3 cơ chế miễn dịch của cơ thể và cách hoạt động của từng cơ chế

Hệ miễn dịch đóng vai trò quan trọng, bảo vệ cơ thể chống lại nhiều mầm bệnh nguy hiểm. Bằng cách hiểu rõ những bí ẩn về cách hoạt động của hệ thống miễn dịch, chúng ta có được những kiến thức giá trị về cách tăng cường khả năng phòng vệ và bảo vệ bản thân khỏi bệnh tật. Nội dung trong bài viết cung cấp thông tin cơ bản về cơ chế miễn dịch và gợi ý các phương pháp khoa học giúp nâng cao sức đề kháng của cơ thể.

ThS.BS Ngô Thị Kim Phượng- Quản lý Y khoa vùng khu vực 2 miền Trung - Tây Nguyên, Hệ thống Trung tâm tiêm chủng VNVC chia sẻ: “Hệ miễn dịch rất cần thiết cho sự sống, nếu không có hệ miễn dịch, cơ thể chúng ta sẽ dễ dàng bị tấn công bởi vi khuẩn, virus, ký sinh trùng,… Khi các nhà khoa học khám phá ra cơ chế miễn dịch, họ cũng tìm ra cách thức để tăng cường hệ thống phòng thủ của cơ thể, trong đó có việc phát minh ra vắc xin. Kể từ khi ra đời, vắc xin đã trở thành một loại vũ khí sắc bén, hữu hiệu nhất để chủ động phòng chống, loại trừ và thanh toán nhiều bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, góp phần giảm tỷ lệ tử vong, nâng cao sức khỏe và chất lượng cuộc sống.”

3 cơ chế miễn dịch của cơ thể và cách hoạt động của cơ thể

Tổng quan về hệ miễn dịch

Hệ miễn dịch là mạng lưới lớn gồm các cơ quan, tế bào bạch cầu, protein giúp bảo vệ cơ thể chống lại nhiễm trùng, đồng thời bảo vệ các tế bào của chính cơ thể. Hệ thống miễn dịch có khả năng ghi nhớ sau mỗi lần chống lại được vi trùng, điều này giúp hệ miễn dịch nhận biết và tiêu diệt nhanh chóng nếu mầm bệnh xâm nhập lại cơ thể. Các bộ phận chính trên cơ thể tạo nên hệ miễn dịch bao gồm tế bào bạch cầu, kháng thể, cytokine, hệ thống bổ thể, các hạch bạch huyết, lá lách, amidan và vòm họng, tuyến ức, tủy xương, da và niêm mạc…

“Kẻ thù” của hệ miễn dịch bao gồm các mầm bệnh (virus, vi khuẩn, ký sinh trùng và nấm) trốn tránh sự phát hiện hoặc khai thác điểm yếu trong phản ứng miễn dịch, dẫn đến nhiễm trùng hoặc bệnh tật. Những “kẻ thù” này không ngừng tiến hóa, chẳng hạn virus biến đổi nhanh chóng, vi khuẩn phát triển khả năng kháng sinh và một số mầm bệnh thao túng tế bào vật chủ để trốn tránh sự phát hiện của hệ miễn dịch, đặt ra thách thức lớn đối với khả năng thích ứng của hệ thống miễn dịch.

Hiểu được cơ chế miễn dịch là rất quan trọng để chủ động thực hiện các phương pháp chống lại bệnh truyền nhiễm và chăm sóc sức khỏe toàn diện.

Các loại cơ chế miễn dịch và cách thức hoạt động

1. Miễn dịch bẩm sinh

Miễn dịch bẩm sinh (hay còn gọi là miễn dịch không đặc hiệu, miễn dịch tự nhiên) là khả năng miễn dịch có ngay từ khi sinh ra và tồn tại suốt cuộc đời của một người. Các phản ứng miễn dịch bẩm sinh là tuyến phòng thủ đầu tiên chống lại mầm bệnh xâm nhập vào cơ thể.

