Cây Sơn Tùng là loại cây được nhiều người ưa chuộng trồng trang trí sân vườn hay trong nhà, văn phòng làm việc để tạo không gian thiên nhiên tươi mát, cải thiện năng suất làm việc. Để hiểu rõ hơn về loại cây được xem là đem lại nhiều may mắn, tài lộc. Hãy cùng Sân Vườn Sài Gòn tìm hiểu bài viết dưới đây nhé !
Giới thiệu cây sơn tùng
- Tên thường gọi: Cây Sơn Tùng
- Tên gọi khác: cây hải sơn tùng, sơn tùng cao, tùng núi, tùng búp.
- Tên tiếng anh: Chamaecyparis lawsoniana “Ellwoodii”
- Họ thực vật: Cupressaceae (thuộc họ Hoàng đàn)
- Nguồn gốc: có nguồn gốc ở các nước thuộc Châu Á như Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Việt Nam.
Đặc điểm của cây tùng núi (cây sơn tùng)
Cây sơn tùng thuộc dòng cây có thân gỗ nhỏ, chiều cao cây cảnh bonsai bình thường từ 30cm - 1m là chủ yếu, với những cây được trồng lâu năm thì chiều cao có thể lên đến tận 2 - 3m. Phần lớn cây sơn tùng có khả năng phát triển chậm nhưng lại thích nghi tốt với môi trường nắng nóng và lạnh giá.
Cành: Cây có nhiều nhánh, nhiều cành và nhiều thân, các nhánh được phân bổ nhiều hơn ở phần gốc và ít dần khi lên đến ngọn. Nên cây có hình dạng phình to ở phía dưới nhỏ dần khi lên trên ngọn và vuốt nhọn dạng hình tháp.
Thân: Thân cây có tiết ra nhựa có mùi hương rất dễ chịu, tạo cảm giác thoải mái và cải thiện tinh thần làm việc.
Lá: Lá cây sơn tùng có dạng lá kim mọc dày thành từng lớp bao quanh cành, nhánh, lá ở phần ngọn có màu trắng bạc và dần xanh hơn khi xuống đến gốc. Lá của cây thường phát triển theo hướng đi lên, lá cây trông có vẻ nhọn nhưng thực sự rất mềm mại và dày lá.
Ý nghĩa của cây sơn tùng
Cây sơn tùng là loài cây luôn mang lại sự an lành và hạnh phúc cho gia chủ. Cây có dáng thẳng đứng mọc vươn lên và thường sống ở những nơi núi cao. Nên cây mang ý nghĩa của ý chí kiên cường, quyết tâm vươn lên của con người trong mọi nghịch cảnh với khát vọng sống và mong muốn cống hiến hết mình. Cũng chính vì lý do đó mà nghệ sĩ Nguyên Thanh Tùng đã chọn cho mình nghệ danh khi hoạt đồng nghệ thuật là Sơn Tùng - MTP.
Công dụng của cây tùng sơn
Với dáng cây đẹp, dễ trồng, dễ chăm sóc và sống tốt quanh năm nên cây được sử dụng làm cây cảnh trang trí không gian trong nhà hoặc trồng làm cây cảnh quan sân vườn. Ngoài ra, cứ đến mỗi dịp giáng sinh thì cây sơn tùng noel còn được lựa chọn để thay thế cây thông noel trong những dịp giáng sinh tại Việt Nam vì cây có vẻ bề ngoài tương tự không khác gì cây thông noel nhưng giá thành lại rẻ hơn rất nhiều.
Cây tùng trang trí Noel
Hơn nữa, cây còn có khả năng thanh lọc không khí rất tốt, chuyển đổi nguồn Co2 độc hại thành Oxi dồi dào tốt cho sức khoẻ. Hấp thụ được một phần sóng điện từ và ánh sáng xanh từ các thiết bị điện tử xung quanh.
Cây tùng bonsai trang trí văn phòng
Cây sơn tùng hợp mệnh gì, tuổi nào ?
Xét về mệnh ngũ hành, thì cây sơn tùng sẽ phù hợp với những người mang mệnh Kim bởi vì chúng là cây lá kim (kim trong kim loại). Ngoài ra, các mệnh tương sinh như Thuỷ và Thổ cũng rất hợp để trồng cây tùng sơn. Còn xét về tuổi thì tuổi Thân sẽ hợp trồng loại cây này nhất.
