Cây nguyệt quế là cây cảnh được rất nhiều gia đình yêu thích, nhưng không phải ai cũng biết cách trồng cây nguyệt quế và chăm sóc hiệu quả. Cùng Cây Xanh Athena tham khảo thêm về kỹ thuật trồng và chăm sóc cây nguyệt quế qua bài viết sau đây.
Cây nguyệt quế thường trồng ở đâu?
Cây nguyệt quế thường mọc hoang ở rừng thưa miền Bắc đến Trung Bộ, mọc dọc bờ nước, thung lũng, đồi núi và trong rừng nhiệt đới.
Hiện nay, cây nguyệt quế được trồng ở khắp mọi nơi để làm cây cảnh, cây bonsai trước nhà, sân vườn, công viên, khu tiểu cảnh, lối đi,…
Cách trồng cây nguyệt quế
1. Nhân giống
Để trồng và nhân giống cây Nguyệt Quế có 4 phương pháp phổ biến là:
- Gieo hạt.
- Giâm cành
- Chiết cành: nên chọn cây mẹ khỏe mạnh, chọn cành không quá già cũng không quá non để cây giống phát triển tốt.
- Ghép mắt: nên lựa gốc cây để ghép mọc thẳng, không bị dị dạng và sâu bệnh.
2. Đất trồng
Đầu tiên ta cần chọn được loại đất trồng phù hợp với cây. đây là một trong những yếu tốc quan trọng quyết định tới sự sinh trưởng, phát triển của cây. Đất nên là loại đất thịt pha, thoát nước tốt, màu mỡ và có độ pH từ 5-7.
Công thức đất trộn đất trông cây nguyệt quế: đất phù xa + sơ dừa + mùn trấu + phân chuồng theo tỉ lệ 2:1:1:1
Khi nào thì cần thay đất cho cây?
Sau một thời gian trồng cây, đất sẽ hết chất dinh dưỡng, trở nên cằn cỗi, lúc này ta cũng cần phải thay đất hoặc sang chậu cho cây. Biểu hiện của đất cằn cỗi, hết chất là cây kém tươi, bắt đầu nhuốm vàng, bệnh hoạn, nhiều rễ con lồi lên mặt đất. Nếu trồng cây trong chậu thì sau 3-4 tháng nên thay đất cho cây một lần, bằng cách bỏ bớt 1/4-1/3 đất cũ và thêm hỗn hợp đất mới. Nên sang chậu vào màu xuân hoặc trước mùa mưa để cây phát triển, đâm chồi nảy lộc trong thời tiết mát mẻ.
Cách thay chậu cho cây
Bước 1: Lấy cây ra khỏi chậu. Tưới nước cho cây trước 1 buổi cho đất thật nhão và chỉ cần nghiên chậu để lấy cây ra. Hoặc nếu không kịp tưới nước, ta dùng dao cùn xắn từ phần đất sát thành chậu, cho đến khi bầu đất và thành chậu tách riêng ra thì có thể nhấc cây lên.
Bước 2: Cắt bỏ bớt phần rễ lớn và rễ con đã quá già, để lại phần rễ non, bộ rễ phải gọn gàng. Cắt tỉa những cành, nhánh cây mọc không đúng và sửa sao cho cây theo ý mình trước khi cho vào chậu mới . Lưu ý: Nên dùng kéo, kềm bén để vết cắt ngọt, tránh bị giập nát.
3. Bón phân
Cần bón phân cho cây theo chu kỳ 1-2 tháng một lần, lượng bón cho mỗi cây/đợt tùy theo cây lớn nhỏ như sau:
- NPK 20-20-15 bón từ 5-10 gam
- Phân Dinamix bón từ 15-20 gam
Trong thời kỳ cây đang phát triển cần bón phân kali để đảm bảo cây cứng cáp, an toàn cho cây phát triển.
4. Nước và độ ẩm
Cây nguyệt quế cần tưới nhiều nước và thích hợp với độ ẩm cao.
5. Nhiệt độ
Nhiệt độ thích hợp để cây có thể sống và phát triển là 13°C - 39ºC, thích hợp nhất từ 23ºC - 29ºC, ngừng sinh trưởng dưới 13ºC và cây chết -5ºC.
6. Ánh sáng
Nguyệt quế không thích ánh sáng trực tiếp, cường độ ánh sáng thích hợp là vào buổi sáng và buổi chiều tối, lúc ánh sáng nhẹ vào ban ngày.
Khi nắm rõ các kỹ thuật trồng và chăm sóc cây Nguyệt Quế trên, bạn chỉ cần thêm một chút thời gian chăm bón để có những cây nguyệt quế đẹp, ra hoa quanh năm.