Các thành phần trong miễn dịch bẩm sinh bao gồm:

Cơ chế miễn dịch bẩm sinh là khả năng tạo ra phản ứng không đặc hiệu đối với một mầm bệnh cụ thể. Chúng phụ thuộc vào một nhóm protein và tế bào thực bào để nhận biết các đặc điểm của mầm bệnh và nhanh chóng được kích hoạt để tiêu diệt mầm bệnh từ bên ngoài xâm nhập vào cơ thể. [1]

2. Miễn dịch thích ứng

Miễn dịch thích ứng (hay còn gọi là miễn dịch đặc hiệu, miễn dịch chủ động) là khả năng miễn dịch phát triển trong suốt quá trình sinh sống của con người. Hệ miễn dịch đặc hiệu có thể được nâng cao một cách chủ động từ việc tiêm chủng, hoặc tự nhiên do tiếp xúc với mầm bệnh hoặc thụ động bằng cách tiếp nhận kháng thể từ người khác.

Các thành phần của miễn dịch thích ứng bao gồm:

Miễn dịch thích ứng bao gồm hai loại chính:

Cơ chế miễn dịch thích ứng sẽ được kích hoạt khi cơ thể tiếp xúc với mầm bệnh. Tế bào B và tế bào T trong hệ miễn dịch thích ứng sẽ làm việc cùng nhau để phá hủy các yếu tố xâm nhập. Sau khi thành công trong việc chống lại mầm bệnh, hệ miễn dịch thích ứng ghi nhớ mầm bệnh và tăng cường phản ứng miễn dịch tương ứng.

⇒ Tìm hiểu thêm: Cơ chế hoạt động của vắc xin khi được tiêm vào cơ thể người

tiêm chủng giúp nâng cao hệ miễn dịch
Tiêm chủng đầy đủ sẽ giúp nâng cao hệ miễn dịch thích ứng, bảo vệ sức khỏe và phòng chống bệnh tật hiệu quả.

3. Miễn dịch thụ động

Miễn dịch thụ động là hệ miễn dịch “mượn” từ nguồn khác và tồn tại trong thời gian ngắn. Ví dụ, kháng thể trong sữa mẹ giúp trẻ có khả năng miễn dịch thụ động đối với các bệnh mà người mẹ đã từng tiếp xúc hoặc có kháng thể do tiêm chủng trước và trong khi mang thai. Hoặc một người được tiêm huyết thanh để bảo vệ chống lại tác động của chất độc như nọc rắn.

Cơ chế miễn dịch hoạt động thụ động tương tự như miễn dịch thích ứng. Miễn dịch thụ động có khả năng mang lại sự bảo vệ ngay lập tức nhưng kháng thể từ miễn dịch thụ động chỉ kéo dài vài tuần hoặc vài tháng. Đó là lý do vì sao trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ vẫn cần tiêm phòng kể cả khi đã có kháng thể từ mẹ bầu.

Những rối loạn của hệ miễn dịch

Rối loạn hệ miễn dịch được hiểu là tình trạng cơ chế miễn dịch không hoạt động đúng với chức năng của nó. Ví dụ trẻ sinh ra với hệ thống miễn dịch bị suy giảm, có hệ miễn dịch phản ứng quá mức hoặc hệ miễn dịch tự tấn công ngược lại cơ thể (bệnh tự miễn).

Một số gen trong cơ thể có thể làm cho hệ miễn dịch trở nên mẫn cảm (nhạy cảm) quá mức, điều này có nghĩa là hệ miễn dịch phản ứng với một số chất thường vô hại với đa số tất cả mọi người.

Phản ứng dị ứng là ví dụ phổ biến nhất của hệ thống miễn dịch hoạt động quá mức. Một số ví dụ về chất gây dị ứng phổ biến bao gồm bụi, nấm mốc, phấn hoa và thực phẩm. Các phản ứng khác khi có hệ miễn dịch quá mẫn cảm bao gồm hen suyễn, bệnh chàm, viêm mũi dị ứng, hoặc sốc phản vệ.

Bệnh tự miễn là hệ thống miễn dịch tự nhiên của cơ thể không phân biệt được sự khác biệt giữa tế bào lạ xâm nhập từ bên ngoài và tế bào ở bên trong cơ thể, dẫn đến sự tấn công vào các tế bào bình thường trong cơ thể.

Một số các bệnh tự miễn phổ biến bao gồm viêm khớp dạng thấp, bệnh vẩy nến, bệnh lupus, các bệnh về tuyến giáp, tiểu đường tuýp 1,…

Suy giảm miễn dịch là tình trạng miễn dịch của cơ thể bị suy giảm do các yếu tố của hệ thống miễn dịch bao gồm tế bào lympho, tế bào thực bào và hệ thống bổ thể,.. bị thiếu hụt hoặc không hoạt động đúng với chức năng của nó.

