Mâm cúng động thổ xây nhà là một trong những lễ nghi không thể thiếu trước khi tiến hành thi công. Theo quan niệm nghi lễ này sẽ giúp cho việc xây dựng được thuận lợi hơn.
Những điều cần biết khi tiến hành cúng động thổ xây nhà.
Theo phong tục của dân tộc Việt thì trước khi xây dựng hoặc sửa chữa lại nhà của mình thì cần phải sửa soạn một mâm cúng động thổ xây nhà để xin các vị thần, thổ công. Điều này thì có lẽ ai cũng đã từng biết và nghe qua.
Thế nhưng mâm cúng động thổ cần chuẩn bị những lễ vật gì, cách thức cúng ra sao thì không phải ai cũng có thể nắm được. Những điều mà bài viết hôm nay Mâm Cúng Việt chia sẻ sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về việc cúng động thổ xây nhà và bài văn khấn cúng động thổ khởi công chuẩn nhất. Hãy cùng nhau theo dõi nhé!
Tìm hiểu thêm:
- Cách Nấu Xôi Gấc Dẻo Thơm Bằng Nồi Hấp Xôi Công Nghiệp
- Cách Nấu Xôi Vò Hạt Sen Không Bị Nát Bằng Nồi Hấp Xôi Công Nghiệp
Tất tần tật điều cần biết về việc cúng động thổ xây nhà.
Lễ cúng động thổ là một trong những phong tục đã tồn tại từ nhiều đời trước. Nó đã được truyền lại qua rất nhiều thế hệ và đã trở thành những nghi thức bắt buộc trước khi xây nhà.
Đây cũng được xem là một nét văn hóa tín ngưỡng tốt đẹp của người dân ta. Bên cạnh đó, qua lễ cúng cũng là dịp gia chủ xin cho công việc xây dựng được thuận lợi.
Nguồn gốc với lễ cúng động thổ
- Trước đây cúng động thổ có nguồn gốc xuất xứ từ đất nước Trung Hoa. Và nó được phát triển rộng rãi vào thời trị vì của vua Vũ Hán Đế. Lúc bấy giờ người dân Trung Hoa cúng động thổ với mục đích cúng thổ thần đất đai trước khi tiến hành khai hoang đất đai.
- Như chúng ta đã biết vì chịu ách đô hộ hơn 1.000 năm của giặc Phương Bắc nên nền văn hóa của chúng ta bị ảnh hưởng rất nhiều từ đất nước Trung Hoa. Trong đó có các nghi thức lễ cúng vào những dịp quan trọng và cúng động thổ cũng nằm trong số đó. Chúng đã du nhập vào Việt Nam và phát triển trở thành một phong tục tập quán lâu đời của chúng ta.
- Ngày nay, việc cúng động thổ đã trở thành nghi thức không thể thiếu trước khi xây nhà. Gia chủ thường đặt một chiếc bàn ở nơi tiến hành thi công và đặt trên đó đầy đủ lễ vật với mục đích là xin phép thổ thần đất đai cho phép xây dựng.
Ý nghĩa với lễ cúng động thổ
- Đây được xem là một lễ cúng mang ý nghĩa rất quan trọng. Sau đây là một số lý do mà gia chủ cần phải thực hiện nghi thức này:
- Theo văn hóa tín ngưỡng thì đất đai thuộc sự cai quản cổ thổ thần bổn địa. Tất cả các công việc động đến đất đai cần phải được sự cho phép của các vị thần này.
- Lễ cúng động thổ có ý nghĩa trình báo với các vị thần này và xin phép các vị cho phép gia chủ được xây dựng trên mảnh đất này.
- Đồng thời đây cũng là lễ cầu xin các vị thần này phù hộ độ trì cho việc xây dựng được thuận lợi. Không bị các thế lực hắc ám quấy phá.
- Theo tín ngưỡng dân gian thì thế giới hiện hữu của chúng ta vẫn có sự tồn tại của các vong linh. Chính vì lễ cúng động thổ cũng thể hiện sự tôn kính và cầu mong các vong linh này có thể vui vẻ chấp thuận cho gia chủ thực hiện công việc xây dựng.
