Dưỡng chất của chanh leo nằm nhiều ở lớp màng nhầy hay còn gọi là áo hạt. Còn phần hạt chanh leo không chứa một dưỡng chất nào, thậm chí nếu ăn vào sẽ tạo gánh nặng cho hệ tiêu hóa.
Chanh leo (hay còn gọi là chanh dây) có nguồn gốc từ Brazil, du nhập vào Việt Nam từ những năm đầu của thế kỷ 20. Đây là loại quả rất đặc biệt, hình cầu, khi chín có màu mận tươi, ruột chanh leo màu vàng có vị chua thanh, hương thơm hấp dẫn.
Chanh leo thuộc nhóm thực phẩm giàu vitamin C và A. Đây là những vitamin thiết yếu mà cơ thể cần, đặc biệt giai đoạn đầu của thai nhi. Chúng cũng chứa nhiều loại axit amin như tyrosin, glycin, valin và nhiều loại dinh dưỡng khác hù hợp với trường hợp bị suy nhược cơ thể, khó ngủ, ngừa ung thư.
Ảnh minh họa
Các nhà nghiên cứu cho rằng, dưỡng chất của chanh leo nằm nhiều ở lớp màng nhầy hay còn gọi là áo hạt. Còn phần hạt chanh leo không chứa một dưỡng chất nào, thậm chí nếu ăn vào sẽ tạo gánh nặng cho hệ tiêu hóa. Nguy hiểm hơn, trong quá trình di chuyển, nếu hạt này vô tình rơi vào túi thừa của ruột già thì sẽ tiềm ẩn nguy cơ bị viêm ruột thừa hoặc viêm túi thừa ruột già.
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, với người khỏe mạnh khi uống, nước chanh leo cần được pha loãng với nước chứ không nên uống đặc hoặc pha quá nhiều đường.
Liều lượng thích hợp mỗi ngày chỉ nên dùng 1-2 quả chanh leo. Dùng quá nhiều có thể khiến cơ thể bị mệt mỏi, buồn nôn, chóng mặt…
Các chuyên gia khuyến cáo, không dùng chanh leo trong 5 trường hợp sau:
Ảnh minh họa
Không dùng khi mắc bệnh dạ dày
Theo lương y Vũ Quốc Trung, chanh leo là một trong những loại trái cây có nhiều tính axit nhất, nên đối với người mắc bệnh dạ dày không được tùy tiện vì có thể làm bệnh trầm trọng hơn.
Không dùng khi cơ địa bị dị ứng
Theo chuyên gia, trong chanh leo có chứa các chất dễ gây dị ứng, nổi mề đay, khó thở, phù mạch… nếu không cấp cứu kịp thời có thể gây sốc phản vệ, nguy hiểm tính mạng. Do đó, người có cơ địa dị ứng tốt nhất không nên dùng, hoặc nếu muốn nhất định phải tham khảo ý kiến chuyên gia.
Không dùng khi đang uống thuốc
Các chất trong chanh leo có thể tương tác với một số loại thuốc như thuốc an thần và thuốc kháng histamine hoặc một số thảo dược... Nó còn khiến tăng nguy cơ chảy máu vì tương tác với thuốc chống đông. Vì vậy chú ý không sử dụng chanh leo khi đang dùng các loại thuốc trên.
Không nên pha đặc, nhiều đường
Chuyên gia khuyên, tốt nhất là bạn chỉ nên uống không quá 2 cốc mỗi ngày. Khi uống, nước chanh leo cần được pha loãng chứ không nên uống quá đặc để đảm bảo tính giải khát. Với người khỏe mạnh, mỗi ngày bạn có thể pha 2 đến 3 quả chanh leo cho 2 cốc nước và không cho quá nhiều đường.
Ảnh minh họa
Không ăn hạt chanh leo
Màng nhầy bám vào hạt chanh leo chứa nhiều chất xơ và dinh dưỡng, nhưng hạt chanh leo thì không hề chứa một loại dưỡng chất nào, hơn nữa nó còn là vật liệu cứng khó tiêu hóa nên nếu nuốt vào cơ thể có thể đem lại gánh nặng cho bộ máy tiêu hóa của bạn. Những hạt này nếu vô tình rơi vào túi thừa của ruột già sẽ khiến bạn bị viêm ruột thừa hoặc viêm túi thừa ruột già.
Mẹo chọn và bảo quản chanh leo đúng cách
Theo thống kê, có khoảng 400 loại chanh leo được trồng ở các nước nhiệt đới, nhưng chỉ có 30 loại ăn được. Ở Việt Nam hiện nay cũng trồng rất nhiều chanh leo và được bán đại trà tại các chợ.
- Chọn chanh leo: Các bà nội trợ nên chọn mua quả chanh hơi nhăn, nhẹ, vỏ hơi khô mới là quả ngon (vì là chanh trồng ở Đà Lạt). Còn nếu quả mà nặng tay, da trơn thì thường là chanh leo trồng ngoài bắc hoặc còn non, chưa già, vỏ dầy, ruột ít không ngon, không đậm và thơm bằng.
- Cách bảo quản: Bạn có thể bảo quản chanh leo bằng cách rửa sạch, để ráo nước, bọc vào túi nilon bảo quản ngăn mát tủ lạnh. Muốn cất giữ lâu, bạn có thể bảo quản nước cốt chanh dây dưới hình thức đông đặc và cất giữ trong tủ lạnh trong vòng một năm mà không hư hỏng.
Nguồn: [Link nguồn]Nguồn: [Link nguồn]