Các chuyên gia y tế chia suy giảm miễn dịch thành 2 loại bao gồm:

Hướng dẫn cách “tăng sức mạnh” cho các cơ chế miễn dịch

1. Tiêm vắc xin

Hệ miễn dịch có khả năng chống chọi lại với bệnh tật bằng cách tạo ra các kháng thể khi tiếp xúc với mầm bệnh. Vắc xin là chế phẩm sinh học chứa các mầm bệnh đã bị suy yếu và không có khả năng gây bệnh nhưng có thể kích hoạt hệ miễn dịch tạo ra kháng thể. Do đó, tiêm vắc xin là cách đơn giản, an toàn và giảm gánh nặng chi phí điều trị bệnh, giúp tất cả mọi người bảo vệ sức khỏe cá nhân và góp phần thúc đẩy miễn dịch trong cộng đồng.

Hệ thống trung tâm tiêm chủng VNVC tự hào là đơn vị có khả năng cung ứng đầy đủ, bền vững các loại vắc xin cho trẻ em và người lớn cùng nhiều ưu đãi hấp dẫn. Với hệ thống kho lạnh đạt chuẩn quốc tế GSP và hệ thống dây chuyền lạnh (Cold Chain), chất lượng vắc xin của VNVC được đảm bảo tốt nhất. Đến tiêm chủng tại VNVC, quý Khách sẽ được đội ngũ bác sĩ, điều dưỡng giàu kinh nghiệm, vững chuyên môn thăm khám và tư vấn tận tình, giải đáp mọi thắc mắc về vắc xin và lịch tiêm chủng.

Để được tư vấn, đặt lịch tiêm vắc xin, đăng ký gói vắc xin hoặc tham gia các chương trình ưu đãi, quý Khách hàng có thể liên hệ trực tiếp với VNVC qua:

Để đặt mua vắc xin và tham khảo các sản phẩm vắc xin, Quý khách vui lòng truy cập: vax.vnvc.vn/vaccine.

các bác sĩ vnvc đều có chứng chỉ an toàn tiêm chủng được đào tạo bài bản và giàu kinh nghiệm
100% bác sĩ, điều dưỡng tại VNVC có chứng chỉ an toàn tiêm chủng, được đào tạo bài bản về kiến thức và giàu kinh nghiệm thực hành an toàn tiêm chủng.

2. Chế độ ăn khoa học

Một chế độ ăn uống lành mạnh sẽ cung cấp các chất dinh dưỡng thiết yếu cho chức năng miễn dịch.

Các chất dinh dưỡng như vitamin C, D, E, kẽm và chất chống oxy hóa có trong trái cây, rau, quả hạch và hạt hỗ trợ sản xuất tế bào bạch cầu, giảm viêm và trung hòa các gốc tự do có hại. Protein từ các nguồn như thịt nạc, cá, các loại đậu và sữa rất quan trọng cho việc sản xuất kháng thể và chức năng tế bào miễn dịch. Axit béo omega-3 trong cá và các loại hạt có đặc tính chống viêm. Men vi sinh trong thực phẩm lên men hỗ trợ sức khỏe đường ruột.

Bằng cách duy trì một chế độ ăn uống cân bằng các chất dinh dưỡng, bạn có thể tăng cường cơ chế miễn dịch, giảm khả năng bị nhiễm trùng và cải thiện sức khỏe tổng thể.

3. Ngủ đủ

Trong giấc ngủ, hệ thống miễn dịch giải phóng các cytokine và protein giúp chống nhiễm trùng. Hơn nữa, ngủ đủ giấc đảm bảo cơ thể sản xuất đủ cytokine để chống lại mầm bệnh hiệu quả và điều chỉnh các phản ứng miễn dịch.

Giấc ngủ còn có vai trò tăng cường chức năng của các tế bào miễn dịch như tế bào T và tế bào tiêu diệt tự nhiên giúp nhận biết, tiêu diệt các tế bào bị nhiễm bệnh hoặc bất thường. Những tế bào này hoạt động mạnh hơn trong giai đoạn ngủ sâu, cho thấy tầm quan trọng của việc ngủ đủ giấc để phục hồi chức năng miễn dịch tối ưu.

