I. Nguồn gốc của chó phốc sóc
Chó phốc sóc có tên tiếng Anh là Pomeranian, hay còn gọi là Pom, được phát triển ở tỉnh Pomeranian - vùng phía bắc lạnh giá của Ba Lan và Đức từ các giống chó Spitz cổ xưa.
Hình ảnh chó phốc sóc Pomeranian
Theo như nhiều tài liệu ghi chép cho biết, vào năm 1761, công chúa Sophie Charlotte 17 tuổi của xứ Mecklenburg-Strelitz (một tỉnh lân cận của vùng Pomeranian), yêu và kết hôn với hoàng tử Anh, người sẽ trở thành Vua George III. Nàng khi đó đã mang theo một đôi chó có tên là Phebe và Mercury, nặng hơn 10kg.
Đến năm 1888, nữ hoàng Victoria trong một lần đến Ý đã nhìn thấy một chú chó Pom nhỏ bé màu đỏ, nặng khoảng 6kg. Sau này, bà chính là người đã lai tạo chú chó này với những giống chó hoàng gia do công chúa Sophie đã mang về và phối giống trong nhiều năm trước đó để tạo thành giống Pomeranian mà chúng ta biết đến ngày nay.
Về sau này, năm 1892 chú chó Pom đầu tiên được tham gia một buổi biểu diễn dành cho chó ở New York, đánh dấu sự xuất hiện của giống chó phốc sóc lần đầu tiên tại Mỹ. Chúng nhanh chóng thu hút được sự chú ý của người dân và được ghi tên trong danh sách của AKC. Hiện nay, giống chó này đã trở nên vô cùng phổ biến mà chúng ta có thể bắt gặp ở bất cứ nơi đâu.
II. Đặc điểm chó phốc sóc
1. Về ngoại hình
Chó phốc sóc có hình dáng nhỏ nhắn, đáng yêu với bộ lông dày dặn, trông không khác gì một cục bông biết đi. Chúng sở hữu đôi chân nhỏ bé, có thể chạy nhảy và di chuyển linh hoạt. Phần đuôi vô cùng ấn tượng bởi phần lông xù dài và có độ cong hướng về sống lưng trông rất điệu.
Giống chó này còn sở hữu khuôn mặt giống cáo với phần mõm nhỏ, mặt tròn trịa, đôi mắt to màu nâu đen, tươi sáng, tinh anh. Đôi tai của chúng nhỏ bé, hình tam giác, luôn dựng đứng lên để có được thính lực tốt nhất.
2. Về kích thước
Dựa vào chiều cao và cân nặng mà hiện nay người ta phân loại chó phốc sóc thành 3 loại chính:
- Chó phốc sóc tiêu chuẩn: Có chiều cao trung bình từ 20-25cm, trọng lượng từ 2-4kg.
- Chó phốc sóc mini: Có chiều cao trung bình nhỏ hơn 20cm, trọng lượng chỉ 2kg.
- Chó phốc sóc teacup: Có chiều cao trung bình nhỏ hơn 15cm, trọng lượng chỉ khoảng 1kg.
Chó phốc sóc teacup
3. Về tuổi thọ
Mặc dù có thân hình nhỏ nhắn, thế nhưng chó phốc sóc có thể sống được từ 13-16 năm nếu như được chăm sóc tốt. Một số chú chó trên thế giới đã được ghi nhận là sống được đến 20 năm. Do đó mà chúng trở thành giống chó được yêu thích trên toàn thế giới.
4. Về tính cách
Chó phốc sóc vô cùng lanh lợi, hoạt bát và thông minh. Chúng dễ dàng có thể được huấn luyện để làm trò xiếc, nhặt đồ, chơi đùa cùng chủ nhân. Bên cạnh đó, chúng vô cùng thân thiện với con người, nhất là trẻ em, cùng với đó là hòa hợp với đa số các thú nuôi khác trong nhà.
Giống chó này rất trung thành và quấn quýt với chủ. Chúng rất thích được vuốt ve, ôm ấp và dỗ dành. Tuy nhiên nếu như bạn nuông chiều chúng quá mức, chúng có thể nghịch ngợm và hay cắn phá đồ đạc trong nhà, thậm chí thích đi “cà khịa” những con chó lớn. Do đó mà bạn cũng nên có những biện pháp để bảo ban và dạy dỗ chúng tử tế.
