Đá đào hoa hay còn gọi là đá Rhodochrosite, có sắc màu hồng đỏ tuyệt đẹp, là một loại đá quý được nhiều người yêu thích. Dải màu sắc của loại đá này vô cùng đa dạng, từ màu hồng nhạt, màu đỏ thẫm rực rỡ đến màu đỏ cam ấm áp, tùy thuộc vào tỷ lệ canxi, magie, kẽm trong thành phần viên đá.
Nhờ sở hữu sắc hồng, đỏ cùng với những hoa văn màu độc đáo, đá đào hoa còn có nhiều biệt danh khác như: “Raspberry Spar”, “Rosa del Inca”, và “Inca Rose”.
Bản thân tên gọi đã đề cập đến màu sắc của loại đá này. Trong tiếng Hy Lạp, từ “rhodon” có nghĩa là hoa hồng, và từ “chros” có nghĩa là màu sắc. Phiên bản đẹp nhất của loại đá này là màu hồng nhạt, với dải họa tiết rõ nét.
Đá đào hoa là gì?
Đá đào hoa thực chất là một khoáng chất mangan cacbonat, có màu đỏ, màu hồng nhạt, thậm chí là màu nâu, xám. Màu hồng của loại đá này được hình thành do sự hiện diện của khoáng chất mangan có trong viên đá. Rhodochrosite thường được tìm thấy trong phiến đá trầm tích và đá biến chất và được sản xuất ở các mỏ bạc.
Loại đá quý màu hồng này được mô tả lần đầu tiên vào năm 1813, khi một trong những viên đá đào hoa đầu tiên được khai thác từ các mỏ bạc của Romania. Nhưng mãi đến năm 1940, Đá Rhodochrosite mới được giới thiệu ra thị trường.
Đá đào hoa thường bị nhầm lẫn với đá Rhodonite (đá tường vi). Mặc dù tên gọi tương tự nhau, bạn vẫn dễ dàng nhận ra sự khác biệt giữa hai loại đá này thông qua vẻ bề ngoài. Trong khi đá Rhodochrosite có màu hồng với các hoa văn màu trắng trong khi đá Rhodonite có màu hồng với các đốm, dải màu đen.
Đá đào hoa kết tinh trong hệ thống tam giác và có sự phân tách tinh thể hình thoi hoàn hảo, thể hiện sự khúc xạ kép mạnh mẽ. Vì vậy, các nhà kim hoàn thường viên đá thành dạng cabochon hoặc chạm khắc. Đây là loại đá khá mềm nên hiếm khi được mài nhẵn trong các sản phẩm trang sức đá quý.
Ngoài ra, mang theo loại đá này bên người, người đeo sẽ cảm nhận được sự thay đổi tích cực trong cơ thể và tâm trí. Có nhiều yếu tố siêu hình và tâm lý liên quan đến việc sử dụng hoặc đeo viên đá này. Những điều này khiến loại đá quý màu hồng này trở nên phổ biến, được săn đón trên khắp thế giới.
Tính chất vật lý và tính chất hóa học của đá đào hoa
Công thức hóa học (Mn,Fe,Mg,Ca)CO3 Hệ tinh thể Tam giác Phân loại hóa học Carbonat Màu sắc Màu hồng, màu đỏ, màu vàng, màu xám, màu nâu Độ cứng trên thang Mohs 3.5 - 4 điểm trên thang Mohs Độ bóng Ánh thủy tinh thể và ánh ngọc trai Khối lượng riêng 3.5 - 3.7 Phân tách tinh thể Hoàn hảo theo hai hướng, hình thoi Trong suốt Trong suốt đến mờ đục Màu vết gạch Trắng Thuộc tính chẩn đoán Màu hồng, sự phân cắt, độ cứng, sủi bọt trong axit clohydric loãng lạnh
Ý nghĩa và tác dụng của đá đào hoa
Đá đào hoa có vai trò vô cùng quan trọng trong đời sống, được những nhà khoa học sử dụng để nghiên cứu hay được sử dụng làm quặng mangan.
