Trong những năm gần đây, ngành tổ chức sự kiện đang là một trong những nghề phát triển với tốc độ cực kì nhanh. Tuy là một ngành nghề khá mới mẻ tại Việt Nam nhưng nghề tổ chức sự kiện đang trở thành một ngành vô cùng hấp dẫn và thú vị. Thu hút các bạn trẻ có đam mê theo học và mong muốn làm việc trong ngành tổ chức sự kiện. Tuy nhiên, để lựa chọn một môi trường đào tạo tốt, các bạn cần xác định các môn học, các kỹ năng cần thiết của ngành tổ chức sự kiện và đồng thời lựa chọn một môi trường đào tạo chuyên nghiệp.
Để giúp các bạn sinh viên có được cái nhìn tổng quát và muốn tìm hiểu về nghề sự kiện biết nên học gì, thi khối nào và học sự kiện ở đâu tốt nhất. Sự kiện Á Châu đã tổng hợp tất cả trong bài viết này về ngành tổ chức sự kiện.
Bài viết này sẽ cho bạn một cái nhìn toàn cảnh về nghề dịch vụ tổ chức sự kiện trả lời cho bạn nhưng câu hỏi khi bước vào nghề sự kiện nên bắt đầu từ đâu, những băn khoăn những lý do nên và không nên theo nghề sự kiện. Theo cách nhìn của 1 người làm việc lâu năm trong ngành.
Nghề tổ chức sự kiện tại sao lại được yêu thích?
Theo một nghiên cứu tại Singapore kiểm tra mức độ hài lòng trong công việc. Thì 83% nhóm người làm trong ngành tổ chức sự kiện lựa chọn rất hài lòng trong công việc. Tại sao lại như vậy:
- Thu nhập tốt: mức lương của các công ty tổ chức sự kiện hiện tại so với mặt bằng chung thì ngang và hơn mức lương ngân hàng cho tùy từng vị trí. Ở 1 số vị trí như Sale hay Manager thì thu nhập vài trăm triệu/ tháng là hoàn toàn có thể. (như hiện tại lương của người viết content của Á Châu Event như mình là khoảng 20tr VNĐ - thời điểm mình viết bài này là năm 2021)
- Làm việc theo nhóm và đem lại nhiều trải nghiệm: điều kỳ diệu là bạn luôn được làm việc theo Team và có nhiều trải nghiệm từ lúc chuẩn bị cho chương trình, lúc setup và lúc làm.
- Được đi nhiều nơi khám phá nhiều thứ: việc di chuyển các vùng đất mới, nghiên cứu những văn hóa mới liên tục cập nhật những điều mới lạ. Và tất nhiên nó sẽ rất thú vị khi bạn đi cùng Team của mình.
- Không phải ngồi một chỗ như làm công sở: tưởng tượng xem? Sẽ thật kinh khủng nếu bạn ngồi một chỗ 8 tiếng 1 ngày, lặp đi lặp lại trong suốt 40 - 50 năm.
Nghề tổ chức sự kiện dành cho những người năng động, hướng ngoại, thích đi đây đi đó, trải nghiệm những điều mới mẻ, thích những hoạt động cộng đồng. Nó không dành cho người thích ở một mình, xem tivi và đọc sách. Nhưng với một người làm lâu năm như mình thì thấy đây là một công việc tuyệt vời, với những điều mới lạ và không bao giờ nhàm chán. Đi làm mà thấy chán thì buồn lắm. ?
Tổ chức sự kiện thi khối nào?
Với ngành tổ chức sự kiện hiện tại bạn sẽ phải thi khối A, A1, D.
Tổ chức sự kiện học ngành gì?
Các bạn có thể lựa chọn các ngành như: PR, quản lý sự kiện, quản trị sự kiện, đạo diễn, ngành truyền thông, quản trị kinh doanh, quản lý nhà hàng,khách sạn, marketing, quản trị sự kiện và lễ hội hay đạo diễn sự kiện.
Học đúng ngành khi làm việc có quan trọng không?
Lợi thế khi học đúng ngành và xin việc đúng ngành là bạn sẽ có 20% lợi thế khi gặp nhà tuyển dụng.
