Nguyệt quế với những bông hoa trắng xinh và hương thơm ngào ngạt là loài cây cảnh yêu thích của nhiều gia đình. Tuy nhiên, trồng và chăm sóc thế nào để cây có thể xanh tốt quanh năm thì không phải là điều mà ai cũng nắm được. Vậy bạn hãy cùng Đặng Gia Trang tham khảo về cách trồng và chăm sóc cây nguyệt quế qua bài viết này nhé.
1/ Phân biệt nguyệt quới và nguyệt quế
Nguyệt quới hay còn được gọi là Nguyệt quất hay Cửu Ly Hương, có tên khoa học là Murraya paniculata. Là loại cây thân gỗ, cao 2-4 m, thân nhẵn. Lá kép lông chim lẻ, màu xanh đậm. Hoa màu trắng vàng và có mùi thơm. Quả có dạng bầu dục, có màu xanh khi non và chuyển dần thành cam và đỏ khi chín.
Còn nguyệt quế hay còn gọi là nguyệt quế Hy Lạp, có tên khoa học là Laurus nobilis. Là loại cây thân gỗ hoặc thân bụi cao 10-18m. Lá cây có màu xanh đậm, có răng cưa mỏng ở mép lá. Hoa màu vàng lục hay vàng nhạt có mùi thơm, quả có màu đen.
Nhìn chung, nguyệt quế và nguyệt quới là 2 loài. Chúng khác biệt nhau về loài, về họ, về công dụng cũng như có ý nghĩa phong thủy hoàn toàn khác nhau.
2/ Đặc điểm của cây nguyệt quế
Nguyệt quế là loại cây thân gỗ hoặc thân bụi. Lá cây có màu xanh đậm, mọc so le và có răng cưa mỏng ở mép lá. Hoa màu vàng lục hay vàng trắng có hương thơm ngào ngạt, quả có màu đen với kích thước khoảng 1cm.
3/ Những loại nguyệt quế phổ biến nhất hiện nay
Hiện nay ở nước ta phổ biến với 3 loại nguyệt quế chính:
- Nguyệt quế lá lớn: Là loại nguyệt quế thân gỗ, lá to và mọc thưa, có kích thước thân lớn nên được nhiều người lựa chọn làm cây bonsai. Đây là loại cây chịu hạn tốt nhưng lại chịu úng kém, vì thế bạn hãy tránh đặt cây ở những nơi ngập nước lâu ngày.
- Nguyệt quế lá nhỏ: Là loại nguyệt quế có kích thước tầm trung, lá nhỏ và hoa thơm. Vì có cấu tạo đan xen dễ nhìn, hoa nhiều và đẹp nên được những người chơi bonsai ưa chuộng.
- Nguyệt quế lá nhỏ thân xoắn: Là loài cây thuộc loại nguyệt quế lá nhỏ, có kích thước nhỏ chỉ khoảng 40cm. Điểm đặc biệt làm nên vẻ đẹp và sự quý hiếm của cây là thân có dạng hình xoắn nghiêng, nhìn rất bắt mắt. Đồng thời, rễ cây tạo dáng cổ thụ rất đẹp thế nên đây là loại nguyệt quế đẹp là quý nhất trong cả 3 loại.
4/ Tác dụng của nguyệt quế trong đời sống hàng ngày
4.1 Làm cảnh
Không chỉ được trồng ở các gốc sân, vườn, nguyệt quế với hoa đẹp thơm cùng với dáng thân xoắn đầy ấn tượng cũng là lựa chọn số 1 của những người yêu thích bonsai.
4.2 Làm gia vị, làm thuốc
Có lẽ ít người biết nhưng lá của nguyệt quế là một loại gia vị giúp tăng hương vị của món ăn. Ngoài ra, lá và quả cây nguyệt quế còn có tác dụng giảm đau, chống viêm và điều kinh, trị tiêu chảy khi dùng như một vị thuốc đông y.
4.3 Làm biểu tượng
Cây nguyệt quế từ lâu đã là biểu tượng của chiến thắng. Lá nguyệt quế được kết vòng và đeo lên đầu người chiến thắng như là biểu tượng vinh quang.
4.4 Có tác dụng phong thủy
Cây nguyệt quế còn được người ta ưa thích vì mang lại cho ngôi nhà những nguồn năng lượng tích cực và xua đi những năng lượng xấu.
5/ Ý nghĩa của nguyệt quế trong phong thủy
5.1 Ý nghĩa phong thủy
Theo phong thủy, trồng cây nguyệt quế sẽ giúp bạn diệt trừ tà ma, xua tan tà khí và những điềm xấu trong cuộc sống. Sở hữu một cây nguyệt quế giúp bạn có thêm nhiều năng lượng và mang lại tài lộc, may mắn cho gia đình.