Không những được sử dụng để phục vụ nghiên cứu khoa học, đá đào hoa cũng hay dùng để giúp tẩy rửa tâm hồn. Với thành phần mangan cao, loại đá quý này cũng được cho là có thể giúp tăng cường sự phát triển cho cơ thể và chữa lành xương và đôi khi được sử dụng để chế tạo thành đồ trang sức độc đáo.
Đá đào hoa đại diện cho tình yêu và khát vọng. Sử dụng loại đá quý này bên người nhằm nâng cao sức hấp dẫn, sự cuốn hút của bạn. Từ đó, bạn có nhiều cơ hội tìm thấy được người bạn tri kỷ của đời mình và nhận được nhiều tình cảm của mọi người xung quanh.
Tác dụng chữa bệnh vật lý của đá đào hoa
Đá đào hoa được xem là một loại đá làm sạch, hỗ trợ tích cực trong quá trình thanh tẩy, làm sạch cơ thể. Thường xuyên mang theo loại đá quý này bên người, bạn sẽ cảm nhận được nhiều thay đổi tích cực.
Đá Rhodochrosite có khả năng kích thích, tăng cường tuần hoàn máu, rất tốt cho việc điều hòa, duy trì tim, phổi luôn khỏe mạnh. Nếu bạn hay bị rối loạn tiêu hóa, viêm loét dạ dày, táo bón hay bị những vấn đề về da như: dị ứng, phát ban, rối loạn sắc tố da… thì loại đá quý này có thể giúp hỗ trợ điều trị những vấn đề này.
Đặc biệt, tinh thể đá này cực kỳ hữu ích đối với những ai đang cố gắng tránh xa những chất kích thích như cà phê, thuốc lá, rượu bia,…
Tác dụng chữa bệnh cảm xúc của đá đào hoa
Đá đào hoa mang đến cho người đeo sức mạnh, ý chí mạnh mẽ cùng sự quyết tâm cao để hoàn thành mục tiêu và theo đuổi ước mơ, hoài bão của mình.
Đối với những ai bị tổn thương tâm lý từ thời thơ ấu, loại đá với năng lượng thanh lọc dồi dào này có thể giúp họ chữa lành vết thương cũ. Bằng khả năng điều chỉnh, cân bằng cảm xúc cho người sử dụng, đá đào hoa mang đến sự minh mẫn, tỉnh táo, yếu tố cần thiết để đạt được hiệu suất làm việc hiệu quả.
Trong phong thủy, đá Rhodochrosite được xem như lá bùa hộ mệnh, giúp ngăn chặn nguồn năng lượng xấu xâm nhập vào cơ thể, mang đến nguồn năng lượng ấm áp, tích cực.
Cách sử dụng đá Rhodochrosite để chữa bệnh
Có nhiều cách thức để hấp thụ tối đa năng lượng chữa bệnh từ đá Rhodochrosite:
- Bạn có thể đeo hoặc giữ tinh thể này trong khi thiền định.
- Bạn có thể làm chuỗi hạt đá đào hoa để niệm thần chú và cầu nguyện.
- Sử dụng trang sức đá đào hoa như: vòng cổ, bông cài áo hoặc bông tai để nhận được năng lượng tích cực suốt cả ngày. Lưu ý, loại đá này không phải là một vật liệu tốt để làm thành nhẫn hoặc vòng tay.
- Đặt một bức tượng nhỏ hoặc trụ đá, bi cầu đá Rhodochrosite ở nơi làm việc. Đặc biệt, bạn sẽ nhận được tối đa năng lượng mạnh mẽ của viên đá nếu đặt ở nơi nghỉ ngơi.
- Giữ một viên đá đào hoa dạng palm hoặc tumbled bên cạnh để xóa bỏ những căng thẳng, lo âu.
Đá đào hoa hợp mệnh gì?
Rhodochrosite là viên đá sinh thần cho những người thuộc cung Bọ Cạp. Loại đá dành cho cung Bọ Cạp này cung cấp nguồn năng lượng tràn đầy, giúp chủ nhân có được sự dũng cảm, niềm đam mê để thực hiện hoài bão, ước mơ của mình. Loại đá này cũng giúp chủ nhân cung Bọ Cạp trở nên yêu đời, hạnh phúc hơn.
