Vạn Niên Thanh là một trong các loại cây phong thuỷ rất được ưa chuộng vì nhiều đặc điểm đặc biệt cũng như việc dễ trồng và chăm sóc. Loại cây này có rất nhiều ý nghĩa phong thuỷ thú vị, hợp với mọi bản mệnh khác nhau. Cùng tìm hiểu xem cây vạn niên thanh hợp mệnh gì qua bài viết chi tiết dưới đây nhé.
Cây Vạn Niên Thanh có đặc điểm như thế nào?
Là một loại cây thân thảo, tuy nhiên Vạn Niên Thanh lại có một phần thân trông có vẻ cứng cáp hơn các loại thân thảo khác, đặc biệt là cứng cáp hơn cây Trầu Bà. Lá cây Vạn Niên Thanh là loại lá mềm và có màu xanh, ở giữa lá có một phần màu trắng. Màu xanh của lá được duy trì quanh năm và mọc bao xung quanh thân, do đó khi một lớp lá rụng xuống, xung quanh thân cây sẽ xuất hiện một vòng nhìn giống như đốt cây.
Rễ cây Vạn Niên Thanh mọc thành từng chùm nhưng không quá dài mà chỉ ngắn thôi. Đây là loại cây rất dễ trồng, dễ sinh trưởng và phát triển. Tùy vào vị trí trưng cây mà người mua sẽ lựa chọn các kích cỡ khác nhau. Ví dụ như nếu để trồng trong văn phòng hay trong nhà, chiều cao lý tưởng cho các chậu Vạn Niên Thanh là từ 40cm đến 100cm, còn nếu để trang trí trên bàn Hòa Phát giá rẻ thì chiều cao cây phù hợp là từ 15cm tới 35cm.
Một điều ít được biết đến là cây Vạn Niên Thanh có thể ra hoa. Hoa của cây thường trổ trong điều kiện thời tiết mát mẻ, dễ chịu. Với vẻ ngoài trang nhã, không quá lòe loẹt, loài cây này rất được ưa thích chọn lựa để trang trí nhà cửa, văn phòng làm việc hay đơn giản là để trên bàn làm việc nhằm tăng diện tích cây xanh và tạo điểm nhấn cho văn phòng nơi vốn dĩ chứa rất nhiều áp lực.
>>> Có thể bạn quan tâm: Hướng dẫn cách vệ sinh ghế nỉ văn phòng cực chi tiết
Công dụng của cây Vạn Niên Thanh
Như đã đề cập ở trên, Vạn Niên Thanh là một loại cây được rất nhiều người lựa chọn để nhằm mục đích trang trí. Bên cạnh đó, đây còn là một loại cây giúp lọc không khí. Việc trồng các chậu cây Vạn Niên Thanh trong nhà hay văn phòng sẽ giúp thanh lọc không khí, điều hoà không khí, loại bỏ các không khí, khí thải không tốt cho sức khỏe. Loại cây này còn hút cả bức xạ từ các thiết bị máy tính cũng như điện từ khác.
Một điều đáng được nhắc đến là khả năng ngăn chặn cũng như kiểm soát các tế bào ung thư. Nghiên cứu này đã được khẳng định bởi các nhà nghiên cứu hàng đầu.
Một công dụng dễ thấy thấy của cây Vạn Niên Thanh là khả năng cầm máu rất tốt. Khi có vết thương chảy máu, chỉ cần dùng một ít là cây vò nhuyễn đắp lên vết thương là có thể cầm máu ngay lập tức, rất hiệu nghiệm.
Cây Vạn Niên Thanh hợp mệnh gì?
Có rất nhiều đặc điểm khác nhau ở loại cây này, vậy thì cây Vạn Niên Thanh hợp mệnh gì? Các chuyên gia cho rằng cây vạn niên thanh hợp với tất cả các mệnh trong ngũ hành, tuy nhiên mỗi loại cây sẽ có màu sắc phù hợp với từng bản mệnh khác nhau.
Bản mệnh được cho là hợp với Vạn Niên Thanh nhất là mệnh thổ. Trồng cây Vạn Niên Thanh trong không gian làm việc của người mệnh thổ giúp tăng sự quyết đoán trong xử lý công việc, mang lại hiệu quả công việc đáng mong đợi.
Ngoài ra với màu chủ đạo là xanh lá điểm thêm trắng, Vạn Niên Thanh khá phù hợp với những người mệnh Kim. Loại Vạn Niên Thanh trồng trong nước thì lại càng phù hợp với những người mệnh thuỷ. Trồng cây này trong nhà, trong văn phòng hay để trên bàn làm việc sẽ giúp thu hút các điềm lành, vận may, công việc ngày càng thuận lợi, đường thăng tiến sẽ rất tốt trong tương lai gần.
Cây Vạn Niên Thanh có ý nghĩa phong thủy như thế nào?
Các loại cây Vạn Niên Thanh đều mang ý nghĩa về sức khỏe, tài lộc và may mắn. Trồng cây này sẽ thu hút rất nhiều điềm lành tới cho gia chủ.
Cây Vạn Niên Thanh có thể sống tốt qua mùa đông rét mướt mà không hề đổi màu lá, trong điều kiện không thuận lợi thì cây vẫn phát triển tốt, ngụ ý rằng kể cả trong nghịch cảnh thì hoạt động của gia chủ vẫn có thể phát triển sung túc, lâu dài.