Trên thực tế nhà tuyển dụng quan tâm hơn đến kinh nghiệm thực tế của bạn. Họ quan tâm bạn đã làm công việc này ở trường chưa? Ví dụ như các hoạt động sự kiện của trường, các hoạt động tình nguyện. Hay đã từng làm thêm về mảng tổ chức sự kiện chưa?
Sếp mình cực kỳ thích những bạn sinh viên năng nổ, thường xuyên tham gia các hoạt động sự kiện của trường. Và đó gọi là “tố chất” sẵn có của người làm về tổ chức sự kiện. Và nó cũng sẽ quyết định bạn có theo được nghề lâu dài hay không.
Điều quan trọng nhất là rèn luyện những kỹ năng và kinh nghiệm thực tế từ khi còn đi học. Trên thực tế người viết bài trước là sinh viên đại học luật. Mình cảm nhận trái ngành không ảnh hưởng nhiều đến việc tuyển dụng. Vì khi xin việc mình đã có kinh nghiệm thực tế và có giới thiệu qua các hoạt động của mình trên trường với nhà tuyển dụng.
Tổ chức sự kiện học ở trường nào tại Hà Nội và TPHCM?
- Đại học sân khấu điện ảnh Hà Nội khoa đạo diễn sự kiện,lễ hội (đạo diễn sân khấu) mã ngành 52210227
- Cao đẳng FPT ngành quan hệ công chúng PR, tổ chức sự kiện
- ĐHQG Hà Nội, TPHCM khoa báo chí
- Học viện Báo chí Tuyên truyền
- ĐH Văn Lang ngành Quan hệ công chúng
- Học viện Báo chí Tuyên truyền, các ngành PR
- Đại học văn hoá Hà Nội chuyên ngành tổ chức sự kiện văn hoá (chuyên ngành đạo diễn sự kiện cũ)
- Khoa du lịch trường đại học nhân văn Hà Nội.
- Quản trị sự kiện khoa du lịch ĐH KHXH & NV.
- Đại học Văn Lang.
- Ngành quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành khoa du lịch trường ĐH khoa học xã hội nhân văn có chuyên ngành quản trị sự kiện.
- Ngành quan hệ quốc tế ở HUFLIT (trường đại học ngoại ngữ và tin học TPHCM). Xuyên suốt quá trình học sinh viên sẽ được học một vài môn học liên quan đến ngành tổ chức sự kiện và còn phải tổ chức một vài sự kiện ở trường như là điều kiện để tốt nghiệp.
- Chuyên ngành kinh doanh thể thao và tổ chức sự kiện đại học Tôn Đức Thắng TDTU.
Tìm hiểu thêm các trường có các ngành du lịch, báo chí, truyền thông, quan hệ công chúng. Hoặc có thể học tại các trường đại học có nhiều hoạt động như FTU - đại học ngoại thương. Trường ĐH ngoại thương có hơn 40 clb, vào các clb sinh viên sẽ cơ hội tổ chức sự kiện.
Sinh viên ngành du lịch hoàn toàn có thể ra xin việc ngành tổ chức sự kiện
Ngành du lịch cũng là một ngành mà sinh viên được học về các kỹ năng tổ chức sự kiện. Và sinh viên ngành du lịch ra làm tổ chức sự kiện không hề bị coi là trái nghề.Hơn nữa việc theo ngành du lịch, đảm bảo cho công việc của bạn hơn. Bạn sẽ có cả 2 lựa chọn, theo du lịch hoặc theo tổ chức sự kiện. Các công ty tổ chức sự kiện rất thích sinh viên ngành du lịch. Và theo như mình được biết về một nhà tuyển dụng tổ chức sự kiện có khẳng định: sinh viên ngành du lịch so với ngành tổ chức sự kiện truyền thông có những lợi thế khác nhau và không thể so sánh khi tuyển dụng trong ngành tổ chức sự kiện.
Lựa chọn theo ngành du lịch là một lựa chọn thông minh và an toàn!