Mặc dù nhỏ bé, thế nhưng chó phốc sóc lại rất cảnh giác với người lạ cũng như những điều bất thường xảy ra. Khi đó chúng sẽ có xu hướng sủa liên tục để nhắc chủ nhân phải cẩn thận và phòng tránh.
Những chú chó Pom là thú cưng tuyệt vời cho những người lớn tuổi và những người bận rộn, vì chúng không phải là một giống chó quá phụ thuộc. Một số con được đặc biệt được huấn luyện như chó trị liệu, mang lại niềm vui và sự thoải mái cho người bệnh, người già.
III. Tổng hợp một số màu lông của chó phốc sóc
Bộ lông của chó của những chú chó bông xù vô cùng dày dặn, gồm hai lớp giúp giữ ấm cơ thể hiệu quả. Về màu lông, câu lạc bộ chó giống Hoa Kỳ (AKC) công nhận 18 màu với rất nhiều loại chó phốc sóc khác nhau. Thời kỳ đầu tiên, những chú chó Pomeranian có màu lông trắng tinh, thế nhưng trải qua hàng trăm năm lai tạo đã khiến chúng có thêm nhiều màu sắc nữa như màu nâu, kem, xám, xanh, vàng,... cùng các biến thể màu sắc khác nhau. Nhưng theo thực tế chó phốc sóc trắng và nâu đỏ vẫn được ưa chuộng nhiều nhất hiện nay.
1. Chó phốc sóc trắng
phốc sóc màu trắng là những cá thể đặc biệt bởi phải trải qua một quá trình dài, các nhà lai tạo mới có thể tạo ra chúng.
Màu lông trắng hoàn hảo của chúng không pha tạp thêm bất kỳ một màu sắc nào khác. Tuy nhiên, các điểm viền mắt, mũi, môi và miếng đệm chân sẽ có màu đen.
Hầu hết, các bé Pom trắng khi mới ra đời sẽ có điểm màu hồng nhưng đến khi trưởng thành, các điểm màu đó sẽ mất dần đi và thay bằng bộ lông trắng muốt như tuyết.
Chú ý: Màu trắng cũng có thể là dấu hiệu bệnh bạch tạng ở cún khi thực hiện phối giống cận huyết.
2. Chó phốc sóc đỏ nâu
Bộ lông của chúng có màu đỏ đậm như gỉ sắt với phần lông màu kem nhạt hơn trên ngực. Đỏ và cam là một trong hai màu phổ biến nhất.
3. Chó phốc sóc vàng kem
Màu kem này thuộc tông màu cam hoặc vàng rất nhạt giống như tổ ong. Lớp lông bảo vệ bên ngoài có thể có màu hơi đậm hơn so với lớp lông lót. Viền mắt, mũi, môi và miếng đệm chân của chúng phải có màu đen.
Những bé phốc sóc màu kem khi mới sinh thường có bộ lông màu trắng, sau vài tháng sẽ sẫm lại thành màu kem.
4. Chó phốc sóc đen tuyền
Tại thị trường thú cảnh hiện nay, những bé phốc sóc màu đen thật sự rất hiếm gặp. Bộ lông đen hoàn hảo không lẫn với bất kỳ một màu nào của chúng gợi lên vẻ đẹp thần bí, cuốn hút.
Hãy cẩn thận khi đưa chó chó phốc sóc đen ra ngoài trời vì phơi nắng dần dần làm trắng bộ lông của chúng và tạo ra bộ lông màu nâu đỏ.
5. Chó phốc sóc nâu socola
Một chú chó nâu thường giống một con gấu bông. Chó phốc sóc màu nâu socola có thể có nhiều màu từ socola sữa đến socola đen, mũi và bàn chân của chúng thường có cùng màu nâu mượt. Bất kỳ chú cún phốc sóc nào xuất hiện màu đen trong bộ lông sẽ không được xếp vào màu nâu socola. Một số bé Pom khi chơi quá lâu dưới trời nắng có thể xuất hiện thêm các vết đỏ hoặc vết cháy nắng ở bộ lông của chúng.