5.2 Vị trí trồng thích hợp phong thủy
Nguyệt quế là một loài tán rộng, nhiều cành, hoa tinh khiết và hương thơm nồng nàn. Cũng chính vì lẽ đó mà đa phần mọi người thường chọn trồng cây nguyệt quế phía trước nhà.
Trồng nguyệt quế ở trước nhà không chỉ giúp tạo cảm giác thư giãn, thoải mái cho gia chủ mà còn giúp đem lại nhiều luồng khí tích cực.
Tuy nhiên, bạn phải lưu ý không nên trồng cây ở những vị trí cản trở dòng chảy của khí như đối diện cửa ra vào, vì như vậy sẽ đem lại điều không may đến cho gia đình.
5.3 Hợp tuổi nào? Mệnh gì?
Theo phong thủy, cây nguyệt quế cực kì thích hợp cho những người tuổi Thân. Trồng nguyệt quế giúp người tuổi Thân thuận đường xuôi gió, gặp nhiều thành công trong công việc cũng như cuộc sống. Đặc biệt hơn, đối với những người làm kinh doanh, sở hữu một cây nguyệt quế sẽ giúp bạn chiến thắng rào cản, công thành danh toại, may mắn và phát tài phát lộc.
Cây nguyệt quế với bản thân thuộc mệnh Mộc thế nên cây thích hợp cho những ai mang mệnh Hỏa và mệnh Mộc.
6/ Cách trồng cây nguyệt quế tại nhà
6.1 Đất trồng
Sử dụng loại đất phù sa giàu dinh dưỡng, trộn với trấu, xơ dừa và phân hữu cơ (phân trùn quế, phân gà, phân bò…) theo tỉ lệ 2:1:1:1. Hoặc để tiện nghi hơn bạn có thể dùng đất sạch hữu cơ trồng hoa - kiểng
Lưu ý: Đất trồng phải sạch mầm bệnh, thoáng khí và đầy đủ dinh dưỡng.
Cách chăm sóc cây nguyệt quế
6.2 Chọn cây nguyệt quế để trồng
Bạn có thể trồng nguyệt quế từ cây con, hạt hay hom đều được.
- Đối với hạt cây nguyệt quế: Bạn nên chọn những hạt có thích thước lớn, mập và không bị sâu hại. Bạn có thể chọn mua ở các cửa hàng cây cảnh uy tín.
- Đối với cây con: Bạn nên lựa chọn những cây có lá xanh tốt, lá không bị sâu, bầu đất không bị vỡ và đang trong thời kỳ sinh trưởng tốt.
6.3 Tiến hành trồng
- Đối với hạt: Bạn nên xử lý qua bằng cách ngâm vào nước ấm 60oC trong 6-8 tiếng, rồi gieo trực tiếp vào chậu. Sau 4-7 ngày hạt sẽ nảy mầm.
- Với cây con: Bạn cho cây vào chậu hay hố và lấp đất hình mâm xôi. Lưu ý phải để rễ cây được thẳng và không được làm vỡ bầu cây.
7/ Cách chăm sóc cây nguyệt quế
7.1 Nước
Nguyệt quế là loại cây thích ẩm, vậy bạn nên tưới nước thường xuyên cho cây. Trong trường hợp tốt nhất, bạn nên tưới nước 2 lần/ngày vào lúc sáng sớm và chiều muộn.
7.2 Nhiệt độ
Là một loài cây thuộc vùng nhiệt đới, nguyệt quế sinh trưởng tốt nhất ở 23-29oC. Trường hợp nhiệt độ quá 39oC hoặc dưới 13o C cây sẽ ngừng sinh trưởng. Vì thế vào mùa hè hay mùa đông rét bạn nên che chắn cho cây.
7.3 Ánh sáng
Cây nguyệt quế không thích ánh sáng trực tiếp vì thế bạn nên chọn trồng cây ở dưới bóng râm hay cạnh cửa sổ. Tuy thế, bạn vẫn nên cho cây đón ánh sáng lúc sáng sớm và chiều muộn để cây có thể sinh trưởng tốt.
7.4 Bón phân
Bạn nên bón thúc cho cây sau mỗi 2 tháng. Bạn có thể sử dụng phân vi sinh, phân trùn quế hay NPK (20:20:15) để bổ sung dinh dưỡng và khoáng cho cây. Bạn không nên bón vào gốc cây mà phải bón cách gốc từ 10 đến 15 cm để tránh cây bị cháy rễ.
7.5 Cắt tỉa cành
Cắt tỉa không chỉ giúp tạo dáng đẹp cho cây mà còn giúp kích thích cây ra hoa. Vậy bạn nên tiến hành cắt tỉa 1 tháng/ lần vào mùa khô và 2 tháng/lần vào mùa mưa. Còn đối với những bạn chơi bonsai bạn nên cắt tỉa hàng tuần để đưa cây vào dáng mong muốn.
