Bối cảnh rừng rộng lớn, từ sông Tiền, sông Hậu trải dài đến Kiên Giang, rồi xuống tận rừng U Minh, sau đó dừng lại ở Năm Căn, tỉnh Cà Mau. Vậy hãy cùng tìm hiểu xem ở khu rừng nổi tiếng này có bao gồm những loài cá bản địa nào nhé!
Ngạc nhiên trước vẻ đẹp hoang sơ rộng lớn của rừng U Minh
Rừng U Minh có diện tích khoảng 2.000 km2, nằm sát Vịnh Thái Lan, thuộc hai tỉnh Kiên Giang và tỉnh Cà Mau. Rừng U Minh là kiểu rừng rất đặc thù, được xếp hạng độc đáo và quý hiếm trên thế giới, gồm phần trên là vườn quốc gia U Minh Thượng, phần dưới là vườn quốc gia U Minh Hạ. Giữa U Minh Thượng và U Minh Hạ là sông Trẹm và sông Cái Tàu. Nơi đây thiên nhiên rất hùng vĩ và hoang sơ.
Rừng U Minh được coi là nơi có giá trị sinh khối cao nhất so với các kiểu rừng khác với khoảng 250 loài thực vật, chủ yếu là cây tràm mọc ở khắp nơi, hơn 180 loài chim, hơn 20 loài bò sát,…
Nơi đây, nhà văn Đoàn Giỏi đã lấy bối cảnh kể về tiểu thuyết “Đất rừng phương Nam” và đã được các đạo diễn điện ảnh tái hiện lại qua các bộ phim vô cùng nổi tiếng.
Cả hai vườn quốc gia đều nằm trong danh sách khu dự trữ sinh quyển thế giới được UNESCO công nhận với hệ sinh thái rừng tràm úng phèn trên đất than bùn đặc thù, được xếp vào hạng quý hiếm và độc đáo trên thế giới.
Các loài cá đặc trưng sống tại rừng U Minh
Rừng U Minh Thượng và U Minh Hạ đều có sự đa dạng sinh học cao, trong đó có sự hiện diện phong phú và đa dạng của các loài cá nước ngọt. Theo một số nghiên cứu trước đây, thành phần loài cá ở U Minh Thượng có đến 64 loài cá nước ngọt và nước lợ, U Minh Hạ có 37 loài cá.
Vườn quốc gia U Minh được chia làm hai vùng chính là vùng lõi nằm ở vị trí trung tâm bao gồm các khu bảo tồn, phục hồi các hệ sinh thái và vùng đệm nằm ở xung quanh vùng lõi là nơi sinh sống của các hộ dân.
Vùng lõi và vùng đệm thông thương với nhau bằng hệ thống kênh, rạch với nhiều cửa cống cấp, thoát nước được mở vào mùa mưa và đóng vào mùa khô.
Hoạt động đóng và mở cống thoát nước ra vào giữa vùng đệm và vùng lõi vào đầu mùa mưa và mùa khô cũng ảnh hưởng đến thành phần loài cá giữa hai mùa ở trong và ngoài vườn quốc gia. Hơn nữa, dưới sự tác động của biến đổi khí hậu ngày càng khắc nghiệt. Điển hình là hiện tượng xâm nhập mặn và hạn hán kéo dài, kèm với việc tàn phá rừng và đánh bắt trái phép của người dân, ít nhiều đã và đang ảnh hưởng đến sự suy giảm thành phần loài cá ở các vườn quốc gia.
Sau đây là các loài cá thường xuất hiện ở cả khu vực U Minh Thượng và U Minh Hạ:
Cá lóc đen
Cá lóc đen hay còn gọi là cá lóc đồng. Cá lóc sống phổ biến ở đồng ruộng, kênh rạch, ao hồ, đầm, sông, thích nghi được cả với môi trường nước đục, tù, nước lợ, có thể chịu đựng được ở nhiệt độ trên 300C. Cá thích ở nơi có rong đuôi chó, cỏ, đám bèo, vì ở nơi đây cá dể ẩn mình rình mồi. Vào mùa hè cá thường hoạt động và bắt mồi ở tầng nước mặt. Mùa đông cá hoạt động ở tầng nước sâu hơn.
Cá lóc sống phổ biến ở đồng ruộng, kênh rạch, ao hồ, đầm, sông,…
Loài cá lóc này ở rừng U Minh xuất hiện rất phổ biến, được xem là món đặc sản khi có khách du lịch đến vì các món được chế biến từ chúng rất đa dạng và hấp dẫn như: cá lóc nướng trui, canh chua cá lóc, cá lóc kho tộ,…
Cá rô phi
Cá rô phi là loài cá nước ngọt nhưng chúng có thể sinh sống được cả trong môi trường nước mặn và nước lợ. Chúng sống chủ yếu tại sông suối, kênh rạch, ao hồ.
Cá rô phi là loài cá nước ngọt nhưng chúng có thể sinh sống được cả trong môi trường nước mặn và nước lợ.
Cá rô phi cũng được mệnh danh là đặc sản miền Tây, nhất là cá phi khô.
Cá rằm
Ở vùng đồng bằng sông Cửu Long, vào mùa nước giựt cũng là lúc sắp có gió bấc, cá lạnh, ê răng nên thích ăn mồi cắt lát hơn. Người câu dùng cá linh cắt đôi làm mồi hoặc ốc bươu, ốc lác lớn cắt lát, còn các mùa khác thì mồi chủ yếu là nhái hoặc mồi chạy (cá linh, cá ròng ròng, cá sặt, cá rằm). Giống cá này có nét đặc biệt là chúng ra sông sau cùng khi mùa nước trên đồng sắp cạn, cá rằm theo nước xuống các kinh rạch.
Cá lòng tong đuôi đỏ
Là một loài cá vây tia trong họ cá chép Cyprinidae phân bố ở một số nước Đông Nam Á và đồng bằng sông Cửu Long. Thuộc nhóm cá lòng tong, sống và bơi theo đàn. Cá bơi nhanh nhẹn thành đàn, thích dòng chảy nhẹ.
Cá lòng tong là đặc sản của miền sông nước phía Tây Nam bộ của nước ta. Dòng cá này không chỉ thơm ngon mà còn rất bổ dưỡng
Cá bơi nhanh nhẹn thành đàn, thích dòng chảy nhẹ.