6. Chó phốc sóc xanh dương
phốc sóc màu xanh thường là kết quả của việc nhân giống 2 chú cún lông màu đen với nhau. Màu lông xanh thực ra là một màu đen pha loãng: Nó là màu đơn sắc từ nhạt đến xám đậm và chỉ hơi ánh màu xanh lam. Lớp lông lót bên trong của các bé cũng là màu xám. Các điểm viền mắt, mũi, môi và miếng đệm của Pom cũng phải có màu xanh.
Khi mới sinh, cún phốc sóc màu xanh thường sở hữu bộ lông màu bạc hoặc thậm chí có thể là màu đen. Màu lông này sẽ chuyển thành màu xám ánh xanh đậm hoặc nhạt khi cún thay lông ở độ tuổi trưởng thành.
Một số trường hợp phốc sóc màu xanh tối đến mức nhiều người nghĩ chúng là màu đen. Nhưng nếu được đặt cạnh các bé cún màu đen tuyền, bạn sẽ thấy chúng có tông sáng hơn một chút.
7. Chó phốc sóc màu black tan (đen điểm tan)
Đây là những chú cún không có màu đen hoàn toàn mà sẽ pha với các điểm màu tan. Lớp lông lót màu tan là màu sáng hơn so với tông màu chính. Các điểm viền mắt, mũi, môi và miếng lót của chúng thường có màu đen.
8. Chó phốc sóc brown tan (nâu điểm tan)
Màu nâu với các điểm tan bao gồm tất cả các sắc thái từ màu hải ly nhạt đến sô cô la đen nhất, các vị trí điểm tan sẽ có màu sáng hơn, nâu đậm hoặc nhạt, phù hợp với màu của bộ lông chính.
9. Chó phốc sóc blue tan (xanh dương điểm tan)
Màu xanh với các điểm tan thực ra là màu lông sau khi pha loãng của một chú cún black tan. Các điểm viền mắt, mũi, môi và miếng đệm của cún phải có màu đen. Điểm tan ở một hoặc cả hai mắt di truyền có thể có màu xanh, màu gỉ sét hoặc nâu.
10. Chó phốc sóc parti
Màu parti là sự kết hợp của màu lông trắng với bất kỳ màu nào khác. Các màu được phân bố thành từng mảng với một đốm trắng xinh xinh ở trên đầu.
11. Chó phốc sóc màu vàng cam
Màu vàng là màu truyền thống nhất của chó phốc sóc. Màu này được lai tạo bằng cách giao phối giữa một con chó phốc sóc màu vàng với một con sable mang gen lặn rõ ràng.
12. Chó phốc sóc beaver (hải ly)
Màu beaver là một màu nâu pha loãng với các sắc độ khác nhau, từ màu be kem đến màu nâu cam. Trong bảng tiêu chuẩn của AKC, màu hải ly còn được gọi là màu Bánh quy. Chúng được phân biệt với màu kem bằng những điểm màu be hoặc nâu ở trên mũi, môi, viền mắt và miếng lót chân. Bất kỳ bé phốc sóc nào có điểm đen trong bộ lông thì đó không phải là màu beaver. Đôi mắt của chúng có màu hạt dẻ (nâu nhạt).
13. Chó phốc sóc lavender (oải hương)
Màu lavender là màu hơi xám pha với một chút hồng nhạt hoặc socola. Đây là màu sắc hiếm gặp. Chúng có thể là kết quả khi phối giống giữa hai màu pha loãng như màu xanh phối với màu beaver. Đây là một màu sắc đẹp nhưng không nằm trong tiêu chuẩn được AKC phê duyệt.
14. Chó phốc sóc merle
Merle được AKC công nhận là màu lông chính thức của chó Pom. Tuy nhiên, một số quốc gia khác không chấp nhận màu này thuộc chuẩn vì nó mang lại nhiều đột biến gen cho cún con, khiến chúng rất dễ bị điếc hoặc mù do gen merle kép ngăn chặn một số tế bào sắc tố trong mống mắt và ốc tai.
Màu Merle tạo ra hiệu ứng phân tán màu sắc trên lớp lông. Thông thường, màu chúng bao gồm nhiều màu như: Xanh nhạt, xám, đen, rám nắng hoặc đỏ hòa quyện vào nhau, tạo ra các mảng hoặc chấm lông lốm đốm trông khá thú vị.