8/ Cách thay chậu cho cây nguyệt quế
Cây nguyệt quế sau khi trồng trong chậu 6 tháng đến 1 năm thì bạn nên thay đất cho cây. Dấu hiệu nhận biết cây cần thay đất: Cây kém phát triển, ít ra hoa, lá nhỏ và nhiều lá ngả vàng.
Bước 1: Tiến hành cắt tỉa bớt lá (1/3 lá của cây) và các cành không cần thiết. Đối với những vết cắt lớn thì bạn nên dùng keo liền sẹo cho cây.
Bước 2: Dùng dao xén phần đất xung quanh thành chậu và tách cây ra sao cho vẫn giữ nguyên bầu đất.
Bước 3: Tiến hành xén rễ, cắt bỏ những rễ già và thối. Lưu ý không làm dập rễ và bể bầu.
Bước 4: Xén 1/3 đất ở bầu cũ của cây, rồi cho cây vào chậu và thêm đất mới vào.
Lưu ý: Sau khi sang chậu, bạn nên đưa cây vào nơi bóng mát và hạn chế bón phân nhiều cho cây trong 10 ngày.
9/ Phòng trừ sâu bệnh trên nguyệt quế
Nguyệt quế là loài cây chống chịu tốt với sâu bệnh và điều kiện bất lợi của môi trường. Tuy nhiên trong quá trình chăm sóc thỉnh thoảng bạn sẽ gặp một số bệnh trên cây:
- Bệnh vàng lá do rầy: Là bệnh do rầy chống cánh gây ra. Bạn hãy cắt bỏ những thân, cành bị bệnh. Đồng thời, sử dụng thiên địch như ong ký sinh, bọ rùa,… để diệt trừ rầy. Trường hợp nặng, bạn có thể sử dụng Confidor và Admire 050EC để diệt rầy.
- Bệnh loét: là bệnh do một loại vi khuẩn Xanthomonas campestris gây ra. Bạn hãy cắt bỏ, tiêu hủy những cành bị bệnh và tiến hành phun các loại thuốc như Copperzinc hay Kasuran BTN.
- Bệnh thối gốc chảy nhựa: Bạn hãy cạo sạch vị trí bệnh và bôi dung dịch thuốc tím 1% vào để trừ nấm gây bệnh.
10/ Cách nhân giống cây nguyệt quế
10.1 Nhân giống bằng hạt
Chọn những hạt chắc và tốt, ngâm qua nước ấm 60oC trong 8 giờ rồi tiến hành gieo vào đất ươm.
10.2 Nhân giống bằng hom
Lựa chọn những cành khỏe mạnh, hướng thiên, cành bánh tẻ. Cắt hết lá trên cành, gọt lại vết cắt cho phẳng và ngâm vào dung dịch thuốc kích thích ra rễ trong 2-3 giờ. Tiến hành giâm cành vào giá thể đất ươm.
10.3 Chiết cành
Chọn một cành cây khỏe mạnh và có dáng đẹp, dùng dao khoanh 2 vòng ở trên cành, các vòng cách nhau 10-15cm. Tách lớp vỏ giữa 2 vòng và dùng dao cạo sạch lớp nhựa ở giữa, phơi khô trong 2 giờ. Bôi lên vết cắt dung dịch kích rễ, dùng vải hoặc nilon bọc đất và cột vào vị trí chiết.
10.4 Ghép cành
Chọn một gốc cây khỏe mạnh và một cành ghép đẹp, có chứa mắt ghép. Dùng dao làm phẳng vết cắt ở gốc ghép, tách một phần vỏ của gốc. Dùng dao vát 1 mặt của cành ghép sao cho tạo dạng hình nêm, mặt còn lại chỉ gọt một phần ở da. Cho cành ghép dính vào gốc ghép và dùng keo cố định, dùng nilon bọc mắt ghép lại để tránh cho cành ghép bị khô.
Với cách trồng và chăm sóc nguyệt quế vô cùng đơn giản trên chắc chắn cây nguyệt quế của bạn sẽ phát triển rực rỡ, xanh tươi và đem lại nhiều may mắn cũng như tài lộc. Mọi thắc mắc vui lòng liên hệ đến Hotline 0902.652.099.
Sfarm.vn
*Xem thêm:
- Cách trồng trầu bà thủy sinh xanh mướt quanh năm
- Cách trồng và chăm sóc cây vạn niên thanh
- Cách trồng và chăm sóc cây lưỡi hổ chuẩn chuyên gia
- Cách trồng cây trầu bà đơn giản tại nhà