I - Bụng đói mà miệng không muốn ăn có triệu chứng gì?
Hiện tượng bụng đói nhưng miệng không muốn ăn gây ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe và đời sống sinh hoạt. Khi cơ thể không được bổ sung chất dinh dưỡng khiến hệ miễn dịch suy yếu và nhanh mắc bệnh. Người có cảm giác đói nhưng không muốn ăn còn đi kèm các triệu chứng sau:
- Ăn uống không có cảm giác đi kèm triệu chứng buồn nôn.
- Người mệt mỏi, có thể bị thiếu ngủ hoặc mất ngủ.
- Không còn thấy thích thú với các món ăn mặc dù đó là các món yêu thích trước đây.
- Người mệt mỏi chân tay rã rời, tinh thần đi xuống.
II - Tại sao bụng đói mà miệng không muốn ăn?
Người đói bụng nhưng không muốn ăn chịu tác động từ nhiều lý do khác nhau. Căn cứ vào các tác nhân ảnh hưởng dưới đây bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị bệnh phù hợp nhất.
1. Lạm dụng rượu bia, chất kích thích
Uống quá nhiều rượu bia hoặc sử dụng chất kích thích (hút thuốc lá, cà phê, nước ngọt) cũng là nguyên nhân gây ra tình trạng bụng đói nhưng miệng không muốn ăn. Đây là những loại đồ uống có thể làm rối loạn chức năng gan, ảnh hưởng đến cảm giác ăn uống và làm cho tiêu hóa bị trì trệ.
Dùng nhiều chất kích thích dẫn đếm cảm giác đói bụng nhưng không muốn ăn
2. Hội chứng chán ăn tâm thần
Chán ăn tâm thần là tình trạng người bệnh không còn hứng thú với chuyện ăn uống, diễn ra rất phổ biến ở xã hội hiện đại. Đối tượng dễ mắc phải hội chứng chán ăn tâm thần là bé gái trong độ tuổi dậy thì hoặc phụ nữ dưới 40 tuổi.
Nguyên nhân của chán ăn tâm thần có thể là do vấn đề tâm lý, căng thẳng quá mức trong sinh hoạt hoặc công việc, ăn uống hoặc trầm cảm… làm ức chế cơn thèm ăn.
3. Tinh thần căng thẳng, trầm cảm
Căng thẳng, lo lắng hay trầm cảm là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến giảm cảm giác ăn ngon miệng, chán ăn. Khi đó, cơ thể sẽ tăng cường sản xuất các loại hormone gây tác động tiêu cực đến chức năng hệ tiêu hóa.
Khi đó, người bị căng thẳng quá mức sẽ cảm thấy bụng đói nhưng miệng không muốn ăn. Bên cạnh đó, người bệnh có thể xuất hiện trạng thái mệt mỏi, ủ rủ hoặc suy giảm trí nhớ mất tập trung.
4. Thời tiết nóng bức, khó chịu
Thời tiết oi bức, nền nhiệt gia tăng khiến cơ thể mệt mỏi, toát nhiều mồ hôi. Mọi người trong trạng thái thiếu hụt nước sẽ ăn không ngon miệng và vị giác kém linh hoạt. Ngoài ra, đại đa số người trong thời điểm này không còn tha thiết chuyện ăn, mà chuyển sang muốn được uống nước nhiều hơn.
Thời tiết nóng nực ảnh hưởng đến khẩu vị của mọi người
5. Gặp vấn đề về hệ tiêu hóa
Rối loạn tiêu hóa là bệnh lý liên quan trực tiếp đến khả năng thu nạp và tiêu thụ thức ăn. Rối loạn tiêu hóa có thể bao gồm: táo bón, tiêu chảy, đầy hơi, chướng bụng… khiến cho bụng có cảm giác đói bụng nhưng không muốn ăn thêm.
6. Tác dụng phụ khi dùng thuốc
Một số nhóm thuốc gây ra biến chứng phụ như bụng đói nhưng miệng không muốn ăn. Tình trạng này hay gặp ở những người sử dụng thuốc kháng sinh, thuốc trầm cảm, morphine, hóa trị ung thư…
Nếu tình trạng không muốn ăn kéo dài lsẽ khiến sức khỏe bị suy kiệt nghiêm trọng. Người bệnh cần tìm đến cơ sở y tế để thăm khám, tìm ra lý do bệnh và có biện pháp xử lý phù hợp.