Cách trồng cây hải sơn tùng cảnh
Phương pháp trồng cây hải sơn tùng chủ yếu bằng 2 cách là chiết cành và giâm cành.
Chọn cây giống khoẻ mạnh, không sâu bệnh, nhánh cành khoẻ mạnh cứng cáp, lá xanh không bị vàng. Trộn đất với mụn dừa và trấu, với tỉ lệ 70% mụn dừa, 30% trấu. Khi dưỡng cây con trong bầu có thể trộn thêm phân hữu cơ đã hoai mục để tăng dinh dưỡng, với tỉ lệ 20 - 30% phân hữu cơ, 30% trấu, 40 - 50% mụn dừa. Sau đó giâm cành đã chiết vào bầu đất.
Cành giâm trong bầu đất phải đạt được độ cao từ 15 - 20cm để đảm bảo khả năng sinh trưởng sau này. Nên để cây trong bóng râm từ 30 - 45 ngày, sau đó mới đưa ra nắng. Sau 2 - 3 tháng khi cây đạt được độ cao 80cm thì có thể trồng ra đất. Cây không kén chọn loại đất nhưng tốt nhất nên trồng trên đất thịt để khi bứng cây không bị rã bầu.
Cách chăm sóc cây sơn tùng cảnh
Ánh sáng: Có thể đặt cây ở những vị trí có bóng râm một phần hoặc nơi có ánh sáng trực tiếp. Tốt nhất nên trồng cây ở nơi có ánh sáng nhẹ, không gian thoáng mát. Nếu trồng trong nhà không nên để cây trong mát quá lâu, cần đem cây ra phơi nắng 3 lần/tuần và mỗi lần là 30 phút để cây quang hợp.
Nhiệt độ: Cây tùng sơn ưa ẩm, có thể chịu được nhiệt độ lạnh. Nhiệt độ sinh trưởng phù hợp là từ 18 - 23 độ C, cây có thể chịu rét từ 10 độ C nhưng không chịu được nắng nóng oi bức kéo dài.
Nước: Khi cây còn trong giai đoạn ươm giống thì nên tưới nhẹ thường xuyên giám sát để giữ độ ẩm cho cây. Khi cây đã trưởng thành cần lượng nước nhiều hơn thì cần tưới 1 lần/ngày. Đối với những cây sống trong nhà thì không nên thường xuyên tưới nước, muốn cây không bị ngập úng chết thì khoảng 2 - 3 ngày hãy tưới 1 lần. Hoặc đợi khi bầu đất khô rồi tiến hành tưới.
Đất: Sơn tùng không kén chọn loại đất để sống nhưng không nên trồng cây trong đất kiềm, chua nhiều. Thích hợp với đất pha cát, đất sét, nhiều chất dinh dưỡng, tơi xốp và thoát nước hiệu quả.
Sâu bệnh: Cây sơn tùng thường bị vàng lá, khô lá. Nguyên nhân có thể là do việc tưới nước, bón phân quá nhiều hoặc quá ít không phù hợp với cây. Ngoài ra, cũng có thể là do đặt cây tại vị trí có nhiệt độ quá cao khiến lá bị vàng khô. Cách khắc phục đơn giản là thay chậu đất, bổ sung đất mới, đem cây vào vị trí râm mát tránh ánh sáng gắt.
[hình]
>>> Xem ngay: Cây Bạch Mã Hoàng Tử Có Độc Không ? Ý Nghĩa Và Cách Chăm Sóc
Mua cây sơn tùng ở đâu HCM ? Giá bao nhiêu ?
Bạn có thể tìm mua cây hải sơn tùng ở những cửa hàng cây cảnh hoặc đến Sân Vườn Sài Gòn là đơn vị chuyên cung cấp mua bán cây sơn tùng đủ mọi loại kích cỡ, kiểu dáng cho khách hàng lựa chọn. Với giá dao động từ 80.000 - 800.000 đồng/cây, hãy liên hệ số hotline 0903080686 để mua cây với giá tốt nhất thị trường.
Những mẫu cây sơn tùng noel, sơn tùng bonsai có sẵn tại showroom của chúng tôi: