Sức đề kháng là gì? Tầm quan trọng của đề kháng chống lại bệnh tật

Sức đề kháng mạnh là “lá chắn” hiệu quả, giúp cơ thể có khả năng tự chống lại các tác nhân gây bệnh như virus, vi khuẩn… Nếu không lưu tâm để ý thói quen sinh hoạt, sức đề kháng có thể sinh yếu và cơ thể phải đối diện với nhiều bệnh tật từ nhẹ đến nặng.

Bài viết được tư vấn Y khoa bởi BS Hoa Tuấn Ngọc, Quản lý Y khoa Vùng 1 - Đông Nam Bộ, Hệ thống tiêm chủng VNVC.

Sức đề kháng

BS Hoa Tuấn Ngọc, Quản lý Y khoa Vùng 1 - Đông Nam Bộ, Hệ thống tiêm chủng VNVC cho biết: “Để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể, mỗi người cần lưu ý đến chế độ dinh dưỡng đầy đủ, khoa học; kết hợp chơi các bộ môn thể dục thể thao thường xuyên; xây dựng những thói quen lành mạnh trong cuộc sống (ngủ đủ, ngủ đúng giờ, không thức khuya, không hút thuốc). Những hoạt động này đều đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao hệ miễn dịch, bên cạnh yếu tố gen di truyền. Bên cạnh đó, tiêm chủng đầy đủ góp phần tăng cường sức đề kháng cho cơ thể, giúp cơ thể sản sinh kháng thể đặc hiệu chống lại các tác nhân gây bệnh trong tương lai”.

Sức đề kháng là gì?

Sức đề kháng là cơ chế phòng thủ tự nhiên của cơ thể trước các tác nhân gây bệnh nguy hiểm ở bên ngoài như ký sinh trùng, nấm, vi khuẩn, virus,… khi xâm nhập vào cơ thể. Sức đề kháng càng mạnh thì cơ thể càng có khả năng miễn dịch tốt, đẩy lùi và loại bỏ các mầm bệnh như:

Ngược lại, khi sức đề kháng kém thì hệ thống miễn dịch cũng suy yếu, nguy cơ mắc các bệnh truyền nhiễm tăng lên, bệnh dễ diễn tiến nặng, thời gian mắc bệnh lâu hơn bình thường và tỷ lệ tái phát cao. (1)

Vậy, sức đề kháng và hệ miễn dịch giống hay khác nhau? Sức đề kháng và hệ miễn dịch có quan hệ trực tiếp. Hệ thống miễn dịch bao gồm các tế bào và protein có vai trò bảo vệ cơ thể, còn sức đề kháng là nói đến khả năng bảo vệ cơ thể của hệ thống miễn dịch. Hệ thống miễn dịch khỏe mạnh sẽ phản ứng tốt trước các tác nhân gây bệnh, sức đề kháng của cơ thể trước bệnh tật cũng trở nên tốt hơn.

Nên để có cơ thể khỏe mạnh, cần xây dựng và duy trì sức đề kháng tốt cùng hệ thống miễn dịch phản ứng nhạy bén với các tác nhân gây bệnh. Mỗi cá nhân sẽ có sức đề kháng khác nhau, được hình thành ngay từ khi còn là bào thai, sau này tiếp tục phát triển cho đến khi sinh ra, trưởng thành. Sự khác nhau đến từ yếu tố sẵn có như:

Do đó, có những cá nhân sinh ra khỏe mạnh, sức đề kháng tốt nhưng dần trở nên yếu đi do ít vận động, ăn uống không khoa học dẫn đến béo phì. Ngược lại, không ít trường hợp sinh ra yếu ớt nhưng nhờ vào vận động, chăm chỉ tập luyện thể thao, ăn uống có chọn lọc đã hình thành nên một sức đề kháng khỏe mạnh, cơ thể năng động và dẻo dai hơn.

Tại sao sức đề kháng tốt là chìa khóa để chống lại bệnh tật?

BS Hoa Tuấn Ngọc, Quản lý Y khoa Vùng 1 - Đông Nam Bộ, Hệ thống tiêm chủng VNVC cho biết, sức đề kháng yếu nghĩa là hệ thống miễn dịch không khỏe mạnh, từ đó kéo theo nhiều bệnh tật có thể xảy ra như các bệnh dị ứng, bệnh tự miễn hay suy giảm miễn dịch.