Các loại vạn niên thanh dễ thấy hiện nay
Ở Việt Nam, Vạn Niên Thanh được chia làm ba loại chính với các đặc điểm sáng tạo khác nhau tạo nên những nét độc đáo riêng. Ba loại lần lượt là Vạn Niên Thanh leo, Vạn Niên Thanh vàng và Vạn Niên Thanh thuỷ sinh.
Vạn niên thanh leo
Vạn Niên Thanh leo là một dạng cây thân thảo, thân cây mập mạp, có nhiều rễ khí. Vì cây sẽ leo dần lên cao cho nên khi trồng cây, người ta cần bố trí một cột chống ở giữa chậu để câu bám vào và leo lên.Có nhiều trường hợp cây Vạn Niên Thanh leo có thể leo cao tới 1,5 mét.
Vạn Niên Thanh vàng
Vì sao lại gọi là Vạn Niên Thanh vàng? Vì loại Vạn Niên Thanh này ra hoa màu vàng nhạt. Dù vậy, lá cây vẫn là hình mũi mác nhọn và mang màu xanh lục cố hữu.
Vạn Niên Thanh thủy sinh
Khác với các loại Vạn Niên Thanh khác, Vạn Niên Thanh thuỷ sinh có thân cây màu trắng và vươn rất dài. Vạn Niên Thanh thuỷ sinh cực kì hợp với những người mang mệnh Thuỷ. Trồng Vạn Niên Thanh thuỷ sinh, cái người ta chú ý nhiều nhất chắc chắn là bộ rễ trắng phát triển trong nước. Vì lý do này, nhiều người thường trồng Vạn Niên Thanh thuỷ sinh trong các chậu thuỷ tinh trong suốt và để trên bàn làm việc để chiêm ngưỡng mỗi ngày.
Cây Vạn Niên Thanh có dễ trồng và chăm sóc không?
Vạn Niên Thanh là loại cây có thể phát triển tốt trong cả hai môi trường là đất và nước. Nếu trồng Vạn Niên Thanh trong đất, người dùng cần chú ý các yếu tố sau:
- Về đất trồng cây: Dù là loại cây nào đi chăng nữa, khi được trồng trong chậu đất tơi xốp sẽ phát triển rất tốt. Vạn Niên Thanh cũng không ngoại lệ. Đất trồng nên được xới tơi và thay mới hai năm một lần. Điều này sẽ giúp cây được bổ sung thêm các dưỡng chất cần thiết nhằm duy trì sự sống. Mẹo để cây Vạn Niên Thanh luôn tốt là trộn thêm trấu, xơ dừa hay mùn cưa vào đất trồng, đất sẽ tốt hơn rất nhiều.
- Về nước tưới: Tuỳ theo độ sinh trưởng mà sẽ có các mức bổ sung nước cho cây khác nhau nhưng trung bình một tuần bạn chỉ nên tưới nhiều nhất là hai lần thôi nhé. Với những cây nhỏ được chưng trên bàn, một lần tưới chỉ cần khoảng 150ml tới 200ml nước là đủ. Với những cây lớn hơn thì nên bổ sung từ 500ml tới 700ml mỗi lần. Một lưu ý là nếu nuôi cây trong môi trường máy lạnh mở liên tục thì chỉ nên tưới nước một tuần một lần thôi nhé.
- Về ánh sáng: Vạn Niên Thanh không phải là loại cây ưa nắng, do đó trồng cây nên đặt cây ở nơi nắng gắt không chiếu tới, ánh sáng vừa phải, không quá mạnh như hành lang hay bên cửa sổ. Với các chậu cây chỉ tiếp xúc với máy lạnh và ít khi được tiếp xúc với khí trời, một tuần nơi đem cây ra phơi nắng một lần để cây phát triển tốt hơn. Tuy nhiên không nên phơi ở nơi quá nắng mà chỉ nên phơi ở nơi nắng nhẹ và phơi trong thời gian ngắn thôi nhé.
>>> Xem thêm: Cây xương rồng hợp mệnh gì? Ý nghĩa trong phong thủy
Trong trường hợp trồng cây Vạn Niên Thanh trong nước, người dùng cần chú ý đổ nước ngập ⅔ bình và chú ý tính ngày để bổ sung các thuỷ sinh dinh dưỡng vào nước để cây hấp thụ, rễ cây luôn phải ngập trong nước. Nơi đặt cây nên là nơi thoáng đãng, không khí điều hoà, từ đó cây sẽ phát triển rất tốt.
Bài viết cùng với hoaphatnoithat.com.vn đã trình bày các thông tin về cây Vạn Niên Thanh và các đặc điểm cũng như ý nghĩa phong thuỷ của loại cây đặc biệt này. Vì là một loại cây mang nhiều ý nghĩa phong thuỷ, cây Vạn Niên Thanh hợp mệnh gì luôn là một câu hỏi nhiều người quan tâm. Qua bài viết, hi vọng bạn đọc đã tìm được câu trả lời phù hợp nhất cho bản thân và sắm ngay một chậu Vạn Niên Thanh để chưng nhé.