Bạn có biết: tổ chức sự kiện bắt nguồn từ du lịch. Và du lịch gắn liền với sự kiện và ngược lại. Nên khi tuyển dụng 2 ngành này có thể sử dụng nhân sự của nhau.
Học tổ chức sự kiện ở đâu?
Dựa vào những gì mình đã trải nghiệm thì đi học thì kiến thức ở trường chưa đủ. Và mình hoàn toàn được “khai sáng” khi đi học tổ chức sự kiện thực chiến tại 1 số công ty tổ chức sự kiện đào tạo. Đó thực sự là một bước ngoặt tuyệt vời, thay đổi sự nghiệp và công việc của mình. Mình biết phải làm gì? Nên làm như thế nào? Và định hướng rõ con đường để phát triển sự nghiệp của mình.
- Khóa học tổ chức sự kiện của Á Châu Event (người viết bài đang làm việc tại Á Châu Event nên phải khẳng định, công ty mình rất “đỉnh” trong việc đào tạo thực chiến và tạo ra những nhân tài trong ngành. Bạn nào muốn tìm hiểu thì gọi số hotline bên mình nhé).
- Khoá học event management tại Aim Academy
- Khoá học event proposal building của backstage event.
- Khóa học tổ chức sự kiện The Right Tune.
Các khoá học tổ chức sự kiện online
Những khoá học online giúp bạn bổ xung thêm kiến thức.
- Khóa học event online của Á Châu Event. (Đây là khóa học online mình đánh giá cao, bởi vì bên mình đào tạo đó là những kiến thức thực tế và cách để làm sao bạn có thể theo nghề thực sự).
- Khoá học cơ bản về tổ chức sự kiện trên Kyna.
- Khoá học nhà tổ chức sự kiện trên Edumall.
- Khoá học trở thành chuyên viên tổ chức sự kiện Unica
Trả lời hỏi đáp về nghề tổ chức sự kiện
Vui lòng để lại câu hỏi dưới phần bình luận để Á Châu Event có thể giúp bạn giải đáp những thắc mắc. Thường bạn sẽ nhận được câu trả lời sau 12 giờ.
Các vị trí và mức lương của nghề tổ chức sự kiện
Để tổ chức nên một sự kiện thành công cần có sự phối hợp giữa các bộ phận. Do vậy, nghề tổ chức sự kiện cần rất nhiều vị trí công việc khác nhau với mức lương khác nhau.
Đạo diễn sự kiện:
- Là người có vị trí cao nhất trong sự kiện, thường sẽ là một người hoặc một ekip.
- Đạo diễn sự kiện thường được chia ra làm: đạo diễn sân khấu, đạo diễn âm nhạc, đạo diễn kịch bản, đạo diễn ánh sáng.
- Nhiệm vụ lên ý tưởng, thực hiện và đảm bảo các nhiệm vụ tương tự.
- Mức lương của đạo diễn sự kiện trung bình: 20.000.000 VNĐ - 50.000.000 VNĐ hoặc có thể có thu nhập “khủng” hơn rất nhiều. Đây cũng có thể là thu nhập của 1 tháng. Hoặc thu nhập của 1 buổi sự kiện. Tùy thuộc vào kinh nghiệm của đạo diễn.
Điều phối viên sự kiện (người chạy sự kiện):
- Là những người thường thấy trong sự kiện mặc đồ đen, và cầm bộ đàm vị trí đứng thường thấy là bàn điều khiển và cánh gà sân khấu, cũng có 1 vài điều phối viên phụ trách khu vực tiếp đón khách. Điều phối viên có trách nhiệm đảm bảo sự kiện hoạt động trơn tru, bằng cách điều phối nhân sự, âm thanh, ánh sáng. Những điều phối viên sự kiện thường có kinh nghiệm tối thiểu 1 năm.
- Mức lương theo sự kiện từ 1.000.000 VNĐ đến 10.000.000 VNĐ tùy vị trí phụ trách và quy mô sự kiện nhưng trung bình khoảng 3.000.000 VNĐ / 1 sự kiện hoặc theo lương cứng, lương cứng của điều phối viên sự kiện là 10.000.000 VNĐ / 1 tháng.