15. Chó phốc sóc wolf sable
Một chú chó wolf sable trông rất giống sói xám và có lông bảo vệ màu đen. Đây là một màu hiếm hoi của chó phốc sóc và thường bị nhầm với màu vàng sable. Cách duy nhất để chắc chắn về giống chó này là thông qua xét nghiệm gen màu sắc.
Biến thể màu xám có màu sable tạo cho những chú Pom có mũi đen, viền mắt, môi và bàn chân. Các bộ phận tối nhất thường là mặt, lưng và ngực. Chúng không có vấn đề sức khỏe đối với màu sắc cộng với độ hiếm nên đắt thành thường đẩy lên rất cao, có thể tới 2000 USD.
16. Chó phốc sóc brindle
Brindle là chỉ những điểm sọc với các màu đỏ, vàng, cam và đen. Màu brindle có nhiều hoạ tiết hơn là một màu dẫn đến các sọc tối. Những điểm tối nhất thường là bàn chân, tai, mõm và lưng. Mỗi vện hay nâu đốm đều trông khác với những vện hay nâu đốm khác, vì vậy bạn có thể chắc chắn rằng mình đang sở hữu một chú chó trông độc nhất.
IV. Các dòng chó phốc sóc lai
1. Chó phốc sóc lai Bắc Kinh
Giống chó này có nét đẹp phá cách bởi chúng không được thừa hưởng trọn vẹn bộ lông trắng tinh của dòng thuần chủng mà thường pha thêm một ít màu nâu. Với ngoại hình nhỏ nhắn, dễ thương, chúng vẫn giữ được cái miệng dài được coi là biểu trưng của dòng chó phốc sóc.
Những chú chó lai Bắc Kinh khi còn nhỏ hai tai vẫn dựng đứng. Nhưng khi đến tuổi trưởng thành thì tai sẽ cụp xuống giống với chó Bắc Kinh. Chúng có tính cách linh hoạt, hoạt bát, lanh lợi và rất thân với chủ.
2. Chó phốc sóc lai Nhật
Giống chó này có bộ lông ngắn và mượt, thân hình thon gọn dễ thương với bộ lông khá nhiều màu sắc khác nhau. Chúng rất trung thành với chủ nhân và khó gần với người lạ; bản tính tính hiếu động và hoạt bát, thông minh không thua kém gì các dòng chó phốc sóc khác.
3. Chó phốc sóc lai Poodle (Pomapoo)
Những chú chó lai có ngoại hình dễ thương với màu lông mang vẻ đẹp đặc trưng của dòng chó Poodle. Chúng có ngoại hình nhỏ nhắn đáng yêu như một con thú bông với phần miệng ngắn hơn và không hếch lên như các dòng chó thông thường. Tính cách của các bé Pomeranian cũng giống như các dòng chó phốc sóc mini lai khác như trung thành, nhanh nhẹn, hoạt bát, thông minh,…
4. Chó phốc sóc lai Yorkshire Terrier (Yoarian)
Đây là dòng chó được lai tạo bởi 2 loại mini nên có kích thước rất nhỏ xinh, chỉ cao khoảng từ 15-20cm, và nặng khoảng 1,5-3kg.
Về ngoại hình, các bé Yoarian có sự kết hợp hoàn hảo khi sở hữu những nét độc đáo của cả 2 giống chó: Màu lông giống với chó Yorkshire Terrier và bộ lông dài mượt giống chó phốc sóc. Cặp tai của chúng có hình tam giác dựng thẳng đứng giống chó Yorkshire Terrier nhưng khuôn mặt lại giống chó phốc sóc.
Tính cách của dòng này khá hiếu động và dễ thân thiện với mọi người, cho dù là người lạ. Chúng cũng rất thông minh và trung thành với chủ.
5. Chó phốc sóc lai Pug (Pom-A-Pug)
Giống chó này cao khoảng 20-30cm, nặng từ 3-8kg, có ngoại hình gần giống với chó cỏ với bộ lông dài, đuôi dài và cong. Tuy chúng có ngoại hình không mấy đẹp mắt nhưng lại cực kỳ thông minh và nhanh nhẹn.
