Kế toán và kiểm toán là hai công việc khác nhau trong cùng một lĩnh vực. Đồng thời giữa chúng cũng có mối liên hệ rất chặt chẽ với nhau. Do đó rất nhiều người hay nhầm lẫn hai công việc này. Hãy cùng Ms Uptalent tìm hiểu đầy đủ kế toán là gì, kiểm toán là gì và cách phân biệt kiểm toán và kế toán qua bài viết sau. MỤC LỤC 1- Hiểu về kế toán 2- Hiểu về kiểm toán 3- Phân biệt kiểm toán và kế toán 4- Cơ hội việc làm của kế toán và kiểm toán tại Việt Nam
Để phân biệt được kế toán và kiểm toán, trước tiên chúng ta hãy cùng tìm hiểu khái niệm của chúng nhé.
1- Khái niệm kế toán
Kế toán là quá trình ghi chép, thu nhận, xử lý và cung cấp các thông tin về tình hình hoạt động tài chính của một tổ chức hoặc doanh nghiệp. Trong lĩnh vực quản lý kinh tế, kế toán giữ vai trò rất quan trọng. Nó có ảnh hưởng đến việc quản lý kinh tế tại từng doanh nghiệp cho đến toàn bộ nền kinh tế.
Kế toán được chia thành hai loại kế toán công và kế toán doanh nghiệp. Trong đó, kế toán công là công tác kế toán tại các đơn vị không hoạt động vì mục đích kinh doanh hay lợi nhuận. Còn kế toán doanh nghiệp là hình thức kế toán tại các tổ chức, doanh nghiệp hoạt động với mục đích kinh doanh.
2- Khái niệm kiểm toán
Kiểm toán là quá trình thu thập và đánh giá các thông tin tài chính nhằm xác định và báo cáo về mức độ phù hợp giữa những thông tin đó với các chuẩn mực đã được thiết lập từ trước. >>>> Xem thêm: Kiểm toán là gì? Tất tần tật thông tin về ngành kiểm toán
Bạn cũng có thể hiểu đơn giản, kiểm toán là quá trình thu thập, đánh giá và xác thực các dữ liệu trên báo cáo tài chính do bộ phận kế toán cung cấp. Thông qua kết quả kiểm tra, đội ngũ kiểm toán viên sẽ đưa ra nhận định về thực trạng tình hình tài chính của doanh nghiệp.
Hoạt động kiểm toán sẽ do các kiểm toán viên phụ trách. Các kiểm toán viên sẽ sử dụng một hệ thống phương pháp kỹ thuật riêng, bao gồm đối chiếu, diễn giải thông tin, điều tra, quan sát, kiểm kê và thử nghiệm để xác minh tính đúng đắn và hợp pháp của các số liệu được thể hiện trên báo cáo tài chính.
Có nhiều cách khác nhau để phân loại kiểm toán. Nếu phân loại theo đối tượng và lĩnh vực sẽ bao gồm kiểm toán hoạt động, kiểm toán tuân thủ và kiểm toán báo cáo tài chính. Nếu phân loại theo chủ thể sẽ có kiểm toán độc lập, kiểm toán nhà nước và kiểm toán nội bộ.
3- Phân biệt kiểm toán và kế toán
Kế toán và kiểm toán đều thuộc cùng một lĩnh vực. Vì vậy rất nhiều người thường nhầm lẫn hai khái niệm này.
Tuy nhiên, bạn có thể dựa vào những điểm sau để phân biệt được kế toán và kiểm toán:
+ Thời điểm bắt đầu công việc
Công việc của kế toán bắt đầu khi các giao dịch tài chính diễn ra. Trong khi đó, công việc của kiểm toán viên bắt đầu khi công việc của kế toán kết thúc.
+ Phương pháp kỹ thuật
Kế toán thực hiện công việc dựa trên bốn phương pháp sau: chứng từ kế toán, tài khoản kế toán, tính giá, tổng hợp cân đối kế toán.
Còn kiểm toán thực hiện công việc dựa vào phương pháp kiểm toán chứng từ và kiểm toán ngoài chứng từ.
+ Tính chất công việc
Kế toán có nhiệm ghi chép, lưu trữ các bản ghi, sổ sách về các giao dịch tài chính. Trong khi đó nhiệm vụ của kiểm toán là kiểm tra các sổ sách, bản ghi đó.
+ Phạm vi công việc
Công việc chính của kế toán là chuẩn bị các bản báo cáo về lợi nhuận, bảng cân đối phát sinh các tài khoản và các báo cáo khác theo sự hướng dẫn của công ty kiểm toán.
