Khi đến chùa chiền, điện thờ mọi người dễ bắt gặp cổng tam quan. Đây là hình ảnh quen thuộc, gắn liền với kiến trúc, văn hóa, lịch sử Việt Nam. Thế nhưng đảm bảo rằng vẫn có rất nhiều người chưa biết về ý nghĩa của kiến trúc này trong văn hóa Việt. Nếu cảm thấy hứng thú với nét văn hóa, kiến trúc cổ này thì hãy tham khảo ngay phần nội dung dưới đây nhé!
Cổng tam quan là một chiếc cổng to, với ba lối đi, được thiết kế dựa trên kiến trúc cổ. Chiếc cổng này đã gắn liền với nét văn hóa tâm linh, Phật giáo của người Việt từ xa xưa đến nay. Chiếc cổng được xây dựng với kích thước rất lớn. Bao gồm 2 lối đi nhỏ ở hai bên, cửa chính giữa có kích cỡ to nhất.
Theo tìm hiểu, cổng tam quan xuất hiện từ thời vua chúa Việt Nam, thới Nho giáo. Vua ra lệnh cho cho các kiến trúc sư thiết kế, xây dựng cổng có 3 lối đi dựa theo thuyết tam tai.
Vì ban đầu được thiết kế để dành riêng cho các vị quan, vua chúa nên cổng mới được đặt tên là “tam quan”. Và cũng dựa theo lối kiến trúc này, các chùa, miếu, đền cũng bắt đầu xây dựng cổng tam quen để đón vua chúa ghé thăm.
Thế nhưng các miếu, chùa,… thường không mở cửa chính mà chỉ mở hai cửa phụ. Cửa trái là lối đi vào, được khắc chữ “Thanh Long”; Cửa phải là lối đi ra, được khắc chữ “Bạch hổ”. Khi ra vào chùa sẽ được gọi là “nhập long, xuất hổ”, mang phước đức từ chùa về nhà.
Cổng tam quan được thiết kế với ba lối đi, hai cửa phụ hai bên có kích như nhau, nhỏ hơn khá nhiều so với cổng chính. Phần vách của công được xây dựng, cấu thành bởi đa dạng loại vật liệu.
Điển hình như gỗ, gạch, thậm chí là đá nguyên khối,… Phía trên cùng cổng thường được lợp mái ngói, điêu khắc kỳ công. Hai bên các lối đi thường được khắc các câu đối, phía trên công thì khắc tên lối đi hoặc tên chùa, đền, điện thờ,… Đặc biệt, tâm quan môn còn hai kiểu kiến trúc công chính rất đặc trưng:
Kiểu tam quan môn phổ biến nhất tại các di tích lịch sử, đền, chùa,… chính là loại có gác. Ở phía trên phần cổng chính sẽ được xây thêm một chiếc gác nhỏ. Tài một ở số nơi, họ không chỉ đơn thuần xây một chiếc gác nhỏ; còn còn thiết kế rất kỳ công, xây đến 2 hoặc 3 tầng nữa bên trên cổng chính.
Thông thường, ở những tầng gác này sẽ đặt chuông, trống, khánh để phục vụ các nghi lễ, kêu gọi dân làng,… Ngoài ra, người ta cũng đặt thêm những bức tượng Phật, thần thánh,… trên gác để tỏ lòng thành kính.
Tam quan môn tứ trụ rất phổ biến, đặc biệt là ở các tỉnh miền Tây. Cổng được cấu tạo đơn giản bằng bốn thanh trụ cột, hai thành ở giữa cao hơn hai thanh ngoài cùng. Những tứ trụ sẽ được nối với nhau bằng những thanh xà ngang cách điệu. Từ đó tạo ra ba lối đi đặc trưng của tam quan môn. Trên môi trụ cột vẫn sẽ có khắc các câu đối nhưng lại không ghi tên cổng, chùa,…
>>> Xem ngay: Detached house là gì? Có những ưu điểm gì khác với Semi-Detached house?
Cổng tam quan xuất hiện ở rất địa điểm, di tích lịch sử khác nhau như cung đình, chùa, miếu,… Và với mỗi nơi, văn hóa tâm linh thì tam quan môn đều sở hữu những ý nghĩa, quan niệm riêng. Cụ thể sẽ được bật mí ngay dưới đây:
Ý nghĩa đặc trưng, phổ biến nhất của tam quan môn chính là dựa theo tư tưởng của Phật giáo. Mỗi chiếc cổng sẽ đại diện cho một cách nhìn của Nhà Phật; gồm “Không quan”, “Hữu quan” và “Trung quan”.
