Xương cụt gồm nằm ở vị trí cuối cùng của cột sống. Một trong số những vấn đề thường gặp với xương cụt là chấn thương. Tình trạng chấn thương xương cụt có thể gây đau đớn và kéo theo nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe. Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu chi tiết về tình trạng này ngay bây giờ nhé!
Chấn thương xương cụt là gì?
Xương cụt nằm ở đâu trên cột sống của chúng ta? Trên hệ thống xương cột sống, xương cụt còn được gọi là đốt sống cụt, nằm ở vị trí thấp nhất. Nó gồm 5 đốt sống tạo thành hình tam giác nối với xương hông. Xương cụt có chức năng giúp cơ thể duy trì trạng thái cân bằng khi ở tư thế ngồi.
Nhóm xương này cũng giúp các cơ quan xung quanh như dây chằng, gân, cơ được cố định. Xương cụt hỗ trợ nâng đỡ cột sống, giúp chúng ta thực hiện tốt các chức năng đi, đứng, ngồi. Ngoài ra, xương này còn giúp các khớp hoạt động linh hoạt hơn.
Chấn thương xương cụt là tình trạng có tổn thương ở xương cụt gây đau đớn, tác động xấu đến sức khỏe. Chấn thương ở xương cụt có thể gồm nhiều dạng và xảy ra ở các mức độ khác nhau từ bầm tím, trật khớp đến gãy xương cụt. Người gặp chấn thương này sẽ cảm thấy đau nhức từ âm ỉ đến đau nhói. Theo thống kê, tỷ lệ nữ giới bị chấn thương ở xương cụt cao hơn nam giới. Lý do là vì trong giải phẫu, xương chậu của nữ giới rộng hơn nên xương cụt bị lộ ra nhiều hơn.
Nguyên nhân phổ biến gây chấn thương xương cụt
Xương cụt của chúng ta có thể bị chấn thương do nhiều nguyên nhân khác nhau. Trong đó, những nguyên nhân thường gặp nhất có thể kể đến như:
- Người bệnh bị ngã mạnh ở tư thế ngồi, thường là ngã lên bề mặt cứng gây tổn thương xương cụt. Đây cũng là nguyên nhân phổ biến nhất gây chấn thương xương cụt.
- Một cú đánh mạnh và trực tiếp vào vùng xương cụt trong các cuộc đánh lộn, ẩu đả.
- Các môn thể thao tiếp xúc có tác động lực lớn trực tiếp vào vùng xương cụt của người chơi.
- Với phụ nữ, nguy cơ xương cụt bị tổn thương trong quá trình sinh nở là hoàn toàn có thể.
- Các hoạt động tạo ra ma sát với xương cụt được lặp đi lặp lại cũng có thể làm tổn thương xương cụt. Thường gặp nhất là hoạt động chèo thuyền, đạp xe trong thời gian dài.
- Các nguyên nhân ít gặp hơn có thể kể đến như: Chèn ép rễ thần kinh, gai xương, nhiễm trùng cục bộ, khối u vùng xương cụt, chấn thương ở các bộ phận khác của cột sống ảnh hưởng đến xương cụt,…
Triệu chứng chấn thương xương cụt
Tùy mức độ tổn thương ở xương cụt, người bị chấn thương có thể gặp các triệu chứng khác nhau. Thường gặp nhất là các triệu chứng như:
- Cảm giác đau nhức ở vùng xương cụt khá rõ ràng, mức độ đau từ âm ỉ đến dữ dội. Cơn đau sẽ tăng lên mỗi khi người bệnh ngồi lâu hoặc khi vùng xương cụt phải chịu áp lực.
- Bị đau, căng thẳng thậm chí mất kiểm soát ruột hoặc bàng quang.
- Người bệnh đau tăng khi đi vệ sinh, làm việc nhà, tập thể dục, thể thao. Bệnh nhân là phụ nữ sẽ bị đau khi quan hệ tình dục.
- Nếu bị tổn thương cột sống, bệnh nhân sẽ bị đau cổ và đau lưng dữ dội. Tình trạng tê liệt một phần cơ thể sẽ xảy ra, chân và tay có xuất hiện các điểm yếu.
