đáp: Uống tảo có tốt cho gan không?