Chế độ ăn uống của phụ nữ mang thai sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của người mẹ cũng như sự phát triển của thai nhi trong bụng mẹ. Mẹ bầu nên ăn gì và kiêng ăn gì đang là vấn đề được nhiều người tìm hiểu, trong đó bầu ăn rau ngò gai được không là câu hỏi nhận được nhiều sự quan tâm. Để có lời giải đáp cho các thắc mắc trên, hãy cùng Nhà thuốc Long Châu tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây nhé!
Mẹ bầu ăn rau ngò gai được không?
Trước khi trả lời cho câu hỏi bà bầu ăn rau ngò gai được không, hãy cùng Nhà thuốc Long Châu tìm hiểu về thành phần dinh dưỡng có trong rau mùi tàu nhé!
Theo các phân tích trong một số nghiên cứu khoa học, trong 100gr rau ngò gai có chứa một số hoạt chất chính như sau:
- Calo: 31gr;
- Protein: 1,24gr;
- Chất béo: 0,2gr;
- Magie: 17mg;
- Canxi: 49mg;
- Photpho: 50mg;
- Potassium: 414mg;
- Vitamin B1: 0,01mg;
- Vitamin B2: 0,032mg;
- Vitamin B6: 0,047mg;
- Vitamin C: 120mg.
Ngoài ra, trong rau mùi tàu còn chứa hàm lượng nhỏ các chất như vitamin A, caroten và riboflavin rất có lợi cho sức khỏe con người. Chính nhờ những chất dinh dưỡng này nên rau ngò gai được sử dụng là nguyên liệu để điều trị một số bệnh lý như cảm cúm, hắt hơi, sổ mũi, mụn nhọt, đầy bụng, khó tiêu… Tuy nhiên mẹ bầu ăn rau ngò gai được không lại là vấn đề cần được xem xét, bởi cơ thể của người phụ nữ thường rất nhạy cảm khi mang thai. Do đó, mẹ bầu có thể không ăn được một số loại thực phẩm mà trước khi mang thai vẫn ăn bình thường.
Theo một số nghiên cứu cho thấy, mẹ bầu ăn rau ngò gai có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe của thai nhi. Bởi thành phần tinh dầu có trong loại thực phẩm này có thể gây kích ứng cho da, gây dị ứng ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và bé. Vì vậy, thai phụ không nên ăn rau ngò gai để đảm bảo sức khỏe cho cả 2 mẹ con.
Tác hại khi mẹ bầu ăn rau ngò gai
Rau ngò gai có nhiều thành phần tốt cho sức khỏe cũng như hỗ trợ điều trị và cải thiện một số bệnh lý. Tuy nhiên, đây lại là một loại rau không tốt cho sức khỏe mẹ bầu. Nếu thai phụ ăn quá nhiều rau mùi tàu có thể gặp phải một số vấn đề gây hại cho cơ thể, cụ thể là:
- Gây kích ứng da: Rau ngò gai mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe con người nhưng đối với phụ nữ mang thai thì hoàn toàn ngược lại. Việc mẹ bầu ăn rau ngò gai có thể gây hại cho sức khỏe, bởi tinh dầu có chứa trong loại thực phẩm này có thể gây kích ứng da, khiến cho da của thai phụ trở nên nhạy cảm hơn, thậm chí em bé sau khi ra đời sẽ dễ mắc các bệnh về da hơn và gây ảnh hưởng đến sự phát triển lâu dài của bé.
- Không tốt cho sự phát triển của thai nhi: Rau ngò gai không được khuyến khích sử dụng trong thai kỳ bởi nó gây ảnh hưởng đến quá trình phát triển của em bé trong bụng mẹ. Một số thành phần có trong rau ngò gai gây ảnh hưởng xấu đến tuyến sinh dục của người phụ nữ.
- Làm mất sữa: Rau mùi tàu được khuyến cáo là không được sử dụng cho phụ nữ mang thai và sau khi sinh con. Bởi loại rau này có thể tác động xấu đến quá trình bài tiết sữa khiến sản phụ bị ít sữa, không đủ lượng sữa cho trẻ bú.
Các loại rau gia vị khác mà bà bầu nên tránh
Ngoài thắc mắc mẹ bầu ăn rau ngò gai được không, nhiều thai phụ cũng đang quan tâm đến vấn đề phụ nữ mang thai cần tránh các loại rau gia vị nào để tốt cho sức khỏe thai kỳ. Theo khuyến cáo của các chuyên gia dinh dưỡng, ngoài rau ngò gai thì mẹ bầu cũng nên tránh một số loại gia vị, rau thơm dưới đây. Nguyên do là nhóm thực phẩm này có thể gây ra một số biến chứng thai kỳ nghiêm trọng, khó sinh và thậm chí là đe dọa đến tính mạng của cả 2 mẹ con, cụ thể là:
- Rau răm: Theo kinh nghiệm trong dân gian, trong quá trình mang thai, đặc biệt là trong 3 tháng đầu, thai phụ nên hạn chế ăn rau răm. Trong loại rau này có chứa chất gây cơn gò tử cung, từ đó làm tăng nguy cơ dẫn đến sảy thai, hoàn toàn không an toàn cho thai kỳ.
