Hiện nay, để chẩn đoán bệnh viêm gan, xơ gan, bác sĩ thường chỉ định phương pháp siêu âm đàn hồi mô gan hay còn gọi là Fibroscan. Đây là phương pháp chẩn đoán không xâm lấn, có độ chính xác cao, có thể siêu âm lặp lại nhiều lần, đặc biệt có thể khắc phục những nhược điểm của phương pháp sinh thiết gan trước đây là gây đau và nhiễm trùng.
Viêm gan là gì? Nguyên nhân gây bệnh?
Các tế bào gan bị tổn thương và viêm nhiễm trong mô gan gây nên tình trạng viêm gan là tình trạng. Bệnh không có biểu hiện ở giai đoạn đầu mà diễn ra một cách thầm lặng và chỉ biểu hiện rõ khi bệnh đã trở nặng. Do đó, người bệnh không thể chủ động trong việc phát hiện và điều trị bệnh từ sớm. Mặt khác, viêm gan làm suy giảm chức năng gan nghiêm trọng và tăng nguy cơ hình thành xơ gan, thậm chí dẫn đến ung thư gan, gây tử vong.
Nguyên nhân gây viêm gan gồm:
Viêm gan do nhiễm virus
Những loại virus gây viêm gan gồm có viêm gan A, B, C, D, E, G là phổ biến, ngoài ra có một số loại virus khác như EBV, MV, virus herpes,...
Viêm gan do nhiễm ký sinh trùng
Ký sinh trùng gây bệnh sốt rét lasmodium falciparum và một số loại amip có khả năng gây viêm gan. Gan bị nhiễm bệnh, sưng to, làm trì trệ các chức năng của gan như dự trữ chuyển hóa của gan, lọc chất độc.
Viêm gan tự miễn
Hệ miễn dịch tấn công vào tế bào gan gây nên viêm gan tự miễn. Đây là bệnh lý ít gặp và chưa xác định được nguyên nhân gây bệnh. Trong một số trường hợp, nguyên nhân gây bệnh có thể do tác dụng phụ của các loại thuốc gây ra hoặc do các chất độc tích tụ trong cơ thể, khiến gan bị tổn thương dẫn đến các chức năng của gan bị suy giảm.
Viêm gan do nhiễm độc
Gan bị tổn thương có thể do rượu bia vì đây là thức uống có hại và gây độc cho gan. Khi lạm dụng bia trong thời gian dài, gan sẽ bị viêm, bị nhiễm mỡ; gây xơ gan hoặc tế bào gan bị hoại tử. Nhiễm độc từ rượu bia và thuốc gây nên những tổn thương cấp tính, có thể dẫn đến mạn tính nếu không được điều trị kịp thời.
Một số tác nhân ít gặp khác cũng có thể gây viêm gan mạn tính như thiếu alpha-1 antitrypsin, viêm đường mật nguyên phát, bệnh Celiac, rối loạn tuyến giáp, hemochromatosis, bệnh Wilson.
Tình trạng gan ở các giai đoạn xơ gan
Các giai đoạn của xơ gan gồm:
- Giai đoạn 1: Bắt đầu xuất hiện các tổn thương gan, tình trạng xơ hóa quanh các mạch máu, các vùng xơ không nối với nhau.
- Giai đoạn 2: Tăng tổn thương ở gan, xuất hiện xơ hóa nhiều hơn quanh các mạch máu nhưng vẫn chưa nối với nhau.
- Giai đoạn 3: Xơ gan nặng hơn, các vùng xơ hóa lan rộng ra và nối liền với nhau.
- Giai đoạn 4: Đây là giai đoạn cuối, mức độ tổn thương gan rất nặng và chức năng giải độc của gan mất đi.
Phương pháp siêu âm đàn hồi mô gan là gì?
Xơ hóa gan là tình trạng những tế bào gan liên tục bị thương tổn khiến cấu trúc gan cũng đột ngột thay đổi. Đánh giá mức độ xơ hóa gan giữ vai trò quan trọng trong chẩn đoán giai đoạn xơ gan, từ đó đưa ra quyết định điều trị, sau đó là theo dõi hiệu quả điều trị và tiên lượng. Để đánh giá độ xơ hóa gan, trước đây chỉ có giải pháp sinh thiết gan. Tuy nhiên, đây là kỹ thuật xâm lấn, tiềm ẩn nhiều biến chứng nên người bệnh ít khi chấp nhận.
