“Ngày đèn đỏ” thường được xem là “nỗi ám ảnh” của nhiều chị em mỗi tháng, chúng thường đi kèm với cảm giác mệt mỏi và khó chịu. Tuy nhiên, nếu biết cách chăm sóc bản thân đúng cách có thể giúp bạn cảm thấy dễ chịu hơn trong những ngày này. Vậy tới tháng nên làm gì? Không nên làm gì để tránh mệt mỏi, khó chịu? Hãy theo dõi bài viết này cùng Pharmacity để khám phá những mẹo hiệu quả để bạn luôn cảm thấy thoải mái khi tới tháng nhé.
Các dấu hiệu thường gặp khi tới tháng
“Tới tháng” là giai đoạn mà nhiều phụ nữ gặp phải những thay đổi rõ rệt về cơ thể và tâm trạng của mình. Điển hình như:
- Đau bụng kinh
- Tâm trạng thay đổi thất thường
- Chán ăn
- Cơ thể mệt mỏi
- Ngực căng hơn
- Nổi mụn
- Đau lưng dưới
- Rối loạn tiêu hoá…
Tới ngày đèn đỏ chị em sẽ gặp nhiều triệu chứng khó chịu, mệt mỏi
Con gái tới tháng nên làm gì để giảm cảm giác mệt mỏi, khó chịu?
Khi tới tháng có thể mang lại nhiều cảm giác không dễ chịu cho các bạn gái. Tuy nhiên, với những biện pháp chăm sóc bản thân phù hợp, bạn có thể giảm bớt sự mệt mỏi. Để biết khi tới tháng nên làm gì để nhanh hết khó chịu thì có thể tham khảo một số cách sau đây:
- Thực hiện một số bài tập nhẹ nhàng: Các bài tập nhẹ nhàng như đi bộ, yoga hoặc stretching giúp cải thiện lưu thông máu và giảm đau bụng kinh. Chỉ cần tập khoảng 15-30 phút mỗi ngày sẽ giúp bạn cảm thấy dễ chịu hơn.
- Dùng túi chườm nóng: Đau bụng tới tháng nên làm gì? Để cải thiện tình trạng đau bụng kinh chị em có thể dùng túi chườm nóng đặt nhẹ lên bụng dưới khoảng 10 - 15 phút sẽ giúp làm giảm cơn đau bằng cách thư giãn cơ tử cung.
- Uống đủ nước mỗi ngày: Uống đủ nước mỗi ngày từ 2 - 3l nước sẽ giúp duy trì cân bằng điện giải và giảm cảm giác đầy hơi. Nước cũng hỗ trợ quá trình tiêu hóa và làm giảm sự mệt mỏi.
- Bổ sung thực phẩm giàu sắt: Việc bổ sung thực phẩm giàu sắt như rau xanh và thịt đỏ sẽ giúp bạn phục hồi nhanh chóng sau khi mất máu trong kỳ kinh nguyệt và giảm cảm giác mệt mỏi.
- Bổ sung thực phẩm chống viêm: Các thực phẩm chống viêm như gừng và quả mọng có tác dụng giảm đau và khó chịu. Thêm gừng vào món ăn hoặc uống trà gừng có thể giúp bạn cảm thấy dễ chịu hơn.
- Ngủ đủ giấc: Ngủ đủ giấc là giải pháp giúp cơ thể phục hồi và giảm cảm giác mệt mỏi. Hãy cố gắng ngủ từ 7-9 giờ mỗi đêm và duy trì thói quen ngủ đều đặn để có một kỳ kinh nguyệt thoải mái hơn.
- Thư giãn: Thực hiện các hoạt động thư giãn như đọc sách, nghe nhạc hoặc thiền sẽ giúp bạn giảm căng thẳng và cải thiện tâm trạng trong những ngày kinh nguyệt.
- Áp dụng các biện pháp giảm đau tự nhiên: Các biện pháp tự nhiên như massage bụng dưới, lưng dưới… với tinh dầu có thể giúp giảm đau bụng kinh một cách hiệu quả và tự nhiên.
Uống đủ nước và dành thời gian nghỉ ngơi nhiều hơn khi tới tháng
Tới tháng không nên làm gì?
Để cảm thấy dễ chịu hơn trong những ngày “đèn đỏ”, bạn cần chú ý tránh những thói quen và hoạt động sau đây:
- Tránh các hoạt động có cường độ cao, vận động mạnh hay bê vác đồ nặng.
- Tránh ăn những thực phẩm nhiều đường, muối, dầu mỡ dễ gây đầy hơi và tăng cảm giác khó chịu.
- Hạn chế sử dụng Caffeine hay đồ uống có cồn có thể làm tăng cơn đau bụng kinh, gây khó ngủ.
- Tránh sử dụng dung dịch vệ sinh phụ nữ có hương liệu mạnh có thể gây kích ứng và làm tăng cảm giác khó chịu trong kỳ kinh nguyệt.
- Tránh thuốc giảm đau mà không tham khảo ý kiến bác sĩ.
- Tránh căng thẳng vì điều này có thể làm tăng cơn đau và khiến bạn cảm thấy mệt mỏi hơn trong kỳ kinh nguyệt.
- Hạn chế tắm nước nóng vì có thể làm tình trạng đau bụng kinh trở nên nghiêm trọng hơn.
- Tránh mặc quần áo chật, bó sát dễ gây khó chịu và làm tăng cảm giác đau bụng kinh.
- Tránh quan hệ tình dục khi tới tháng vì dễ khiến chị em mệt mỏi, khó chịu và gây viêm nhiễm vùng kín.
Tới tháng nên hạn chế gần gũi vợ chồng
Trên đây là những thông tin giúp mọi người biết được tới tháng nên làm gì? Không nên làm gì để tránh mệt mỏi, khó chịu? Hy vọng với những chia sẻ trên sẽ giúp chị em biết cách chăm sóc bản thân, để vượt qua kỳ kinh một cách nhẹ nhàng nhé.
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Xin lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo. Độc giả vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể và chính xác nhất.