- Lá bạc hà: Đây là một trong các loại rau gia vị có mùi thơm khá đặc trưng nên được nhiều người yêu thích. Tuy nhiên, loại rau này lại không an toàn đối với phụ nữ mang thai. Trong suốt thai kỳ, nếu mẹ bầu tiêu thụ rau bạc hà (kể cả tinh dầu bạc hà hoặc trà bạc hà) đều làm tăng nguy cơ gây kích thích chảy máu kinh nguyệt, tăng co bóp tử cung dẫn đến nguy cơ sảy thai rất cao. Ngoài ra, lá bạc hà cũng khá nguy hiểm đối với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.
- Húng quế: Trong loại rau này có chứa hàm lượng tinh dầu rất cao. Trong Đông y, húng quế vẫn được sử dụng như một loại thảo dược để chữa trị một số bệnh lý như giải cảm, ăn uống khó tiêu, đau dạ dày, chữa đau răng, chống viêm… Tuy nhiên, húng quế là một loại thực phẩm được xếp vào nhóm thuốc hoạt huyết và điều hòa kinh nguyệt. Do đó, phụ nữ đang mang thai không nên sử dụng loại rau này.
- Tỏi: Theo quan niệm trong dân gian, tỏi là một loại thảo dược có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm tuyệt vời, từ đó giúp con người phòng ngừa được nhiều bệnh lý. Tuy nhiên, đối với bà bầu thì ngược lại hoàn toàn. Việc mẹ bầu ăn quá nhiều tỏi sẽ gây ra nhiều tác dụng phụ, ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe như đau bụng, ợ hơi, chảy máu âm đạo khi mang thai…
Mẹ bầu nên ăn rau gì trong thai kỳ
Bên cạnh thắc mắc mẹ bầu ăn rau ngò gai được không hay phụ nữ mang thai nên tránh ăn rau gì thì nhiều thai phụ cũng quan tâm đến vấn đề nên ăn rau gì khi mang thai. Dưới đây Nhà thuốc Long Châu sẽ gợi ý về các loại rau rất tốt cho sức khỏe của mẹ bầu, cụ thể như sau:
- Rau chân vịt: Hay còn được gọi là rau cải bó xôi, đây là loại rau rất giàu vitamin và khoáng chất như kali, sắt, magie, kẽm, canxi, acid folic, niacin, vitamin A, C, K, B1, B2, B6… Những dưỡng chất này rất cần thiết cho cơ thể người mẹ và góp phần quan trọng vào quá trình hình thành cũng như phát triển của thai nhi, đặc biệt là xương, răng, não bộ.
- Rau bắp cải: Đây cũng là một loại rau rất tốt cho thai phụ mà các chị em không nên bỏ qua. Rau bắp cải có vị ngọt, mát và rất dễ ăn nên được kết hợp với nhiều loại thực phẩm khác để chế biến thành món ăn ngon. Trong bắp cải có chứa nhiều loại vitamin và khoáng chất rất tốt cho mẹ bầu, đồng thời cũng cần thiết cho sự phát triển của thai nhi như magie, kẽm, vitamin A, E, K…
- Bông atiso: Đây cũng là một trong các loại rau rất tốt cho mẹ bầu nên có thể bổ sung vào thực đơn hàng ngày. Bởi loại rau này có chứa nhiều dưỡng chất như folate, choline, magie… có tác dụng ngăn ngừa dị tật ống thần kinh ở trẻ sơ sinh. Ngoài ra, atiso cũng giàu chất xơ, ít chất béo và cholesterol nên giúp mẹ bầu phòng tránh tình trạng táo bón ở thai phụ.
- Rau cần: Loại rau này cũng chứa nhiều chất dinh dưỡng như caroten, axit nicotinic - một hoạt chất của vitamin B3, chất xơ, vitamin, khoáng chất… có tác dụng thanh nhiệt, lợi tiểu và giúp an thần rất tốt.
Tóm lại, phụ nữ mang thai nên tìm hiểu kỹ về vấn đề nên ăn gì và không nên ăn gì trong suốt thai kỳ để đảm bảo sức khỏe cho bản thân cũng như sự phát triển của thai nhi. Trong bài viết trên, Nhà thuốc Long Châu đã giúp bạn đọc giải đáp thắc mắc mẹ bầu ăn rau ngò gai được không và gợi ý thêm về các loại rau nên bổ sung vào trong thực đơn hàng ngày của thai phụ. Hãy theo dõi trang web của Nhà thuốc để bổ sung kịp thời những thông tin mới nhất về sức khỏe.