Biến đam mê thành thật: Học ngành gì để làm phim hoạt hình?

Được làm ra một bộ phim hoạt hình dành riêng cho mình chắc hẳn phải là ước mơ của rất nhiều bạn ngay từ khi còn là những đứa trẻ. Tuy nhiên, để thực hiện được ước mơ này, nhiều bạn trẻ vẫn còn băn khoăn: “học ngành gì để làm phim hoạt hình”. Vì vậy, VTC Academy Plus sẽ mang đến những thông tin thú vị về lĩnh vực này cho những bạn đang ấp ủ giấc mơ ghi danh tên mình trong thị trường hoạt hình nước nhà và quốc tế ở bài viết sau.

Hoạt hình là gì? Có bao nhiêu loại hoạt hình?

Hoạt hình là gì?

Hoạt hình là hình thức sử dụng ảo ảnh vốn có trong quang học để tạo nên những chuyển động của nhân vật. Sự chuyển động này được tạo ra từ những chuỗi hình ảnh liên tiếp nhau được chiếu liên tục trong một khoảng thời gian nhất định.

Nói một cách dễ hiểu, hoạt hình được tạo ra từ chuỗi hình ảnh, tranh vẽ tĩnh, liên tiếp nhau. Sau đó các họa sĩ hoạt hình sẽ khéo léo nối chúng lại, chiếu liên tiếp và nhanh chóng để đồ vật, con vật hay con người trong loạt hình ảnh đó có thể chuyện động như trong thế giới thực.

hoat hinh la gi

Ngày nay, với tính ứng dụng cao, hoạt hình được sử dụng rộng rãi không chỉ trong ngành giải trí mà còn trong kỹ thuật, kiến trúc, chơi game, v.v.

Có bao nhiêu loại hoạt hình hiện nay?

Hoạt hình được chia thành nhiều loại khác nhau, có 4 loại chính:

Hoạt hình 2D

Hoạt hình 2D đã có từ rất lâu trước đây, vào khoảng những năm 1880 và là một trong những phương pháp của hoạt hình truyền thống. Đây là nghệ thuật tạo ra các chuyển động trong không gian hai chiều bao gồm tạo ra nhân vật, sinh vật, đồ vật và hình nền. Theo đó, các chuyển động được tạo ra dựa trên ảo giác quang học bởi các bản vẽ riêng lẻ được ghép nối với nhau và chiếu lại trong một khung thời gian nhất định.

hoat hinh 2D

Trong suốt quá trình phát triển của mình, ban đầu hoạt hình 2D được các họa sĩ vẽ tay bằng bút chì và giấy, có thể thấy để cho ra đời một thước phim ngắn sẽ tốn rất nhiều thời gian và công sức. Sau đó, nhờ vào sự phát triển của công nghệ thông tin, ngày nay, hoạt hình 2D được sản xuất bằng các phần mềm kỹ thuật số như: Toon Boom Harmony, Synfig Studio, Pencil 2D, OpenToonz, Moho Pro, TupiTube, Adobe Animate.

Hoạt hình 3D

Hoạt hình 3D là quá trình tạo ra hình ảnh chuyển động ba chiều trong điều kiện môi trường kỹ thuật số. Các nhân vật, đồ vật, sinh vật và môi trường trong hoạt hình 3D đều được tạo ra thông qua các phần mềm dành riêng cho chúng. Các chương trình này cung cấp môi trường điều kiện để tạo ra các ảo giác về chuyển động làm cho các đối tượng trở nên sinh động hơn, có thể chuyển động như trong đời thực.

Hoat hinh 3D

Quá trình này gồm 3 phần chính: mô hình hóa (modeling), bố cục và hoạt hình (layout - animation) và kết xuất (rendering). Mỗi giai đoạn này của quá trình đòi hỏi rất nhiều kế hoạch và công việc. Các họa sĩ 3D sẽ dành nhiều thời gian cho toàn bộ quy trình, đảm bảo rằng mỗi mô hình đều phù hợp với mong đợi của khách hàng.

Vì tạo cho người xem cảm giác chân thật, hoạt hình 3D dường như trở thành thể loại phim hoạt hình được ưa chuộng hơn bao giờ hết. Bên cạnh đó, với sự phát triển của các công nghệ 3D, thực tế ảo VR/VX, hoạt hình 3D không ngừng mở rộng và khẳng định vị trí của mình trong nhiều lĩnh vực.

Hoạt hình tĩnh vật (Stop-motion animation)

Hoạt hình tĩnh vật có tên gọi bằng tiếng anh quen thuộc là stop-motion animation được tạo ra bằng cách chụp hình lại từng chuyển động của nhân vật sau đó ghép chúng lại thành một bộ phim. Theo đó, mỗi một khung hình sẽ là một động tác nhỏ riêng biệt, chụp càng chi tiết thì khi ráp lại thành một bộ phim thì động tác nhân vật sẽ càng mượt như chuyển động thật.Thông thường, các đạo diễn thường sẽ sử dụng silicon hay đất sét để tạo ra nhân vật và các khớp nối của chúng.

Stop-motion animation

Đồ họa chuyển động

Đồ họa chuyển động hay Motion graphic thực chất không xuất phát từ nghệ thuật hoạt hình, mà từ thiết kế đồ họa cùng những phần mềm hỗ trợ tạo ra các chuyển động cho đồ họa như Adobe After Effects. Vì vậy, khi nhắc đến thể loại này người ta thường nghĩ đến các logo chuyển động, video đưa thông tin hoặc những đoạn giới thiệu đầu phim, kênh Youtube, … nhiều hơn là một bộ phim hoạt hình. Tuy nhiên, nếu video đồ họa chuyển động có cốt truyện, nội dung và câu chuyện truyền tải rõ ràng, thì chúng cũng được xem là một thể loại phim hoạt hình. Thêm vào đó, thể loại phim hoạt hình này cũng khá được ưa chuộng vì có chi phí sản xuất hợp lý và quá trình sản xuất tương đối đơn giản.