Nhân viên kinh doanh sự kiện (sale event)
- Là vị trí cần ngoại hình cũng như nắm rõ giá cả thị trường có thể tư vấn cho khách hàng những thiết bị, địa điểm, nhân sự phù hợp với sự kiện. Để nhận được một sự kiện cần sự khéo léo, khả năng quan hệ, kinh nghiệm tối thiểu 1 năm. Trong trường hợp tư vấn các thiết bị, hoặc nhân sự đơn thuần thì chỉ cần một vài tháng.
- Mức lương sale sự kiện cơ bản: 8.000.000 VNĐ đến 12.000.000 VNĐ lương cứng và kèm theo doanh số. Một nhân viên kinh doanh sự kiện, cao hơn là trưởng phòng kinh doanh có thể có thu nhập một tháng khoảng 100.000.000 VNĐ đến 200.000.000 VNĐ.
Thiết kế đồ họa 2D:
- Thực hiện nhiệm vụ thiết kế các ấn phẩm, quà tặng, card, portfolio, hồ sơ năng lực hỗ trợ đấu thầu sự kiện, backdrop, banner, standee.
- Mức lương thiết kế 2D: 8.000.000 VNĐ đến 12.000.000 VNĐ. Và ở mức 20.000.000 VNĐ đến 30.000.000 VNĐ nếu làm tốt.
Thiết kế đồ họa 3D:
- Dựng 3D sân khấu, 3D toàn bộ chương trình sự kiện. Người thiết kế đồ họa 3D, đóng vai trò quyết định trong việc chốt sale, nhận dự án.
- Mức lương cho designer 3D: từ 15.000.000 VNĐ đến 30.000.000 VNĐ.
Helper sự kiện:
- Hỗ trợ những đầu việc không có người làm như cài míc cho ca sĩ, chỉ đường, thậm chí là bê vác, dán sticker.v.v. Helper họ thường là sinh viên thực tập, PG, PB.
- Mức lương của helper thường là 500.000 VNĐ - 1.000.000 VNĐ.
Kĩ thuật viên âm thanh, ánh sáng:
- Là người điều khiển hệ thống âm thanh, ánh sáng theo yêu cầu của đạo diễn âm thanh,ánh sáng
- Mức lương: từ 1.000.000 VNĐ đến 5.000.000 VNĐ / 1 sự kiện.
Người sáng tạo nội dung copywriter (content)
- Là người phụ trách xây dựng nội dung của sự kiện. Lên ý tưởng và nội dung để truyền thông cho sự kiện.
- Mức lương: 8.000.000 VNĐ đến 12.000.000 VNĐ
Tại sao bạn nên theo nghề tổ chức sự kiện?
- Rất nhiều cơ hội việc làm: Ngành tổ chức sự kiện ở Việt Nam đang phát triển mạnh mẽ - từ các sự kiện thể thao quốc tế đến các sự kiện âm nhạc, sự kiện doanh nghiệp. Tất cả những sự kiện này đều cần những người tài năng để điều hành chúng. Những người năng động, học hỏi nhanh và đam mê mọi sự kiện.
- Thu nhập khá cao: do tính chất và áp lực tổ chức sự kiện là một nghề khó và thu nhập khá cao.
- Sự mới mẻ 1: nghề không phải gò bó, ngồi một chỗ và được đi du lịch nhiều nơi.
- Sự mới mẻ 2: Tiếp xúc những con người mới, bạn bè mới.
- Thử thách bản thân với áp lực.
- Tăng khả năng hoạt động đội nhóm: Trong môi trường học tập hợp tác của sự kiện, bạn sẽ học cách làm việc theo nhóm, cách phát huy hết khả năng của nhóm và khám phá vai trò của bạn trong nhóm. Nhân viên tổ chức sự kiện không ngại gặp khó khăn - mặc dù họ thích lập kế hoạch nhưng họ cảm thấy hạnh phúc nhất khi được làm những việc thiết thực!
- Kinh nghiệm, kinh nghiệm và kinh nghiệm: gia tăng kinh nghiệm giao tiếp, kinh nghiệm kinh doanh, .v.v.
