Trang thông tin tổng hợp
      Trang thông tin tổng hợp
      • Ẩm Thực
      • Kinh Nghiệm Sống
      • Du Lịch
      • Hình Ảnh Đẹp
      • Làm Đẹp
      • Phòng Thủy
      • Xe Đẹp
      • Du Học
      Ẩm Thực Kinh Nghiệm Sống Du Lịch Hình Ảnh Đẹp Làm Đẹp Phòng Thủy Xe Đẹp Du Học
      1. Trang chủ
      2. Du Học
      Mục Lục
      • #1.CHỨNG CHỈ CPA LÀ GÌ?
        • 1. Chứng chỉ CPA Việt Nam
        • 2. Chứng chỉ CPA Úc
      • #2.MỘT SỐ THÔNG TIN VỀ KỲ THI CHỨNG CHỈ CPA VIỆT NAM
      • #3.HỌC CPA HIỆU QUẢ

      CHỨNG CHỈ CPA VIỆT NAM VÀ CÁCH HỌC CPA HIỆU QUẢ

      avatar
      kangta
      07:04 06/09/2024

      Mục Lục

      • #1.CHỨNG CHỈ CPA LÀ GÌ?
        • 1. Chứng chỉ CPA Việt Nam
        • 2. Chứng chỉ CPA Úc
      • #2.MỘT SỐ THÔNG TIN VỀ KỲ THI CHỨNG CHỈ CPA VIỆT NAM
      • #3.HỌC CPA HIỆU QUẢ

      Chứng chỉ CPACHỨNG CHỈ CPA LÀ GÌ?

      CPA là tên gọi viết tắt của nhiều chứng chỉ khác nhau. Nhưng nhìn chung, CPA thường là cách gọi đại diện cho chứng chỉ hành nghề kế toán, kiểm toán tại mỗi quốc gia, trong đó có Việt Nam.

      1. Chứng chỉ CPA Việt Nam

      Chứng chỉ CPA Việt Nam (Certified Practising Accountant) hay Chứng chỉ hành nghềkế toán, kiểm toán viên, là chứng chỉ công nhận năng lực và phẩm chất của một kế toán viên hoặc kiểm toán viên chuyên nghiệp, có thể tự do làm nghề, nâng cao thương hiệu của bản thân và chứng tỏ năng lực với xã hội. Chứng chỉ kiểm toán viên, kế toán viên sẽ được cấp phép bởi Bộ Tài Chính sau khi vượt qua kỳ thi tiêu chuẩn với một số điều kiện hành nghề bắt buộc. Qua đó, Nhà nước cũng sẽ dễ dàng quản lý các hoạt động kế toán tại Việt Nam một cách cụ thể.

      Từ năm 2012, Bộ Tài chính đã thừa nhận giá trị của các Chứng chỉ chuyên gia Kế toán hoặc Chứng chỉ Kiểm toán viên nước ngoài như Chứng chỉ ACCA của Hiệp hội Kế toán Công chứng Anh Quốc ACCA hay CPA Australia (Chứng chỉ Kế toán viên công chứng được cấp phép tại Úc), và cho phép những người có chứng chỉ này tham gia các kỳ thi sát hạch để dễ dàng chuyển đổi sang CPA Việt Nam.

      Bên cạnh đó, một số phần thuộc CPA Việt Nam cũng được các hiệp hội nghề nghiệp quốc tế công nhận như: Hiệp hội ACCA chấp nhận miễn 4/14 môn thi (gồm môn kế toán trong kinh doanh, kế toán quản trị, kế toán tài chính và luật kinh doanh) cho người có chứng chỉ CPA Việt Nam hay CPA Australia cũng đồng ý miễn 3/12 môn thi trong trường hợp tương tự. Một số người có CPA Việt Nam sau một số năm làm việc, đạt trình độ và kinh nghiệm nhất định cũng được CPA Autralia thừa nhận và cấp chứng chỉ CPA Autralia. Ngoài ra, từ năm 2021, Bộ Tài chính cũng đã cho phép các ứng viên đủ tiêu chuẩn có thể đăng ký chứng chỉ ASEAN CPA để sang làm việc tại các nước trong khu vực ASEAN với tư cách là kế toán viên chuyên nghiệp nước ngoài có đăng ký (RFPA).

      2. Chứng chỉ CPA Úc

      Chứng chỉ CPA Úc (Certified Practising Accountant Australia) là chứng chỉ hành nghề kế toán, kiểm toán, tài chính được cấp bởi CPA Úc (CPA Australia, CPAA). Đây một trong những hiệp hội toán lâu đời và vững mạnh nhất thế giới với hơn 160,000 thành viên làm việc tại 125 quốc gia, trong đó có Việt Nam. Do đó, việc sở hữu Chứng chỉ CPA Úc không chỉ thể hiện được kiến thức sau rộng mà còn chứng minh được năng lực làm việc vững chắc của một người làm kế toán, kiểm toán, tài chính.

      Ngoài CPA Việt Nam, kiểm toán viên và kế toán viên hoàn toàn có thể lựa chọn dự thi Chứng chỉ CPA Úc vì CPAA đã có văn phòng làm việc tại 2 thành phố lớn của Việt Nam là Thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội.

      Chứng chỉ CPA đã và đang trở thành những tiêu chí chuẩn mực cần thiết để các doanh nghiệp có thể lựa chọn và sàng lọc các ứng viên một cách dễ dàng hơn. Với những năng lực của một người sở hữu chứng chỉ CPA, các doanh nghiệp cũng hoàn toàn sẵn lòng đưa ra mức lương dao động từ 1.000 - 2.000 USD/ tháng để chiêu mộ ứng viên về công ty.