Do đó để luôn khỏe mạnh, cơ thể cần có sức đề kháng tốt, hệ thống miễn dịch hiệu quả trong việc bảo vệ cơ thể, chống lại các mầm mống gây nên bệnh tật, đặc biệt là những bệnh về nhiễm trùng; đồng thời bảo vệ các tế bào ở bên trong cơ thể. (2)

Bên cạnh đó, sức đề kháng tốt là chìa khóa để chống lại bệnh tật vì hệ miễn dịch có khả năng ghi nhớ thông tin các loại virus, vi khuẩn,… đã từng bị tiêu diệt trước đó. Vì vậy khi virus, vi khuẩn này tái xâm nhập cơ thể, hệ miễn dịch có thể nhận biết và loại trừ chúng nhanh chóng.

Để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể, mỗi người cần lưu ý đến:

Những hoạt động này đều đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao hệ miễn dịch, bên cạnh yếu tố gen di truyền. Bên cạnh đó, tiêm chủng đầy đủ góp phần tăng cường sức đề kháng cho cơ thể, giúp cơ thể sản sinh kháng thể đặc hiệu chống lại các tác nhân gây bệnh trong tương lai.

Tầm quan trọng của sức đề kháng chống lại bệnh tật

Để chống lại các căn bệnh thông thường mỗi khi giao mùa như cúm mùa, cảm lạnh hay viêm mũi họng, viêm phế quản,… cơ thể sẽ sản sinh kháng thể chống lại các tế bào bất thường, hay được biết đến là sức đề kháng khỏe mạnh đẩy lùi bệnh tật. Việc một người có sức đề kháng mạnh, đồng nghĩa với một hệ miễn dịch khỏe mạnh thì còn có thể chống lại nhiều căn bệnh nặng như ung thư hay bệnh tim mạch,…

Loại bỏ vi khuẩn hay virus cần một cơ chế phức tạp khi có sự kết hợp giữa tế bào, mô và các cơ quan khác. Đây là tuyến phòng thủ tự nhiên mà mỗi người có được và phát triển mạnh mẽ hơn nếu có chơi thể thao, dinh dưỡng phù hợp,… Cơ thể khỏe mạnh đồng nghĩa hệ miễn dịch khỏe mạnh, từ đây có thể bảo vệ một người hiệu quả trước các yếu tố mang mầm bệnh. (3)

Sức đề kháng mạnh đồng nghĩa hệ miễn dịch khoẻ mạnh
Người có sức đề kháng mạnh, đồng nghĩa với một hệ miễn dịch khỏe mạnh thì còn có thể chống lại ung thư hay bệnh tim mạch,…

Hệ thống miễn dịch có nhiệm vụ tạo ra các tế bào bạch cầu kèm theo protein và hóa chất để phá hủy những yếu tố gây bệnh xâm nhập cơ thể. Trước khi các mầm bệnh có cơ hội phát triển trong cơ thể, hệ miễn dịch sẽ cố gắng truy tìm và tiêu diệt chúng. Sức đề kháng càng tốt thì hệ miễn dịch càng mạnh để đẩy nhanh quá trình phá hủy này.

Bên cạnh khả năng ngăn chặn sự xâm nhập của các tác nhân gây bệnh, sức đề kháng khỏe mạnh còn duy trì sự ổn định của các tế bào và cơ quan trong cơ thể; giúp cơ thể luôn trong trạng thái khỏe mạnh, cân bằng, ít ốm vặt, tinh thần minh mẫn.

Sức đề kháng tốt còn kích thích khả năng hồi phục tự nhiên của cơ thể, giúp cơ thể hồi phục nhanh hơn sau khi mắc bệnh. Ở trẻ em, sức đề kháng giữ vai trò quan trọng trong quá trình trưởng thành và phát triển của trẻ, cho trẻ một nền tảng vững chắc cho việc phát triển toàn diện thể chất và trí tuệ.

Vì sao sức đề kháng suy giảm?

Từ khi sinh ra, mỗi người đều có sức đề kháng trong cơ thể và điều này thay đổi tùy theo thói quen sinh hoạt, dinh dưỡng. Nhiều yếu tố có thể khiến sức đề kháng tăng và ngược lại, khá nhiều yếu tố có thể làm giảm sức đề kháng cơ thể đáng kể:

1. Ăn nhiều thức ăn chế biến sẵn

Trong các loại thức ăn này (như bánh kẹo, khoai tây chiên, nước ngọt, nước có ga, đồ ăn vặt,…) đều chứa nhiều chất không tốt cho sức khỏe (đường, muối, mỡ), khiến các tế bào T và B bị suy yếu. Đây là những tế bào quan trọng trong việc chống lại bệnh tật, do đó việc suy yếu này dẫn đến sức đề kháng giảm đáng kể.