Đặc biệt, những chú chó phốc sóc lai Pug rất dễ huấn luyện, chỉ sau vài lần tập là có thể nhớ được. Đây là dòng chó rất đáng nuôi trong gia đình vì chúng rất trung thành với chủ.
6. Chó phốc sóc lai Chihuahua
Giống chó lai này có thân hình nhỏ nhắn, xinh xắn nên rất được ưa chuộng. Chúng có ngoại hình khá đặc biệt thừa hưởng những đặc điểm đáng yêu của 2 dòng: Miệng nhỏ hơi dài và hếch lên giống chó phốc sóc; cặp mắt to tròn sáng giống chó Chihuahua cùng với tính cách thông minh, hoạt bát, hiếu động của cả hai dòng.
7. Chó phốc sóc lai Husky
Đây là dòng chó có ngoại hình nhỏ bé và đôi chân ngắn giống chó phốc sóc. Ở giữa đầu chúng thường có 1 vệt lông khác màu tạo nên điểm nhấn nổi bật. Con lai Husky có cặp mắt to, tròn giống với chó phốc sóc. Bộ lông dày 2 lớp đúng chuẩn của giống chó thuộc nhóm Spitz (chó đuôi cuộn). Màu lông dòng chó lai này khá đa dạng tùy thuộc vào màu lông của bố mẹ. Đuôi của chúng có nhiều lông trông giống như bông cỏ lau và cong lên lưng. Tai luôn dựng đứng.
Về tính cách thì giống chó lai này vẫn giữ được tính tinh nghịch, hoạt bát của dòng chó phốc sóc, độ ngáo giảm xuống và có vẻ ngoan hơn nhiều so với dòng chó Husky.
V. Cách mua chó phốc sóc
1. Chó phốc sóc giá bao nhiêu?
1.1. Đối với chó Pom lai tạo trong nước
Với những chú chó phốc sóc được phối giống trong nước, giá sẽ dao động trong khoảng từ 6-12 triệu đồng một con tùy thuộc vào việc nó có giấy tờ chứng minh nguồn gốc hay không. Những chú chó này sẽ không đảm bảo về mặt thuần chủng và có ngoại hình không đẹp mắt.
1.2. Đối với chó Pom nhập khẩu từ Thái Lan
Với những chú chó phốc sóc được nhập khẩu từ Thái Lan hoặc Trung Quốc. Mức giá sẽ dao động từ 15-20 triệu đồng một con, có đầy đủ giấy tờ chứng minh nguồn gốc, sức khỏe và đảm bảo vệ mặt thuần chủng, có ngoại hình đẹp mắt.
1.3. Đối với chó Pom nhập khẩu từ châu Âu, Mỹ
Với những chú chó phốc sóc thuần chủng được nhập khẩu trực tiếp từ thị trường Mỹ hoặc châu Âu, giá sẽ khá cao, dao động từ 40-50 triệu đồng một con. Tuy nhiên về chất lượng và độ thuần chủng cũng như ngoại hình thì không cần phải bàn cãi. Đó đều là những chú chó chất lượng nhất không nơi nào có thể sánh được.
2. Kinh nghiệm lựa chọn chó phốc sóc
- Đặc điểm ngoại hình: Tùy theo nhu cầu và sở thích bạn có thể lựa chọn đặc điểm ngoại hình của chó phốc sóc (Pomeranian) như thân hình, màu sắc của lông,...
+ Chó khi mua có trọng lượng vừa phải không quá béo hoặc quá gầy. Quan sát bụng chó to nhưng có vẻ ngoài gầy gò thì không nên mua đây có thể là dấu hiệu của giun sán.
+ Tìm kiếm một chú chó con có lồng ngực khỏe, chắc chắn, chân dày, mập, thẳng và nhỏ.
+ Kiểm tra phần mắt và mũi của chúng: mắt phải rõ, sáng và tỉnh táo, mũi khỏe mạnh thông thường chỉ hơi ươn ướt.
+ Nên kiểm tra màu sắc nướu của chó con, nướu nên có màu hồng khỏe mạnh. + Chọn mua chó con có bộ lông mượt, màu lông chuẩn, kiểm tra bên trong tai có thấy bất kỳ dịch nào tiết ra hay không, tai có màu đỏ, bị viêm, chảy mủ hoặc chứa đầy chất màu đen thì tuyệt đối không nên mua.