Chính vì thế, siêu âm đàn hồi mô gan hay còn gọi là siêu âm Fibroscan là sự thay thế tối ưu. Vậy siêu âm đàn hồi mô gan là gì?
Siêu âm đàn hồi mô gan tác động cơ học lên mô gan, đánh giá mức độ đàn hồi của nó, qua đó đánh giá độ cứng của mô gan. Kỹ thuật này được dùng rất phổ biến trong 5 năm gần đây và được xem là bước đột phá của ngành siêu âm.
Kỹ thuật siêu âm này sử dụng chế độ siêu âm B - mode để đánh giá những khối tổn thương nằm bên trong mô gan dựa vào tính chất của phản âm, từ đó đánh giá sơ bộ về tổn thương.
Siêu âm đàn hồi mô gan là phương pháp không xâm lấn, được sử dụng phổ biến để chẩn đoán bệnh xơ gan do tính chính xác cao. Ngoài ra, kỹ thuật này còn khắc phục được những nhược điểm của phương pháp sinh thiết như gây đau, gây chảy máu, thời gian phục hồi lâu,...
Những trường hợp ghi nhận sau khi siêu âm:
Mức độ biểu thị độ cứng của mô gan dao động từ score 1 - 4, theo đó score 4 là những khối u ác tính và score 1 là khối u lành tính. Nếu kết quả là score 2,3 thì đây là trường hợp chưa thể xác định được, cần thực hiện thêm các thủ thuật khác hoặc xét thêm nhiều yếu tố để xác định được tình trạng của mô gan.
Những đối tượng được chỉ định siêu âm đàn hồi mô gan
Siêu âm đàn hồi mô gan để làm gì? Kỹ thuật siêu âm đàn hồi mô gan thường được chỉ định để đánh giá tình trạng tổn thương gan hoặc áp dụng cho các bệnh nhân mắc những bệnh về gan. Một số bệnh có thể được phát hiện nhờ công nghệ này gồm:
- Bệnh xơ gan;
- Gan nhiễm mỡ (có thể do sử dụng rượu hoặc không);
- Bệnh gan ứ mật mạn.
Một số ưu điểm của siêu âm đàn hồi mô gan
- Đánh giá chính xác tình trạng xơ gan;
- Không gây tổn thương như các phương pháp khác do đây là kỹ thuật không xâm lấn;
- Kỹ thuật dễ thực hiện;
- Giá thành hợp lý;
- Có thể sử dụng để chẩn đoán ung thư vú, tuyến giáp mô mềm,...
Quy trình siêu âm đàn hồi mô gan
Không cần những kỹ thuật quá phức tạp để thực hiện được phương pháp siêu âm này. Quan trọng là bước phân tích số liệu để đưa ra kết quả siêu âm chắc chắn nhất. Vì thế, để siêu âm đàn hồi mô gan, bệnh nhân nên chọn những cơ sở y tế có uy tín và kinh nghiệm.
Quá trình siêu âm gồm các bước như sau:
- Bệnh nhân nằm ngửa, đặt tay sau đầu, sau đó bác sĩ sẽ ấn đầu dò lên vùng da ở vị trí kẽ liên sườn với một lực vừa phải.
- Bác sĩ sẽ thực hiện 10 phép đo liên tục trên cùng một vị trí đó và cho ra số trung bình.
- Kết quả siêu âm sẽ dao động từ 1,5 - 7,5 kPa.
- Bác sĩ phân tích số liệu và trả kết quả cho bệnh nhân.
Kết quả sẽ biểu thị độ cứng của gan, sau đây là ý nghĩa của một vài số liệu sau khi siêu âm:
- Không bị xơ gan hoặc tổn thương gan nhẹ: Độ cứng < 0,3kPa.
- Xơ gan ở mức trung bình: Độ cứng từ 0,3 - 0,6 kPa.
- Xơ gan nặng: Độ cứng > 0,6 kPa.
Tóm lại, kỹ thuật siêu âm đàn hồi mô gan hiện đại được dùng để đánh giá mức độ xơ hóa gan. Đây là phương pháp chẩn đoán không xâm lấn, không gây đau đớn, thực hiện nhanh chóng, có độ chính xác cao. Phương pháp này giúp bệnh nhân có cơ hội tầm soát xơ hóa gan sớm hơn nên đang dần được sử dụng rộng rãi.
Xem thêm: Siêu âm tử cung phần phụ là gì? Đối tượng nào cần siêu âm?