7. Thiếu hụt vitamin và chất khoáng
Thiếu vitamin B12 hoặc thiếu sắt có thể gây ra triệu chứng đói bụng nhưng không muốn ăn. Vì thế, người bệnh cần tăng cường nhóm khoáng chất này từ các nguồn thực phẩm hoặc sản phẩm bổ sung. Khi cơ thể nạp đủ chất dinh dưỡng sẽ có trạng thái tinh thần tốt và hệ thống cơ quan hoạt động ổn định.
Cơ thể thiếu hụt vitamin, khoáng chất dẫn đến ăn kém
8. Mắc một số bệnh lý
Một số bệnh lý cũng có thể khiến cho người bệnh có cảm giác bụng đói nhưng miệng không muốn ăn. Nếu mắc các bệnh lý dưới đây thì người bệnh cần có hướng điều trị phù hợp để tránh tác động đến hoạt động ăn uống:
- Bệnh về tuyến giáp: Đây là cơ quan thực hiện nhiệm vụ sản xuất hormone để thu nạp và chuyển hóa chất. Khi tuyến giáp bị tổn thương thì hệ tiêu hóa hoạt động kém hiệu quả dẫn đến cảm giác đói bụng nhưng không muốn ăn.
- Bệnh nấm miệng: Giai đoạn này khoang miệng xuất hiện ổ viêm, vết loét khiến hoạt động nhai nuốt thức ăn bị khó khăn. Ngoài ra, người bị đau nhức răng ăn uống cũng khó khăn khiến họ không hứng thú với việc ăn uống dù đang đói bụng.
- Bệnh Alzheimer, bệnh về tim, bệnh phổi mạn tính: Các loại bệnh này diễn ra trong thời gian dài khiến vị giác và việc hứng thú trong ăn uống giảm sút nhanh.
- Cơ thể bị nhiễm virus: Người bệnh bị nhiễm viêm gan A, C hoặc bệnh về gan sẽ ăn uống không hấp dẫn như trước.
Bệnh tuyến giáp ảnh hưởng đến hoạt động dung nạp và trao đổi chất dinh dưỡng
XEM THÊM: Người mệt mỏi đổ mồ hôi nhiều là bệnh gì?
III - Bụng đói nhưng miệng không muốn ăn để lại hậu quả gì?
Đói bụng nhung không muốn ăn mặc dù cảm thấy đói có thể để lại nhiều hậu quả tác động xấu tới sức khỏe như:
- Người bệnh xuất hiện các dấu hiệu suy nhược cơ thể, các dưỡng chất bị thiếu hụt không thể chuyển hóa thành năng lượng để duy trì các hoạt động chung.
- Rối loạn chức năng của các bộ phận, nhón cơ quan (hệ cơ bắp, xương khớp, tim thận) khiến chứng hoạt động kém năng suất.
- Khiến cơ thể thường xuyên chìm vào trạng thái mệt mỏi, người uể oải, cảm giác không còn sức lực và thậm chí là trầm cảm.
- Chức năng miễn dịch bị xuống cấp làm tăng khả năng mắc bệnh lây nhiễm hoặc các bệnh mạn tính.
Vì vậy, bạn cần chủ động áp dụng các biện pháp khắc phục tình trạng ngay từ khi phát hiện các dấu hiệu hoặc phòng ngừa từ sớm để cơ thể không bị ảnh hưởng.
IV - Khắc phục cảm giác đói nhưng miệng không muốn ăn
Người bụng đói nhưng miệng không muốn ăn nếu để tình trạng tiếp diễn kéo dài sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Do đó để cải thiện cảm giác đói nhưng không muốn ăn các chuyên gia khuyến cáo điều sau:
1. Cân đối gia vị cho các món ăn
Đôi khi việc thêm chút gia vị cho các món ăn có thể làm kích thích vị giác, tăng cảm giác ngon miệng và muốn được ăn nhiều hơn.
Bạn có thể lựa chọn các loại gia vị phù hợp để phối hợp vào trong món ăn, ngoài ra một số loại gia vị còn hỗ trợ tiêu hóa, giảm chứng đầy bụng khó tiêu (gừng, tỏi…).
Cân đối gia vị cho các món ăn trong quá trình chế biến
2. Điều chỉnh chế độ ăn uống
Chế độ dinh dưỡng hàng ngày cần đảm bảo đầy đủ chất dinh dưỡng đặc biệt là các loại vitamin và khoáng chất. Đây là nguồn dưỡng chất làm tăng khẩu vị ăn uống, hỗ trợ cải thiện tiêu hóa và cải thiện hoạt động trao đổi chất.
Cụ thể là những loại vitamin và khoáng chất như sau: vitamin E, vitamin nhóm B, sắt, kẽm… Nhóm dinh dưỡng này thường có nhiều trong rau xanh, trứng, cá, thịt bò, thịt lợn, cua, hải sản.