+ Quan sát chó phốc sóc có năng động, hoạt bát hay không, dáng đi xem có bình thường hay không.
- Chú ý đến độ tuổi: Bạn có thể chọn mua chó phốc sóc con hay trưởng thành đều được, tuy nhiên cần chú ý đến ưu nhược điểm của mỗi độ tuổi:
+ Chó phốc sóc trên 2 tháng tuổi bạn cần cẩn thận hơn trong chế độ ăn, chăm sóc và tiêm phòng.
+ Chó phốc sóc trưởng thành từ 2 tuổi trở lên bạn sẽ đỡ tốn công chăm sóc và tiêm ngừa các bệnh hơn bởi sức đề kháng của chúng đã khỏe mạnh.
- Giống chó: Tùy vào mục đích và kinh tế mà bạn chọn giống theo nhu cầu: chọn giống chó thuần chủng hay lai. Thông thường, chó thuần chủng có giá đắt hơn từ 3-4 lần.
- Giấy tờ của phốc sóc: Người bán cần cung cấp các giấy tờ liên quan, giấy chứng minh thuần chủng của các Hiệp hội nuôi chó, giấy tờ nhập khẩu đối với chó nhập…
3. Cảnh báo lời rao “Chó phốc sóc mini giá rẻ 250k”
Giá chó phốc sóc thuần chủng rẻ nhất là từ 8 triệu đồng. Chắc chắn rằng các cửa hàng thú cưng uy tín hoặc các trại chó có tiếng không có lý do gì để hạ giá chó phốc sóc xuống mức thấp như vậy. Chúng có thể là chó cảnh không rõ nguồn gốc, bị bệnh hoặc thậm chí là một hình thức lừa đảo. Chính vì thế, đứng trước các lời rao như thế này, bạn cần thật sự tỉnh táo xem xét kỹ lưỡng các thông tin để không bị mất tiền oan.
VI. Cách nuôi chó phốc sóc
1. Chó phốc sóc ăn gì?
Chó Pom rất kén ăn và chỉ thích ăn những gì ngon nhất. Vậy nên bạn cần phải rất đau đầu để suy nghĩ xem nên bổ sung thứ gì cho chúng ăn hàng ngày. Bạn có thể tham khảo một số loại thức ăn sau đây:
- Các loại thịt như thịt gà, thịt bò, cá, nội tạng lợn, trứng vịt lộn là những thức ăn khoái khẩu mà phốc sóc ưa thích. Chúng giúp cung cấp dồi dào protein, khoáng chất thiết yếu cho cơ thể.
- Các loại rau củ cung cấp chất xơ và vitamin giúp chú chó của bạn tiêu hóa dễ dàng thức ăn.
- Cơm giàu tinh bột giúp bổ sung năng lượng cho cơ thể của chó Pom để giúp chúng vận động được liên tục.
- Bạn không nên cho chó phốc sóc ăn các loại thực phẩm giàu chất béo. Bởi nó sẽ khiến chú chó của bạn bị rối loạn tiêu hóa và mắc các bệnh tim mạch.
Đối với chó Pom còn non thì bạn có thể cho chúng ăn nhiều bữa nhỏ trong ngày. Tuy nhiên với chó trưởng thành thì chỉ cần cho ăn 2 bữa/ngày là đủ.
2. Chó phốc sóc không nên ăn gì?
- Tỏi, hành: Hai thực phẩm này có thể khiến chúng bị khó thở, nôn mửa, mệt mỏi và ngộ độc.
- Sữa: Tất cả các loại sữa hay sản phẩm từ sữa dành cho người có thể khiến chó phốc sóc bị nôn mửa, đầy hơi, dị ứng và tiêu chảy. Bạn chỉ nên cho cún cưng uống các loại sữa dành riêng cho chó để bảo vệ hệ tiêu hóa của chúng.
- Socola: Ăn phải socola có thể khiến chó của bạn bị tiêu chảy, co giật, run rẩy, thậm chí là tử vong. Trong các loại chocolate thì socola không đường và socola đen là nguy hiểm nhất.