Bên cạnh đó, theo triết lý Nhà Phật, tam quan môn còn liên quan đến ý niệm “tam giải thoát môn”. Mỗi cửa sẽ đại diện cho sự vô tác, vô không và vô tướng. Nếu thấu hiểu được hết ý nghĩa của ba cửa này thì người tu hành mới có thể thoát “xuất trần, thoát tục”. Từ bỏ tất bỏ tất cả những sân si, hỷ, nộ, ái, ố để bước vào cõi Niết Bàn.
Như đã nói trong phần nguồn gốc cổng; ba lối đi được thiết kế dành riêng cho vua chúa, quan văn, quan võ. Tại các ngôi làng, chùa chiền, điện thờ đều phải xây dựng tam quan môn phòng khi vua đến. Thường ngày, tam quan môn chỉ được mở hai cổng nhỏ cho người dân qua lại. Chỉ khi nào vua chúa giá lâm hoặc dịp lễ quan trọng thì mới được sử dụng cổng chính.
Trong tôn giáo Đạo Cao Đài, cổng tam quan môn lầu xuất hiện ở khắp nơi. Điển hình nhất chính là tại Tòa Thánh Tây Ninh. Chỉ riêng tại tòa thành đã có tận 12 cổng tam quan. Mỗi cổng đều được thiết kế theo một phong cách khác nhau.
Các cổng sẽ không có tên mà được đánh số theo thứ tự từ 1 đến 12. Tuy nhiên, lại không có cổng số 5. Thay vào đó, cổng chính sẽ được đặt tên là “Cổng Chánh Môn”.
Theo Đạo Cao Đài, tam quan môn lầu đại diện cho ba chân lý tu hành của nhà phật. Bao gồm: Vô thường, Vô ngã và Khổ. Ai đã tu hành đắc đạo được ba chân lý này thì sẽ nhận ra rằng Thường, Vô Thường cũng là Thường, Vô Ngã cũng là Thường và Khổ cũng là Thường. Tất cả là một vòng luân hồi.
Nếu bạn cảm thấy hứng thú, muốn tìm hiểu thêm về cổng tam quan, văn hóa Việt xưa. Vậy thì đừng bỏ qua những công trình tam quan môn lầu đặc sắc dưới đây nhé.
>>> Có thể bạn quan tâm: Nhà di động là gì? Tổng hợp những mẫu nhà di động độc đáo
Đến với Rạch Giá, bạn chắc chắn sẽ không thể nào bỏ qua được cổng tam quan Châu Thành. Khác với những tam quan môn lâu thông thường. Chiếc cổng ở Rạch Giá được thiết kế với kích thước rất lớn, đặt giữa lối lưu thông của xe máy. Và chiếc cổng lại được xây dựng theo hình mái vòm. Lại được sơn màu hồng vô cùng cách tân, độc đáo. Nếu đi Rạch Giá mà không tham quan điểm đến này thì thật là tiếc đấy!
Trong số những tam quan môn nổi tiếng thì tam quan môn lầu ở chùa Thiên Mụ là đặc sắc nhất. Cổng được xây dựng cực kỳ cổ kính, vách tường giữa cách lối đi có điêu khắc trư vị thần linh cực kỳ độc đáo. Đặc biệt, nếu bạn để ý thì sẽ thấy trên gác, tại trán cổng sẽ bị che khuất bởi một tấm rèm đỏ. Theo cổ nhân truyền lại, bên dưới lớp rèn đó chính là một bức họa rồng vô cùng uy nghiêm, hút hồn.
>>>Xem thêm: Nhà lá miền Tây đẹp - khám phá kiểu kiến trúc truyền thống, độc đáo Tây Nam Bộ
Tại Quần thể danh thắng Tràng An, Ninh Bình, bạn sẽ chị choáng ngợp bởi chiếc cổng tam quan khổng lồ. Không chỉ sở hữu kích thướng siêu khủng như một bức tường thành vĩ đại; điểm đặc biệt ở đây chính là cổng được làm từ đá xanh nguyên khối khổng lồ. Tuy được gọi là tam quan môn lầu nhưng tam quan môn tại Ninh Bình lại có tận năm lối đi. Ba lối đi thông thường, và hai lối đi phụ để lên tháp đài bên cạnh cổng.
Ngoài ba cổng tam quan tiêu biểu kể trên, vẫn còn vô số kiến trúc tam quan môn lầu khác đặc sắc không kém. Mọi người có thể tham khảo thông qua một vài hình ảnh dưới đây:
Cổng tam quan là một nét văn hóa độc đáo, đặc sắc đối với đời sống văn hóa, tâm linh của người Việt. Việc truyền đạt lại những nét văn hóa truyền thống cho thế hệ mai sau rất quan trọng. Do đó, mọi người hãy ghé thăm trang Mogi để tìm hiểu nhiều hơn về văn hóa Việt xưa nhé!
>>>Xem thêm:
Link nội dung: https://khangdienreal.vn/cong-tam-quan-a34868.html