Bạn có thể thiết lập các thói quen giúp chăm sóc giấc ngủ tốt như:

Ưu tiên ngủ đủ giấc và không bị gián đoạn là điều cần thiết cho sức khỏe, duy trì khả năng miễn dịch mạnh mẽ chống lại mầm bệnh.

⇒ Tìm hiểu thêm: Sức đề kháng là gì? 10 nguyên nhân làm nó yếu đi

4. Quản lý căng thẳng

Giảm căng thẳng và lo lắng là chìa khóa cho hệ miễn dịch kiên cường. Khi một người bị căng thẳng quá lâu, các phản ứng viêm trong cơ thể gia tăng và gây mất cân bằng chức năng tế bào miễn dịch. Hơn nữa, trẻ em bị căng thẳng tâm lý trong thời gian quá dài gây ức chế phản ứng miễn dịch. Do đó, quản lý căng thẳng trong cuộc sống là rất quan trọng để đảm bảo nền tảng miễn dịch khỏe mạnh.

Các hoạt động giúp kiểm soát căng thẳng bao gồm thiền, tập thể dục, viết nhật ký, tập yoga và một số các phương pháp chánh niệm khác. Nếu bạn cần sự hỗ trợ để quản lý căng thẳng, bạn có thể cân nhắc tìm gặp nhà tham vấn tâm lý để giải tỏa cảm xúc, thực hành kỹ năng kiểm soát căng thẳng tốt hơn.

tập thiền mỗi ngày giúp điều hoà cảm xúc
Nghiên cứu chứng minh chỉ thực hành thiền 13 phút mỗi ngày trong 8 tuần đã giúp bạn điều hòa cảm xúc, cải thiện tâm trạng tốt hơn.

5. Thể dục thể thao

Tập thể dục thúc đẩy hệ thống miễn dịch khỏe mạnh thông qua nhiều cơ chế khác nhau. Thứ nhất, hoạt động thể chất giúp cải thiện tuần hoàn, cho phép các tế bào miễn dịch di chuyển tự do hơn khắp cơ thể, từ đó tăng cường khả năng phát hiện và phản ứng với mầm bệnh. Tập thể dục thường xuyên cũng tạo ra những thay đổi trong quần thể tế bào miễn dịch, làm tăng sự hiện diện của một số tế bào đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ miễn dịch, chẳng hạn như tế bào tiêu diệt tự nhiên, tế bào T và đại thực bào.

Hơn nữa, tập thể dục làm giảm tình trạng viêm trong cơ thể, giúp phòng tránh các bệnh mạn tính và sự suy yếu hệ thống miễn dịch theo thời gian. Tập thể dục cũng giúp kiểm soát cân nặng, giảm căng thẳng, cải thiện chất lượng giấc ngủ và nâng cao tâm trạng, tất cả những yếu tố này đều góp phần xây dựng hệ thống miễn dịch mạnh mẽ hơn.

WHO đưa ra hướng dẫn hoạt động thể chất cho người trưởng thành như sau: [2]

⇒ Tìm hiểu thêm: 12 cách tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể hiệu quả

Hệ miễn dịch có thể được ví như là một tuyệt tác sinh học của tạo hóa, giúp bảo vệ cơ thể bạn trước những mầm bệnh có hại. Khi đã hiểu được cơ chế miễn dịch, các nhà khoa học đã khai thác sức mạnh tự nhiên của hệ miễn dịch để tăng cường khả năng chống chọi bệnh tật thông qua tiêm chủng.

Vắc xin là thành tựu khoa học nổi bật dựa trên cơ chế miễn dịch giúp cứu sống hàng triệu sinh mạng người, tạo ra lá chắn bảo vệ sức khỏe cho cá nhân và cộng đồng. Song hành với tiêm vắc xin, bạn có thể tăng cường sức đề kháng với chế độ ăn uống giàu chất dinh dưỡng, lối sống lành mạnh, quản lý căng thẳng, cân bằng cuộc sống cùng với những biện pháp phòng ngừa khác để bảo vệ sức khỏe của mình.

Link nội dung: https://khangdienreal.vn/che-pham-sinh-hoc-la-cac-san-pham-duoc-tao-ra-bang-con-duong-a34990.html