- Đẹp và hoàn hảo hơn về ngoại hình và tính cách: tổ chức sự kiện là một nghề bắt buộc bạn phải hoàn thiện bản thân liên tục để có thể phát triển
Người làm sự kiện cần có những tố chất gì?
Yêu thích nghề chính là yếu tố giúp bạn vượt qua khó khăn, chán nản và không dừng bước. Yêu thích giúp bạn tạo ra năng lượng ngay cả lúc mệt mỏi nhất. Yêu thích giúp bạn hạnh phúc sau này không phải hối hận khi lựa chọn ngành nghề.
Sức khỏe: Sức khỏe cho những ngày đi sớm về khuya, thức đêm để lo dự án. Tập thể dục mỗi ngày để nâng cao sức khỏe. Đừng coi nhẹ việc này, vì tổ chức sự kiện là nghề đòi hỏi sự chuẩn xác trong từng bước nên bạn nhất định phải có sức khỏe để chịu được áp lực công việc.
Ngoại hình: ngoại hình sẽ hỗ trợ bạn trong giao tiếp, sẽ ảnh hưởng đến vị trí bạn được giao. Đừng nói hình thức không quan trọng, quan trọng là nội dung. Bởi vì khi bạn làm ngành sự kiện ngoại hình sẽ giúp bạn rất rất rất nhiều đấy và nâng cao giá trị của bạn. Vì bạn đang làm việc ở trong cộng đồng những người coi trọng hình thức. Tuy nhiên không có hình thức vẫn làm được nhé. Không gì là không thể.
Kỹ năng giao tiếp, đàm phán: giao tiếp với nhiều người, đàm phán giúp bạn đạt được những lợi ích cần có, nhận được sự kiện, hay giải quyết được những vướng mắc trong công việc. Bạn cần trao đổi được kỹ năng giao tiếp và khả năng tự xoay sở, giải quyết công việc khi gặp vấn đề rủi ro. Giao tiếp rõ ràng, chắc chắn và tử tế thiết lập bạn như một người lãnh đạo của nhóm, giúp mọi người đi đúng hướng và đảm bảo rằng mục tiêu của sự kiện là rõ ràng cho tất cả mọi người tham gia.
Khả năng này cho phép bạn chia sẻ tầm nhìn của mình một cách hiệu quả và khiến những người khác hào hứng với nó. Giao tiếp theo cách tôn trọng mọi người và không hạ thấp bất kỳ ai. Chấp nhận những lời chỉ trích và cởi mở với những ý tưởng mới. Mọi người đều đóng góp một phần vào sự thành công của một sự kiện, vì vậy hãy đảm bảo rằng bạn đang giao tiếp với họ một cách rõ ràng, tự tin và đầy sức mạnh.
Kỹ năng lãnh đạo, quản lý: bạn cần quản lý một nhóm người dưới quyền, quản lý thiết bị, quản lý giờ giấc, quản lý bản thân, sắp xếp mọi thứ một cách thông minh và khoa học để không bị stress.
Giải quyết vấn đề một cách sáng tạo: Cho dù đó là theo dõi một số băng rôn khẩn cấp hoặc làm lại một bài thuyết trình quan trọng vào phút cuối, bạn phải tháo vát với những gì bạn có. Cho dù bạn có kế hoạch tốt như thế nào đi chăng nữa thì sẽ có điều gì đó không ổn. Và sẽ dễ dàng giải quyết hơn rất nhiều nếu bạn thích tìm ra các giải pháp sáng tạo cho những thách thức nảy sinh.
Tìm cho mình một người sếp tốt: một người menter, một người bạn trong ngành sẽ giúp bạn học hỏi nhanh hơn, đi đường tắt rất tốt.
Kiên nhẫn, bình tĩnh: luôn giữ bình tĩnh kiên nhẫn để xử lý tình huống bởi vì dù có chuyện gì xảy ra căng thẳng, hốt hoảng sẽ không giải quyết được mọi chuyện theo hướng sáng suốt nhất.
Chăm chỉ: yếu tố quyết định thành công của mọi loại công việc.
Ngoại ngữ rất quan trọng đối với công việc tổ chức sự kiện, giúp bạn có thể tham khảo tài liệu, khám phá và đi sâu hơn trong nghề.