Ngoài ra, có thể ăn thành các bữa nhỏ thay vì ăn quá nhiều loại thức ăn trong một bữa. Điều này có thể giúp bạn cảm thấy bớt áp lực hơn và không cảm thấy nhàm chán trong quá trình ăn uống.
3. Không uống nước trước bữa ăn
Việc uống nước ngay trước bữa ăn có thể làm đầy dạ dày, khiến cho chúng ta có cảm giác no bụng và không còn muốn ăn gì. Chính vì vậy, cần hạn chế uống nước ngay trước bữa ăn để tránh cảm giác bụng đói nhưng miệng không muốn ăn nhé.
4. Nên ăn cùng mọi người
Ăn một mình đôi lúc sẽ làm cho bạn có cảm giác cô đơn, buồn chán và ăn ít hơn so với ăn cùng nhiều người. Vì vậy, hãy rủ bạn bè hoặc người thân cùng thưởng thức món ăn và trò chuyện để tăng không khí trong các bữa ăn.
Ăn cùng mọi người để tăng cảm giác hứng thú trong lúc ăn
5. Căn chỉnh thời gian làm việc khoa học
Đừng quá mải miết làm việc mà bỏ quên chuyện ăn uống. Hãy cân đối thời gian làm việc, ăn uống và ngủ nghỉ hợp lý để tạo tâm lý thoải mái và ăn ngon miệng hơn. Nếu công việc quá sức với bạn, hãy nhờ sự giúp đỡ từ phía bạn bè, đồng nghiệp hoặc người thân.
6. Rèn luyện thể dục, thể thao
Rèn luyện thể dục thể thao giúp cơ thể tiêu thụ nhiều năng lượng, tăng cảm giác đói và giúp bạn ăn được nhiều hơn. Ngoài ra, vận động giúp kích thích tiêu hóa, tăng trao đổi chất và giúp bạn thấy thèm ăn hơn
Hằng ngày, bạn cần sắp xếp thời gian rèn luyện thể thao phù hợp để cải thiện tình trạng bụng đói nhưng miệng không muốn ăn và nâng cao sức khỏe tổng thể.
ĐỌC THÊM: Ăn yến có tăng sức đề kháng không?
V - Cách phòng ngừa cảm giác nhanh đói nhưng không muốn ăn
Cảm giác đói bụng nhưng không muốn ăn gì dẫn đến hệ lụy như: cơ thể mệt mỏi, người uể oải, thiếu hụt năng lượng… Vì vậy mọi người cần áp dụng các biện pháp phòng tránh để điều chỉnh vị giác:
Xây dựng thực đơn đa dạng
Chú ý tăng cường bổ sung các loại thực phẩm đa dạng để tránh nhàm chán và thêm phần hấp dẫn trong mỗi bữa ăn. Ngoài ra, cần bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng và tỷ lệ các chất dinh dưỡng cân bằng trong mỗi bữa ăn.
Thay đổi thực đơn dinh dưỡng để tăng cảm giác thèm ăn
Vận động thường xuyên
Mỗi ngày dành ít nhất 30 phút để rèn luyện, vận động thể thao để gia tăng hoạt động trao đổi chất, hỗ trợ nhu động ruột. Khi đó người bệnh có trạng thái tinh thần ổn định và không xảy ra triệu chứng bụng đói nhưng miệng không muốn ăn.
Áp dụng lối sống khoa học
Dành nhiều thời gian nghỉ ngơi, tránh stress kéo dài từ các vấn đề cuộc sống và hạng mục công việc. Chú ý, cần ngủ đủ giấc mỗi ngày để giúp hệ tiêu hóa làm việc tốt hơn, đồng thời nâng cao sức khỏe tổng thể để phòng ngừa tình trạng đói bụng nhưng không muốn ăn.
Giữ gìn vệ sinh răng miệng
Các bệnh về răng miệng (sâu răng, viêm lợi, viêm nha chu) làm cho việc ăn uống gặp nhiều cản trở. Nhiều người đau nhức răng, khoang miệng xuất hiện tổn thương sẽ không còn hứng thú với việc ăn uống kể cả khi đói bụng.
Trên đây là toàn bộ thông tin về vấn bụng đói nhưng miệng không muốn ăn dưới góc nhìn khách quan nhất. Nếu cảm giác đói bụng nhưng không muốn ăn kéo dài sẽ gây ra tổn thương nghiêm trọng về tinh thần và thể trạng. Vì vậy, ngay từ bây giờ bạn hãy cải thiện tình trạng này để luôn có sức khỏe tốt nhé.