Đá đào hoa có màu hồng đỏ đặc trưng, là loại đá quý dành cho mệnh Hỏa và mệnh Thổ. Những chủ nhân thuộc hai mệnh này khi mang theo đá đào hoa bên người sẽ nhận được nhiều điều may mắn trong cuộc sống, mang đến thuận lợi, hanh thông trên con đường công danh, sự nghiệp và tài lộc.
Đặc biệt, nam giới và nữ giới những mệnh này thường xuyên đeo đá đào hoa bên người, có thể nhận được nhiều tình cảm từ bạn khác giới và mọi người xung quanh.
Loại đá thuộc mệnh Hỏa này không phù hợp với những người mệnh Thủy và mệnh Mộc. Tuy nhiên, những chủ nhân mệnh Thủy và mệnh Mộc có thể kết hợp đá đào hoa với những loại đá quý cho mệnh Mộc và Thủy khác trong thiết kế trang sức để sử dụng đeo bên người.
5 cách làm sạch và bảo quản đá đào hoa
Đá đào hoa là loại đá khá mềm, có độ cứng đạt 3,5 đến 4 trên thang điểm Mohs, có độ phân cắt hoàn hảo và độ nhạy nhiệt cao. Vì vậy, loại đá quý này cần được bảo quản, làm sạch cẩn thận để tránh bị vỡ, trầy xước,…
Để giữ viên đá luôn rực rỡ, sáng bóng, bạn nên chú ý 5 điều sau:
- Sử dụng một miếng vải mềm khi làm sạch viên đá.
- Bạn có thể dùng nước xà phòng loãng và nhẹ nhàng vệ sinh viên đá.
- Không nên làm sạch viên đá bằng axit.
- Không sử dụng phương pháp làm sạch bằng sóng siêu âm hoặc hơi nước.
- Bảo quản viên đá riêng biệt với các đồ trang sức khác để tránh trầy xước.
Tiêu chuẩn đánh giá chất lượng đá đào hoa
Màu sắc
Đúng như tên gọi, đá đào hoa là tinh thể đá quý nổi tiếng nhờ màu hồng và màu đỏ độc đáo. Loại đá này có thể được tìm thấy với các sắc thái màu sắc khác nhau như đỏ, hồng, vàng tươi, nâu, trắng và xám. Màu xám, màu hơi vàng hoặc hơi nâu là do sự phản ứng của sắt (FeCO₃).
Khoáng chất canxi có trong loại đá quý này là yếu tố làm giảm chỉ số khúc xạ và trọng lượng riêng của viên đá, ngược lại với khoáng chất sắt và kẽm. Điều này ảnh hưởng đến tính lưỡng chiết, gây ra hiệu ứng kép rõ rệt ở viên đá này.
Độ tinh khiết
Có những loại đá đào hoa có độ tinh khiết cao, sáng bóng nhưng cũng có những loại đá đào mờ đục hoặc gần như mờ đục. Loại đá quý này thường có một màng bóng trên bề mặt. Độ tinh khiết của Rhodochrosite là điều không quan trọng nếu bạn đang nhìn vào những viên đá có dải màu sắc đẹp mắt.
Giác cắt
Đá đào hoa là một loại đá quý mềm, có độ cứng từ 3,5 đến 4 trên thang điểm Mohs. Loại đá này dễ bị trầy xước, sứt mẻ và có thể bị vỡ khi rơi xuống đất. Đây là lý do tại sao đá đào hoa màu đỏ, có nhiều mặt, hiếm khi được sử dụng trong đồ trang sức.
Phiên bản đá màu hồng có độ cứng cao hơn vì có sự hiện diện của khoáng chất canxi, phù hợp để chế tác thành nhiều kiểu dáng trang sức sang trọng khác nhau.
Kiểu cắt không quan trọng đối với các phiến đá đào hoa có dải hoa văn. Đa phần loại đá này đều được mài nhẵn và đánh bóng để tôn vinh vẻ đẹp của viên đá. Cũng có những mảnh đá Rhodochrosite màu đỏ trong suốt được mài nhẵn, nhưng điều này có thể để lộ những tạp chất có trong viên đá.