- Theo ông bà ta tương truyền rằng nếu không tiến hành cúng để xin thì các vong linh này sẽ rất tức giận. Và họ sẽ quấy phá không cho việc xây dựng hoàn thành như ý muốn của gia chủ.
Mâm cúng động thổ trước khi xây nhà.
Đây là một nghi lễ với mục đích trình báo với các vị thần linh và các vong linh nên chúng ta cần chuẩn bị đầy đủ các lễ vật sau đây:
- Bộ tam sên bao gồm một khổ thịt luộc, 3 con tôm luộc/hấp và 3 quả trứng vịt luộc.
- Một con gà trống luộc. Đặc biệt là bạn luộc nguyên con để đảm bảo còn đầy đủ các bộ phận của chúng
- Một đĩa xôi lớn, một nồi cháo trắng được nấu lỏng.
- Một báo muối, một chén gạo.
- 3 chén nước trà và 1 chén rượu gạo.
- Một dĩa trái cây. Thông thường bạn nên chuẩn bị đủ ngũ quả.
- Một bình hoa tươi, 1 cặp nến.
- - Hương, bánh kẹo, giấy tiền vàng bạc
- Một bộ đồ cho các vị thổ thần.
5 loại trái cây cúng động thổ xây nhà.
Như đã nói, mâm ngũ quả sẽ có 5 màu nên hoa quả cúng động thổ thông thường sẽ bao gồm:
- Chuối, đại diện cho phương Đông có màu xanh lục.
- Bưởi Diễn Trung Phương, có màu vàng tươi.
- Lê, một biểu tượng của phương Tây có màu trắng hơi vàng đục.
- Hồng, táo … là phương Nam, màu đỏ.
- Thêm một kết quả biểu tượng khác cho miền Bắc, màu như dừa, sung, vú sữa …
- Tuy nhiên, trên đây chỉ là mâm quả mở đầu theo hệ thống mâm ngũ quả thông thường. Theo từng khu vực Nam - Bắc, ngoài ra sẽ có một số loại kết quả khác:
Miền Bắc: quất, bưởi, dưa hấu, lựu, đào, quýt, táo, thanh long, táo, cam….Nam: mãng cầu, dừa, xoài, sung, dứa (cây) …
Nghi thức làm phép khởi công xây nhà
Bước 1: Đặt tất cả lễ vật tại địa điểm sắp làm lễ.Bước 2: Gia chủ nến / hoặc đèn và thắp 7 nén hương.Bước 3: Vái 4 phương, mỗi phương một lạy rồi quay sang làm lễ đọc văn khấn thổ công.
Những lưu ý khi tiến hành cúng động thổ xây nhà.
- Điều đầu tiên gia chủ cần chọn ngày giờ tốt để tiến hành động thổ.
- Bạn nên đặt một chiếc bàn lớn ở giữa mảnh đất xin phép xây dựng. Trên đó bày biện đầy đủ các lễ vật.
- Người đại diện đứng cúng cần mặc quần áo chỉnh tề. Thắp hương, đốt đèn rồi vái lạy 4 phương 8 hướng. Sau đó mới hướng về mâm cúng để đọc văn khấn.
- Đợi chờ hương cháy được khoảng 2/3 cây mới tiến hành rải gạo muối xung quanh khu đất và đốt giấy tiền vàng bạc.
- Sau khi thực hiện hết các nghi lễ trên thì gia chủ mới tự mình cầm cuốc, xẻng để đào đất động thổ.
Bây giờ có lẽ các gia chủ đã hiểu rõ hơn về cúng động thổ xây nhà rồi nhỉ? Hy vọng bài viết đã cung cấp những thông tin hữu ích cho mọi người. Bạn nên thực hiện đầy đủ để được các vị thổ thần phù hộ độ trì cho việc xây dựng được thuận lợi, suôn sẻ.
Bài Viết Liên Quan.
Cách Nấu Xôi Đậu Xanh Thơm Ngon
Cách Nấu Hủ Tiếu Thơm Ngon
Cách Hấp Gà Lá Chanh