      Bên cạnh chứng chỉ CPA còn có một số chứng chỉ khác với độ uy tin và phổ biến không hề kém cạnh. Một trong số đó là Chứng chỉ ACCA. Cùng tìm hiểu xem đâu là chứng chỉ phù hợp cho sự nghiệp của bạn TẠI ĐÂY.

      MỘT SỐ THÔNG TIN VỀ KỲ THI CHỨNG CHỈ CPA VIỆT NAM

      Dưới đây là một số thông tin tóm tắt về kỳ thi CPA từ Smart Train:

      Điều kiện thi CPA

      • Có phẩm chất đạo đức phù hợp;
      • Tốt nghiệp chuyên ngành Tài chính, Ngân hàng, Kế toán, Kiểm toán hoặc các ngành khác có môn học liên quan;
      • Tối thiểu 36 tháng công tác trong lĩnh vực kế toán - kiểm toán - tài chính;
      • Có đầy đủ các giấy tờ theo quy định;
      • Không thuộc các đối tượng quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 52 của Luật kế toán năm 2015

      Các môn thi trong CPA

      Việt Nam

      Chứng chỉ kế toán viên bao gồm 4 môn thi viết, 180 phút/ 1 môn
      • Pháp luật về kinh tế và Luật doanh nghiệp;
      • Tài chính và quản lý tài chính nâng cao;
      • Thuế và quản lý thuế nâng cao;
      • Kế toán tài chính, kế toán quản trị nâng cao.

      Chứng chỉ kiểm toán viên bao gồm 7 môn thi viết, 180 phút/ 1 môn

      • Pháp luật về kinh tế và Luật doanh nghiệp;
      • Tài chính và quản lý tài chính nâng cao;
      • Thuế và quản lý thuế nâng cao;
      • Kế toán tài chính, kế toán quản trị nâng cao;
      • Kiểm toán và dịch vụ bảo đảm nâng cao;
      • Phân tích hoạt động tài chính nâng cao;
      • Ngoại ngữ trình độ C của Anh/Nga/Pháp/Trung Quốc/Đức

      Hồ sơ dự thi

      • Phiếu đăng ký dự thi hợp lệ;
      • Bản sao công chứng Căn cước công dân hoặc Chứng minh nhân dân.
      • Sơ yếu lý lịch
      • Bảng sao Bằng tốt nghiệp
      • 3 ảnh màu cỡ 3×4 và phong bì theo quy định
      • Thẻ dự thi

      Yêu cầu bài thi

      Mỗi môn thi sẽ được chấm điểm theo thang điểm 10. Trong đó đối với
      • Chứng chỉ kế toán viên: Hoàn thành tất cả môn thi được yêu cầu với tổng điểm từ 25 điểm trở lên
      • Chứng chỉ kiểm toán viên: Hoàn thành tất cả môn thi được yêu cầu với tổng điểm từ 38 điểm trở lên

      Để hiểu rõ hơn về quy định của kỳ thi, các bạn vui lòng theo dõi trực tiếp Thông tư 91/2017/TT-BTC của Bộ Tài chính tại đây.

      • Thời gian thi, địa điểm thi dự kiến: Cho đến thời điểm hiện tại, Bộ Tài chính chưa có thông báo chính thức về thời gian và địa điểm thi chính thức cho năm 2023. Tuy nhiên, kỳ thi kế toán viên công chứng thường được tổ chức vào Quý III hoặc Quý IV tại các thành phố lớn như Hồ Chí Minh và Hà Nội. Trước khi kỳ thi diễn ra 60 ngày, Bộ Tài chính sẽ có thông báo chính thức
      • Chi phí dự thi kỳ thi CPA năm 2023:
      Chi phí dự thi kế toán viên (1 môn) 250.000 đồng Chi phí chuyển đổi CPA (1 thí sinh) 2.000.000 đồng

      Khoản chi phí sẽ được thu trực tiếp cùng với bộ hồ sơ đăng ký dự thi tại nơi tiếp nhận hồ sơ dự kiến.

      Chi phí dự thi được hoàn trả cho người không đủ điều kiện dự thi năm 2022 hoặc người có đơn thí sinh đủ điều kiện dự thi.

      HỌC CPA HIỆU QUẢ

      Để cho việc ôn tập và thi cử của các thí sinh được diễn ra thuận lợi, Bộ Tài chính đã cung cấp bộ tài liệu ôn tập cho kỳ thi kế toán viên công chứng gồm 2 quyển.

      0 Thích
      Chia sẻ
      • Chia sẻ Facebook
      • Chia sẻ Twitter
      • Chia sẻ Zalo
      • Chia sẻ Pinterest
      In
      • Điều khoản sử dụng
      • Chính sách bảo mật
      • Cookies
      • RSS
      • Điều khoản sử dụng
      • Chính sách bảo mật
      • Cookies
      • RSS

      Trang thông tin tổng hợp khangdienreal

      Website khangdienreal là blog chia sẻ vui về đời sống ở nhiều chủ đề khác nhau giúp cho mọi người dễ dàng cập nhật kiến thức. Đặc biệt có tiêu điểm quan trọng cho các bạn trẻ hiện nay.

      © 2025 - khangdienreal

      Kết nối với khangdienreal

      vntre
      vntre
      vntre
      vntre
      vntre
      mu88 casino
      Trang thông tin tổng hợp
      • Trang chủ
      • Ẩm Thực
      • Kinh Nghiệm Sống
      • Du Lịch
      • Hình Ảnh Đẹp
      • Làm Đẹp
      • Phòng Thủy
      • Xe Đẹp
      • Du Học
      Đăng ký / Đăng nhập
      Quên mật khẩu?
      Chưa có tài khoản? Đăng ký