Trọng lượng
Trọng lượng cũng là một yếu tố quyết định giá trị của đá quý. Viên đá đào hoa lớn nhất ở thời điểm hiện tại có trọng lượng 59.65 carat, gồm nhiều mặt cắt, được lưu giữ trong một bộ sưu tập tư nhân ở Châu Phi.
Đá đào hoa đã qua xử lý
Những viên đá đào hoa mờ đục có thể được xử lý tăng cường bằng sáp hoặc nhựa. Điều này giúp cải thiện màu sắc và độ bền cho viên đá.
Để nhận biết viên đá đang sở hữu có bị trộn với nhựa hay không, hãy nhờ chuyên gia tiến hành kiểm tra điểm nóng (hot-point testing). Tuy nhiên, phương pháp xử lý đá quý này có thể làm biến dạng viên đá của bạn. Để mua phải đá kém chất lượng, bạn nên lựa chọn mua đá đào hoa tại những cửa hàng đá quý chất lượng.
Các loại đá đào hoa
Đá đào hoa màu hồng
Đá đào hoa màu hồng thường được sử dụng để chế tác đồ trang sức, giống như đá mã não và đá Malachite. Loại đá quý này có độ tinh khiết mờ đục tương tự như đá mã não và có những đường vân, dải màu trắc tương tự như đá Malachite.
Nếu viên đá này được cắt gọt cùng hướng với các dải màu sắc, thì sẽ xuất hiện các vòng tròn đồng tâm riêng biệt, nếu cắt ngang qua các dải màu sắc thì sẽ xuất hiện các đường sọc. Loại đá quý này thường có màu hồng nhạt và đậm. Một số viên đá khác còn gồm cả màu trắng, màu nâu, màu xám, và màu vàng tươi.
Đá đào hoa màu đỏ
Đá đào hoa màu đỏ khá hiếm và có giá trị cao hơn nhưng loại khác. Loại đá quý này thường được tìm thấy ở dạng tinh thể - chủ yếu là hình vuông và có kích thước lớn, có độ tinh khiết cao, có thể nhìn xuyên thấu giống như tấm kính. Loại đá này cũng có thể được tìm thấy ở dạng tinh thể tự nhiên với 2 đầu nhọn.
Những viên đá quý màu đỏ thẫm này thường được tìm thấy trong các cánh đồng Kalahari Mangan của Nam Phi, mỏ N’Chwaning của Kuruman và trong mỏ Moanda của Gabon. Một vài tinh thể đá đào hoa đỏ có kích thước lớn được tìm thấy ở Colorado, Mỹ. Viên đá đào hoa màu đỏ lớn nhất từng được phát hiện có tên gọi là ‘Alma King’ và đang được trưng bày tại Bảo tàng Khoa học và Tự nhiên Denver.
Đá đào hoa dạng bẫy (Trapiche - like Rhodochrosite)
Đá đào hoa dạng bẫy được tìm thấy ở mỏ Capillitas ở Argentina. Loại đá này có các họa tiết hoa đẹp như hình ngôi sao.
Đá đào hoa Nam Phi
Đá đào hoa Nam Phi có màu đỏ, thường được tìm thấy dưới dạng tinh thể có nhiều mặt. Loại đá này sở hữu màu sắc rực rỡ, độ trong suốt tốt và giá trị khá cao.
Đá Rhodochrosite được tìm thấy ở đâu?
Đá đào hoa là một loại đá quý hiếm, chủ yếu được tìm thấy trong các mỏ bạc. Trước đây, những người thợ khai thác thường loại bỏ đá này khi vô tình tìm thấy trong quá trình khai thác bạc. Vào thời điểm đó, họ không nhận ra giá trị của loại đá này.
Một lượng lớn đá đào hoa được khai thác tại Argentina, Peru, Romania, Nga, Nam Phi, Mexico và Nhật Bản. Loại đá Rhodochrosite thô màu đỏ chủ yếu được khai thác tại Capillitas, Argentina. Cũng có nhiều tinh thể đá đào hoa màu đỏ cùng kích thước lớn được tìm thấy trong mỏ bạc Sweet Home ở Alma, Colorado. Ngoài ra, các tinh thể đá quý này cũng có thể được tìm thấy trong các mỏ bạc bị bỏ hoang của người Inca.