Motion graphic

Học ngành gì để làm phim hoạt hình?

Học ngành gì để làm phim hoạt hình luôn là một câu hỏi xuất hiện rất nhiều trên các trang mạng tìm kiếm. Hiện nay, có đến hàng chục bộ phim hoạt hình ra đời và gây tiếng vang lớn cũng như để lại ấn tượng đẹp khó quên như Ratatouille - Chú chuột đầu bếp, Finding Dory - Đi Tìm Dory, Kung Fu Gấu Trúc - Kung Fu Panda , Nữ Hoàng Băng Giá - Frozen, Bí Kíp Luyện Rồng - How To Train Your Dragon, … Chính vì lẽ đó, đã có rất nhiều bạn trẻ đam mê và theo đuổi con đường làm phim hoạt hình nói chung và hoạt hình 3D nói riêng.

Phần vì ngành này còn khá mới ở Việt Nam, phần khác là do chưa có nhiều trường ở Việt Nam giảng dạy ngành này, do đó, học sinh, sinh viên thường gặp khá nhiều khó khăn trong việc tìm kiếm một nơi uy tín để có thể theo học. Mặc dù khan hiếm nhưng không phải không có. Hiện nay tại Việt Nam, có hai hình thức để bạn có thể theo đuổi ngành này. Đó là học tại trường Đại học hoặc học tại các viện thiết, trung tâm uy tín bên ngoài. Và sau đó, tùy theo khả năng, bạn có thể lựa chọn du học ở các nước khác trên thế giới để hoàn thiện kỹ năng của mình hơn.

hoc nganh gi de lam phim hoat hinh

Với lựa chọn đầu tiên, bạn sẽ rất khó chọn ngành học cụ thể đi theo đúng ngành này, bạn có thể tham khảo ngành này tại trường Đại học Sân khấu Điện ảnh Hà nội và một số trường dạy Mỹ thuật khác. Ở lựa chọn thứ hai, bạn có thể lựa chọn các học viện trung tâm uy tín để có thể theo học tùy theo lựa chọn của bản thân là hoạt hình 2D hay hoạt hình 3D.

Tuy nhiên, để có thể theo đuổi đam mê của bản thân, không nhất thiết bạn phải học đúng ngành làm phim hoạt hình thì mới có thể tạo ra một bộ phim mà bạn thường xem. Bạn biết không, để tạo ra một tác phẩm hoàn hảo đến tay người dùng cần phải trải qua rất nhiều công đoạn với một team lên đến cả trăm thành viên với nhiều vai trò trọng yếu khác nhau. Vì vậy, để có thể thực hiện được ước mơ của mình, bạn có thể theo học các ngành khác có liên quan mật thiết để có thể tham gia vào team làm phim hoạt hình như biên kịch, nhà sản xuất phim, đạo diễn,…

Vậy cụ thể học làm phim hoạt hình 3D thì bạn phải học ngành nào? Để có thể làm phim 3D bạn nên học là học kỹ xảo hoạt hình 3D. Đây là ngành cung cấp cho bạn tương đối nhiều kiến thức và kỹ năng để bạn có thể làm việc ở nhiều vị trí khác nhau trong một team làm phim hoạt hình như:

Các trường dạy làm phim hoạt hình 3D

Có thể thấy, làm phim hoạt hình là một ngày tương đối mới tại Việt Nam, vì vậy, có khá ít trường giảng dạy về ngành làm phim hoạt hình. Bạn chỉ có thể học các chuyên ngành nhỏ hơn như: Kỹ xảo hoạt hình 3D, Kỹ xảo điện ảnh VFX, Motion Graphic Design, Thiết kế đồ họa,… Dưới đây có 4 lựa chọn về các trường dạy các chuyên ngành để các bạn đam mê ngành làm phim hoạt hình có thể tham khảo:

cac truong day lam phim hoat hinh

Học Kỹ xảo hoạt hình 3D tại VTC Academy Plus

Đến với Học viện VTC Academy Plus bạn sẽ được đào tạo trở thành một chuyên viên Kỹ xảo hoạt hình 3D với đầy đủ các kỹ năng kỹ thuật, tư duy và kỹ năng mềm cần thiết. Bạn có thể hoàn toàn tin tưởng Học viện VTC Academy Plus vì đây là Học viện Công nghệ thông tin và Thiết kế hàng đầu Việt Nam có hơn 10 năm hoạt động, đào tạo cho hơn 10.000 sinh viên tại 3 thành phố lớn: Hồ Chí Minh, Đà Nẵng và Hà Nội.

ky xao hoat hinh 3D

Cùng với cam kết đảm bảo 100% có việc làm sau tốt nghiệp, có 5 lý do mà bạn nên học tại đây:

Qua bài viết này, VTC Academy Plus mong bạn đã có thể tìm được đáp án cho câu hỏi: “học ngành gì để làm phim hoạt hình” và chọn được con đường mình sẽ đi. Chúc bạn sớm thực hiện được ước mơ của bản thân.

Link nội dung: https://khangdienreal.vn/hoc-lam-phim-hoat-hinh-a34452.html