Kinh nghiệm trong nghề tổ chức sự kiện: Sẽ dễ dàng hơn rất nhiều để mọi người tin tưởng bạn nếu bạn có một lượng kinh nghiệm đáng kể. Và công việc của bạn sẽ dễ dàng hơn khi bạn đã nhìn thấy hàng loạt thách thức mà một sự kiện có thể ném vào bạn. Ngoài ra, người quản lý giàu kinh nghiệm có một mạng lưới các chuyên gia đáng tin cậy để kêu gọi khi mọi thứ trở nên khó khăn. Nếu bạn chưa có nhiều kinh nghiệm, đừng lo lắng hãy dành nhiều thời gian hơn khi tổ chức sự kiện.
Cảm nghĩ về ngành tổ chức sự kiện
Anh P.M.Đ - Giám đốc công ty sự kiện Á Châu từng phát biểu “Chỉ có đam mê thực sự mới có thể giúp những người làm sự kiện đi lên và theo đuổi đến cùng với nó. Bạn cần phải có một chút máu nghệ sĩ trong người và không ngừng học hỏi và cải thiện, nếu ban bạn dừng lại trong môi trường này thì đồng nghĩa với việc bạn đang tự đào thải chính mình.”
Anh T.Đ.T - Với hơn 10 năm kinh nghiệm làm tổng đạo diễn sự kiện cho rằng: “Đây chính xác lá nghề của vinh quang không ánh sáng. Phần lớn bạn nhận được niềm vui, từ những hôm setup chương trình, tổng duyệt, đi sớm về khuya chứ không phải là những lúc xem chương trình. Đừng để những hào nhoáng trên sân khấu hay thảm đỏ kia đánh lừa, vì đằng sau chúng là công sức vô cùng to lớn của anh em trong ekip sau một đêm thức trắng”.
Chị N.T.T - Giám đốc nhân sự tại công ty Á Châu: “Có lẽ đây là việc vất vả nhất, nhưng cũng là việc mang lại nhiều niềm vui nhất cho tôi. Mỗi sự kiện như một đứa con tinh thần của tôi, việc chăm sóc cho chúng trở nên tốt đẹp không còn là vì công việc, mà vì chính đam mê của tôi. Tôi yêu nghề tổ chức sự kiện!”
Anh T.Đ.H - Chuyên viên trong lĩnh vực tổ chức và quản lý sự kiện: “Đôi khi có những bất đồng quan điểm trong ekip làm việc. Tuy nhiên, sau mỗi sự kiện thì anh em chúng tôi lại hiểu nhau, thân thiết và thêm đoàn kết hơn. Đó chính là điểm nổi bật và giá trị mà công việc tổ chức sự kiện mang lại cho chúng tôi”.
Còn bạn thì sao? Hãy chia sẻ với chúng tôi về những câu chuyện và những trải nghiệm khó quên khi chạy event của mình nhé!
Những dịp đặc biệt sẽ đến rất nhiều trong thời gian tới. Bạn có thể tham gia một vị trí công việc trong các công ty tổ chức sự kiện như lập kế hoạch, tổ chức và quản lý một hoặc nhiều công việc khác nữa. Nghề tổ chức sự kiện tương lai sẽ là một cơ hội cũng là một thử thách để bạn có thể trải nghiệm.
Học tổ chức sự kiện tại Á Châu Event
Đối với ngành tổ chức sự kiện, nền tảng lý thuyết không quan trọng bằng thực hành. Do đó, thay vì chọn cả 4 năm đại học để học khối ngành liên quan bạn có thể chọn học online hoặc học Offline sau đó dấn thân vào thực hành tại các sự kiện cụ thể. Điều này không những giúp bạn tiết kiệm thời gian mà còn là cơ hội tuyệt vời để tự học những kiến thức quan trọng.
Công ty tổ chức sự kiện Á Châu luôn mở các khoá học tổ chức sự kiện và tuyển thực tập sinh. Cơ hội thực hành, trải nghiệm và con đường trở thành chuyên gia tổ chức sự kiện nhanh nhất.