Trẻ bị chảy máu cam khi ngủ: Nguyên nhân, cách xử lý và phòng ngừa

Trẻ bị chảy máu cam là rất bình thường và hầu hết các bé đều gặp tình trạng này ít nhất một lần trong đời. Nhưng trẻ bị chảy máu cam khi ngủ do đâu và nên làm gì để cầm máu? Bài viết sau từ Nhà thuốc Long Châu sẽ giúp bạn nắm rõ hơn về tình trạng trẻ chảy máu cam khi ngủ.

Nguyên nhân nào khiến trẻ bị chảy máu cam khi ngủ?

Theo chia sẻ từ các chuyên gia, tình trạng trẻ bị chảy máu cam khi ngủ do rất nhiều yếu tố tác động, trong đó phổ biến hàng đầu là những nguyên nhân sau.

Khô hốc mũi

Một trong những lý do thường gặp nhất khi trẻ bị chảy máu cam là do hốc mũi khô. Có nhiều yếu tố khiến hốc mũi của bé khô hơn, trong đó, vấn đề thiếu hụt chất dinh dưỡng, thiếu vitamin C và không khí khô chiếm tỷ lệ cao nhất. Cũng giống như da khô sẽ nứt nẻ và chảy máu, hốc mũi cũng vậy. Khi niêm mạc hốc mũi khô sẽ làm mao mạch nhạy cảm hơn, dễ bị chảy máu hơn.

Để hạn chế tình trạng này khiến trẻ bị chảy máu cam khi ngủ, bố mẹ nên chú ý bổ sung dinh dưỡng đầy đủ cho con, cân bằng các nhóm chất và hạn chế cài đặt nhiệt độ máy lạnh quá thấp khi ngủ.

Trẻ bị chảy máu cam khi ngủ: Nguyên nhân, cách xử lý và phòng ngừa 1Khô hốc mũi khiến trẻ bị chảy máu cam khi ngủ

Thói quen ngoáy mũi

Nhiều người cho rằng trẻ ngoáy mũi là thói quen rất bình thường nhưng thực tế, đây lại là yếu tố khiến con dễ bị chảy máu cam lúc ngủ hơn đấy. Khi ngoáy mũi trẻ có thể thực hiện hành động ngoáy mạnh một cách vô thức, kể cả trong lúc ngủ khiến các mao mạch trong mũi bị tổn thương và chảy máu, đặc biệt là khi trẻ để móng tay dài, nhọn.

Dị ứng

Một nguyên nhân nữa có thể làm trẻ bị chảy máu cam khi ngủ, đó là tình trạng dị ứng. Bé bị dị ứng sẽ có những triệu chứng như hắt hơi nhiều, chảy nước mũi, chảy nước mắt,… Lúc này, khi mũi bị ngứa và dị ứng, bé thường có thói quen gãi mũi hoặc xì mũi mạnh, liên tục làm vỡ mao mạch trong mũi, từ đó gây chảy máu cam.

Bên cạnh đó, việc sử dụng các loại thuốc xịt mũi steroid hoặc thuốc dùng trong điều trị triệu chứng dị ứng cũng có thể khiến hốc mũi khô hơn, nhạy cảm và dễ tổn thương hơn.

Nhiễm trùng đường hô hấp

Tình trạng viêm xoang, cảm lạnh hoặc các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp khác hoàn toàn có thể làm tổn thương niêm mạc mũi, hậu quả là trẻ bị chảy máu cam khi ngủ. Những dấu hiệu đi kèm khi con chảy máu cam liên quan đến nhiễm trùng đường hô hấp gồm nghẹt mũi, hắt hơi, ho, đau họng, sốt cao, cảm giác ớn lạnh,…

Trẻ bị chảy máu cam khi ngủ: Nguyên nhân, cách xử lý và phòng ngừa 2Nhiễm trùng đường hô hấp là một trong những nguyên nhân gây chảy máu cam

Trẻ bị chảy máu cam khi ngủ có nguy hiểm không?

Thực tế, việc trẻ bị chảy máu cam khi ngủ rất bình thường và không có gì nghiêm trọng đến tính mạng. Tuy vậy bố mẹ cũng cần theo dõi tần suất bé chảy máu cam, lượng máu chảy và các dấu hiệu khác như mệt mỏi, nhức đầu, chóng mặt,… vì rất có thể trẻ đã bị sốt xuất huyết, sốt chikungunya,… dẫn đến chảy máu cam.

Bên cạnh đó, nếu nhận thấy trẻ có biểu hiện lạ khác như đái máu hoặc đi cầu ra máu,… phụ huynh cần đưa con đến trung tâm y tế, bệnh viện,… để tiến hành thăm khám, chẩn đoán nguyên nhân và xác định hướng điều trị phù hợp.

Làm thế nào khi trẻ bị chảy máu cam khi ngủ?

Khi nhận thấy trẻ bị chảy máu cam khi ngủ, bố mẹ cần hết sức bình tĩnh và thực hiện theo hướng dẫn sau:

Trẻ bị chảy máu cam khi ngủ: Nguyên nhân, cách xử lý và phòng ngừa 3Khi bé bị chảy máu cam nên giữ tư thế đầu hơi ngửa ra sau

Cách đề phòng trẻ chảy máu cam trong lúc ngủ

Tình trạng trẻ bị chảy máu cam khi ngủ không đáng lo ngại và để phòng tránh hiện tượng này, bố mẹ hãy lưu ý những điều sau:

Trẻ bị chảy máu cam khi ngủ: Nguyên nhân, cách xử lý và phòng ngừa 4Bổ sung thêm vitamin C giúp trẻ đề phòng hiện tượng chảy máu cam

Mong rằng những chia sẻ trên từ Nhà thuốc Long Châu đã giúp bạn hiểu hơn về tình trạng trẻ bị chảy máu cam khi ngủ. Nếu bé thường xuyên bị chảy máu cam và không có dấu hiệu cải thiện, bố mẹ nên đưa bé đến gặp bác sĩ để được khám chữa hiệu quả, kịp thời.

Link nội dung: https://khangdienreal.vn/be-bi-chay-mau-cam-khi-ngu-a34775.html