Xương cụt bị chấn thương ảnh hưởng rất nhiều đến sinh hoạt và cuộc sống thường ngày của người bệnh. Ngay cả những hoạt động bình thường như xoay người, ngồi xuống,… cũng khiến họ ám ảnh. Càng để lâu, các chấn thương này càng khó phục hồi và để lại di chứng nặng nề. Vì vậy, nếu có dấu hiệu nghi ngờ tổn thương xương cụt, người bệnh cần đi khám sớm. Đặc biệt, nếu có dấu hiệu chấn thương tủy sống, người bệnh cần giữ nguyên tư thế, không được di chuyển và người nhà cần gọi xe cấp cứu.
Điều trị chấn thương xương cụt
Chấn thương xương cụt có thể được điều trị thế nào phụ thuộc vào nguyên nhân gây chấn thương. Một số phương pháp điều trị phổ biến nhất thường là:
- Nếu gãy xương cụt mức độ nhẹ, bệnh nhân sẽ được điều trị mà không cần phẫu thuật. Bác sĩ sẽ hướng dẫn người bệnh nghỉ ngơi ở tư thế cố định để giảm áp lực lên vùng bị gãy, tạo điều kiện cho quá trình liền xương.
- Nếu gãy xương cụt nghiêm trọng, bác sĩ sẽ chỉ định phẫu thuật. Xương cụt sẽ được đặt vào đúng vị trí và được cố định bằng đinh hay ốc vít. Thậm chí có trường hợp bắt buộc phải cắt bỏ xương cụt.
- Sau điều trị, bệnh nhân bị chấn thương vùng xương cụt cần được chăm sóc, tập luyện phục hồi. Trị liệu thần kinh cột sống sẽ giúp phục hồi chức năng xương cụt hiệu quả. Bệnh nhân có thể được vật lý trị liệu bằng các máy móc hiện đại như: Máy chiếu laser, sóng siêu âm, máy kéo dãn cột sống TDS,…
Quá trình phục hồi nhanh hay chậm phụ thuộc vào nguyên nhân chấn thương, mức độ nghiêm trọng, phương pháp điều trị chấn thương. Nếu gãy xương cụt, có thể cần 8 - 12 tuần đẻ lành thương.
Chăm sóc cho người bị chấn thương xương cụt
Chấn thương xương cụt có thể cần nhiều thời gian để phục hồi. Và người bệnh có thể cần đến những phương pháp giảm đau và chăm sóc hỗ trợ phục hồi sau:
- Chườm nóng có tác dụng giảm căng cơ, chườm lạnh có tác dụng giảm sưng đau. Biện pháp chườm sẽ giúp người bệnh giảm phần nào triệu chứng khó chịu.
- Bệnh nhân có thể được giảm đau bằng thuốc giảm đau không steroid (NSAID). Tuy nhiên, phương pháp này không thể áp dụng lâu dài để tránh làm ảnh hưởng đến gan, thận, dạ dày.
- Người bệnh càng nghỉ ngơi nhiều, chấn thương càng nhanh khỏi. Mọi hoạt động thể chất gây đau đều cần tạm dừng và ưu tiên nghỉ ngơi. Bệnh nhân nên hạn chế ngồi, ưu tiên nằm sấp để giảm áp lực lên xương cụt.
Phòng ngừa chấn thương xương cụt
Chấn thương ở xương cụt có thể xảy ra một cách đầy bất ngờ và trong những tình huống tưởng như vô hại như: Khi đi trên cầu thang, bắc ghế cao lấy đồ, lau dọn ở vị trí cao, đi lại trong nhà tắm, đi đường khi trời mưa, tham gia giao thông, thể dục thể thao,… Vì vậy, để giảm nguy cơ chấn thương, chúng ta cần hết sức cẩn thận trong mọi hoạt động của đời sống.
Khi đi lại hay tập thể dục thể thao, bạn nên chọn những đôi giày tốt, vừa chân để tránh trơn trượt và giảm nguy cơ té ngã. Nền nhà tắm nên giữ khô ráo, chống trơn trượt. Không nên đi lại ra ngoài đường, leo cầu thang khi đang bị chóng mặt, hạ huyết áp,… cũng là điều nên làm.
Chấn thương xương cụt có thể xảy ra với các mức độ khác nhau. Có thể, chấn thương nhẹ chỉ thoáng qua rồi tự khỏi. Nhưng cũng có khi cần phẫu thuật và phục hồi chức năng trong thời gian dài. Tốt nhất, khi có dấu hiệu đau xương cụt, chúng ta nên đi khám càng sớm càng tốt.