Cách chăm sóc cây nguyệt quế
1. Nước
Nguyệt quế là loại cây thích ẩm, vậy bạn nên tưới nước thường xuyên cho cây. Trong trường hợp tốt nhất, bạn nên tưới nước 2 lần/ngày vào lúc sáng sớm và chiều muộn.
2. Nhiệt độ
Là một loài cây thuộc vùng nhiệt đới, nguyệt quế sinh trưởng tốt nhất ở 23-29oC. Trường hợp nhiệt độ quá 39ºC hoặc dưới 13ºC cây sẽ ngừng sinh trưởng. Vì thế vào mùa hè hay mùa đông rét bạn nên che chắn cho cây.
3. Ánh sáng
Cây nguyệt quế không thích ánh sáng trực tiếp vì thế bạn nên chọn trồng cây ở dưới bóng râm hay cạnh cửa sổ. Tuy thế, bạn vẫn nên cho cây đón ánh sáng lúc sáng sớm và chiều muộn để cây có thể sinh trưởng tốt.
4. Bón phân
Bạn nên bón thúc cho cây sau mỗi 2 tháng. Bạn có thể sử dụng phân vi sinh, phân trùn quế hay NPK (20:20:15) để bổ sung dinh dưỡng và khoáng cho cây. Bạn không nên bón vào gốc cây mà phải bón cách gốc từ 10 đến 15 cm để tránh cây bị cháy rễ.
5. Cách phòng chống sâu bệnh cho cây Nguyệt quế
Mọi người trong quá trình trồng nên lưu ý đến việc phòng chống sâu bệnh cho cây. Cây Nguyệt quế thường hay bị bệnh vàng lá nên khi chăm sóc cây mọi người nên phát hiện sớm các loại bệnh để có cách điều trị kịp thời.
Để cây hạn chế sâu bệnh nên bón phân, tưới nước và thay đất trồng thường xuyên đúng kỹ thuật. Khi phát hiện các bệnh trên cay nên mua thuốc điều trị, với các bệnh lây lan thì nên tách biệt cây ra khỏi vườn trồng để tránh lây cho những cây khác.
6. Cắt tỉa cành nhánh
Công tác cắt tỉa cành nhánh thực hiện thường xuyên bình quân 1 tháng / 1 lần ( mùa mưa) và 2tháng / 1lần ( mùa nắng).
- Thông thường nên kết hợp công tác cắt tỉa cành nhánh với việc định hình tạo dáng cho cây, trường hợp đơn gỉan nhất là tạo dáng tán cây hình tròn hay hình tháp.
- Cần ước lượng kích thước hình dạng tán cây trước khi thực hiện việc cắt tỉa.
- Vì cây Nguyệt quế và Mai chiếu thủy là loài cây kiểng ra hoa quanh năm, vì thế muốn cây ra hoa nên thực hiện theo các bước sau: Thời gian khi xử lý đến khi ra hoa là 45-50 ngày.
Các công tác cụ thể:
- Cắt tỉa cành nhánh cho gọn tàn.
- Ngưng tưới nước hoàn toàn từ 4-6 ngày, khi thấy cây có hiện tượng lá cây héo thì tưới nhẹ qua 1lần / 1ngày vào buổi sáng tránh tưới quá nhiều nước.
- Khi thực hiện tưới nước nhẹ 5 ngày phun phân KNO3 với liều sử dụng là 12g bình 8 lít phun vào buổi sáng ( từ 7h-9h sau khi tưới nhẹ và lá cây đã khô hết nước)
- Thực hiện phun phân nitrat Kali ( KNO3 ) 1tuần 1 lần và thực hiện 1- 2 đợt.
- Sau đó tưới nước bình thường.
- Sau thời gian bắt đầu xử lý đến thời gian 30-35 ngày cây sẽ xuất hiện những nụ hoa, sau 10-15 ngày hoa sẽ nở trắng cành.
8. Cách tạo dáng cây nguyệt quế
Ai cũng muốn cây trồng của mình có vẻ đẹp bên ngoài ấn tượng và độc đáo, nhưng không hề dễ dàng để làm điều đó. Phải trải qua quá trình dài tạo dáng cắt tỉa thì cây Nguyệt quế mới có vẻ đẹp ấn tượng được.
Để tạo dáng mọi người cần nắm rõ các kỹ thuật tạo giáng cho cây. Biết cách uốn, uốn vào thời điểm cây phát triển bình thường ra lá già còn nhưng lúc cây đâm chồi, ra hoa không nên tạo dáng cho cây. Bởi lúc này toàn bộ chất dinh dưỡng đổ dồn vào lá và hoa nên rễ rất yếu nếu tạo dáng sẽ ảnh hưởng đến cây.
Xem thêm:
Cây nguyệt quế cổ thụ
Cây nguyệt quế bị vàng lá, rụng lá