- Các loại xương: Xương trâu xương bò quá cứng sẽ khiến phốc sóc bị gãy răng; trong khi xương cá, xương gà nhỏ có thể khiến chúng bị hóc. Do đó, chỉ nên cho chó phốc ăn xương khi đã ninh mềm hoặc xay nhỏ.
- Thịt, cá và trứng sống: Thực phẩm sống chứa nhiều vi khuẩn E.coli và Salmonella sẽ khiến những chú chó bị tiêu chảy, nôn mửa và ngộ độc.
- Các thực phẩm khác không nên ăn như: muối và đường, thực phẩm chứa caffeine, trà, cà phê, thực phẩm chứa xylitol, quả bơ, rượu bia, quả nhỏ, nước ngọt có gas…
3. Chăm sóc lông
Do có bộ lông xù và dày dặn, cho nên bạn cần phải chải lông cho chú chó của mình hàng ngày nhằm giúp bộ lông luôn mềm mượt và không bị rụng bừa bãi. Ngoài ra nếu như lông mọc quá dày, bạn nên tiến hành cắt tỉa bớt để không làm vướng víu trong quá trình vận động và sinh hoạt.
4. Tắm rửa
Chó phốc sóc vô cùng sạch sẽ, bạn nên cho chúng tắm rửa định kỳ 2-3 lần/tháng để đảm bảo cơ thể luôn sạch và không bốc mùi khó chịu. Sau khi tắm xong, bạn nhớ phải sấy khô lông cho chúng nhé.
5. Chăm sóc răng miệng
Thường xuyên chải răng 3-4 lần/tuần để giúp chú chó của bạn không bị hôi miệng cũng như ngăn ngừa sâu răng, viêm lợi hoặc chảy máu nướu.
6. Cắt móng
Thường xuyên cắt tỉa bớt móng chân cho phốc sóc nếu nó mọc quá dài. Điều này sẽ giúp chúng không cào xé được đồ đạc trong nhà cũng như làm trầy xước da của bạn khi ôm ấp.
VII. Những câu hỏi thường gặp về chó phốc sóc
1. Chó phốc sóc có rụng lông không?
Do có bộ lông dày, chó phốc sóc rất dễ bị rụng lông khắp nơi nếu như bạn không chải lông cho chúng hàng ngày. Việc dọn dẹp nhà cửa để làm sạch lông của chúng trên đồ đạc luôn là điều ám ảnh đối với mỗi người nuôi chó cảnh.
2. Chó phốc sóc có dễ nuôi không?
Giống chó này khá "chảnh", thích được nuông chiều và cực kỳ kén ăn, chỉ ăn đồ ăn ngon. Thêm vào đó, bộ lông dài và dày đòi hỏi phải chăm sóc khá kỳ công khiến chúng trở thành giống chó không hề dễ nuôi và không thích hợp cho tất cả mọi người.
3. Chó phốc sóc sống được bao lâu?
Một chú phốc sóc có tuổi thọ trung bình từ 13-16 năm.
4. Chó phốc sóc 1 năm để mấy lứa?
Mỗi lứa, chó Pom mini thường chỉ sinh từ 3-4 con, những dòng lớn có thể từ 4-6 con. Trường hợp hiếm gặp có thể sinh duy nhất 1 chú chó con, thường là dòng teacup.
5. Chó phốc sóc nuôi bao lâu thì đẻ?
Phốc sóc là một giống chó có kích cỡ bé dẫn đến thời gian mang thai cũng ngắn lại so với những dòng chó to khác. Thông thường, việc mang thai của loài chó sẽ ra mắt trong vòng 63 ngày. Dù thế, nếu chó phốc sóc sinh con trong khoảng 58-70 ngày vẫn được đánh giá là bình thường, chó con ra đời cũng sẽ không gặp các vấn đề nguy hiểm. Dưới 58 ngày sẽ bị coi là sinh non, trên 71 ngày chưa sinh thì tình hình đang gặp nguy hiểm, khó sinh. Phải gọi tức thì cho bác sĩ thú ý để tiến hành mổ để lấy con.
Hình chó phốc sóc ngộ nghĩnh, đáng yêu
Chú chó phốc sóc Yeontan của V (BTS)