Còn công việc chính của kiểm toán viên là kiểm tra, đánh giá tính khách quan của sổ sách kế toán. Từ đó đưa ra kết luận về sự tuân thủ quy định pháp luật của những sổ sách đó. >>>> Có thể bạn quan tâm: Top 05 chứng chỉ quan trọng để trở thành kế toán trưởng
+ Đơn vị chủ quản
Kế toán viên là nhân sự trong một tổ chức. Họ nhận lương từ các hoạt động kinh doanh của tổ chức đó.
Trong khi đó, kiểm toán viên là một nhân sự độc lập. Họ được chỉ định thực hiện việc kiểm toán trong một khoảng thời gian nhất định và được trả thù lao cho những công việc họ làm.
+ Báo cáo
Kế toán phải lập 4 loại báo cáo sau: bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, báo cáo lưu chuyển tiền tệ, bản thuyết minh báo cáo tài chính.
Kiểm toán phải lập 2 loại báo cáo sau: báo cáo kiểm toán, biên bản kiểm toán.
+ Thời điểm chuẩn bị báo cáo
Kế toán phải lập báo cáo theo định kỳ (tháng, quý hoặc năm). Trong khi đó, kiểm toán phải chuẩn bị và trình bày báo cáo ngay sau khi hoàn thành công việc kiểm toán cho các bên có liên quan.
+ Trách nhiệm
Kế toán viên phải chịu trách nhiệm với người quản lý trực tiếp. Còn kiểm toán chịu trách nhiệm trước chủ sở hữu hoặc cổ đông của doanh nghiệp.
4- Cơ hội việc làm của kế toán và kiểm toán tại Việt Nam
Các dữ liệu thống kê cho thấy, số lượng các doanh nghiệp thành lập mới không ngừng gia tăng theo từng năm. Bên cạnh đó, trong bối cảnh hội nhập kinh tế toàn cầu như hiện tại, các doanh nghiệp, tổ chức nước ngoài và công ty kiểm toán quốc tế liên tục đẩy mạnh đầu tư tại Việt Nam.
Chính vì vậy mà triển vọng việc làm kế toán, kiểm toán tại Việt Nam trong những năm tới vô cùng tốt. Đồng thời đây cũng là tín hiệu tốt để các bạn trẻ có thêm động lực theo đuổi ngành kế toán, kiểm toán.
Những bạn theo học ngành Kế toán - kiểm toán sau khi ra trường có thể làm việc tại nhiều vị trí khác nhau. Chẳng hạn như:
- Nhân viên kế toán
- Nhân viên môi giới chứng khoán
- Thủ quỹ
- Kiểm toán viên
- Nhân viên phân tích dữ liệu >>>> Xem thêm: Kế toán là gì? Tìm hiểu A-Z ngành kế toán
- Nhân viên kiểm soát nội bộ
- Chuyên viên phân tích và tư vấn tài chính - kế toán
- Chuyên viên giao dịch ngân hàng
- Nghiên cứu viên và giảng dạy kiểm toán - kế toán
- Tư vấn kế toán, thuế
- Tư vấn tài chính cho các công ty, doanh nghiệp
- Quản lý tài chính
- Kế toán trưởng
- Giám đốc tài chính - CFO
- Thanh tra kinh tế
Để tìm được việc làm kế toán, kiểm toán phù hợp bạn có thể vận dụng các nền tảng mạng xã hội như Facebook với các group việc làm chuyên ngành kế toán, kiểm toán, group nhân sự,… Hoặc tìm việc làm qua LinkedIn.
Ngoài ra, bạn cũng có thể tìm việc làm kế toán, kiểm toán qua các trang tìm việc làm trực tuyến như HRchannels, Topcv.vn, careerbuilder.vn, timviecnhanh.com, mywork.com,..
Sau khi tìm hiểu kỹ lưỡng các thông tin trên, Uptalent hy vọng bạn đọc đã hiểu rõ kế toán, kiểm toán là gì. Đồng thời bạn cũng phân biệt được kế toán và kiểm toán cũng như nhận ra sự khác nhau giữa hai công việc này. Từ đó bạn sẽ có cơ sở vững chắc để chọn được nghề nghiệp phù hợp trong tương lai. Chúc bạn thành công!
-
HRchannels - Headhunter - Dịch vụ tuyển dụng cao cấp
Hotline: 08. 3636. 1080 Email: sales@hrchannels.com / job@hrchannels.com Website: https://hrchannels.com/ Địa chỉ: Tòa MD Complex, 68 Nguyễn Cơ Thạch, Nam Từ Liêm, Hà Nội, Việt Nam
Nguồn ảnh: internet