2. Tiêu thụ lượng lớn thực phẩm

Chế độ ăn quá nhiều thực phẩm hoặc tiêu thụ thường xuyên các loại chất nhất định mà không đa dạng thực phẩm nạp vào cơ thể:

3. Thiếu ngủ

Khi ngủ sâu, cơ thể sẽ sản xuất melatonin trong khi ngủ. Việc thức quá khuya sẽ ảnh hưởng đến hệ thống miễn dịch, trong đó tế bào bạch cầu sẽ không được tạo đủ để “chiến đấu” với vi khuẩn gây bệnh. Vì vậy, một người cần ngủ đủ 8 tiếng mỗi ngày. (4)

4. Căng thẳng tinh thần kéo dài

Một nghiên cứu từ Đại học Carnegie Mellon (Mỹ) cho biết, một người đang trong tình trạng stress kéo dài cũng có thể khiến hệ miễn dịch suy yếu. Vì vậy, việc tham gia các hoạt động giải trí mang tính cộng đồng là giải pháp giúp giải toả stress và gián tiếp tăng cường sức khoẻ hệ miễn dịch.

Ngoài ra, khi tâm trí bị căng thẳng lâu ngày dẫn đến nồng độ hormone nội sinh bị mất cân bằng (hormone sinh dục nam testosterone, hormone sinh dục nữ estrogen,…), dẫn đến hệ miễn dịch giảm khả năng chống lại vi khuẩn gây bệnh.

5. Sử dụng nhiều mỹ phẩm

Sự đa dạng trong các loại mỹ phẩm khiến da phải tiếp nhận nhiều chất nguy có hại như sodium lauryl. Lâu ngày điều này sẽ tạo nên tác hại xấu cho hệ miễn dịch trong cơ thể:

6. Hạn chế vận động thể chất

Sức đề kháng giảm còn đến từ nguyên nhân tưởng chừng như không liên quan, đó là hạn chế vận động thể chất. Điều này khiến quá trình trao đổi chất bị trì trệ dẫn đến các chất dinh dưỡng bị hấp thụ chậm. Do đó không tránh khỏi việc hệ miễn dịch suy giảm, dễ mắc bệnh.

7. Ô nhiễm môi trường

Việc không khí bị ô nhiễm do khói xe thải ra, bụi đường, khí carbon từ các khu công nghiệp,… góp phần khiến sức đề kháng kém đi. Các hạt bụi mịn trong không khí xâm nhập vào phổi và hệ thống tim mạch gây:

Dấu hiệu suy giảm sức đề kháng

Theo BS Hoa Tuấn Ngọc, khi sức đề kháng trong cơ thể đi xuống, nhiều dấu hiệu cảnh báo sẽ được thể hiện ra bên ngoài như tiêu hóa kém, suy nhược cơ thể, thường xuyên đau ốm, mệt mỏi. Một người có thể mắc các bệnh liên quan đến hệ hô hấp như hen suyễn, dị ứng,… nếu như hệ miễn dịch suy yếu thường xuyên. Sau đây là các dấu hiệu suy giảm sức đề kháng của cơ thể:

1. Mệt mỏi thường xuyên

Khi sức đề kháng suy giảm, đồng nghĩa mức năng lượng cũng sẽ giảm theo tương đương, dẫn đến một người cảm thấy mệt mỏi kéo dài, mất sức sống. Điều này lý giải tại sao ngủ nhiều, đủ giấc nhưng vẫn cảm thấy kiệt sức. Nguyên nhân là do cơ thể đang tập trung hỗ trợ hệ thống miễn dịch chống lại vi trùng, vi khuẩn xâm nhập.

2. Suy nhược tinh thần

Mệt mỏi, ốm yếu thường xuyên do chịu căng thẳng hay suy nhược thời gian dài là điểm dễ nhận thấy nhất về tinh thần ở một người có sức đề kháng yếu.

Một báo cáo của Hiệp hội Tâm lý Mỹ cho biết, hệ thống miễn dịch làm việc kém hiệu quả rõ rệt trước các mối đe dọa của vi khuẩn, virus hay các mầm mống gây bệnh khác ở những người căng thẳng kéo dài. Do các tế bào lympho (tế bào bạch cầu chính trong cấu tạo của hệ miễn dịch với nhiệm vụ chống nhiễm trùng do vi khuẩn, virus hoặc nấm) bị giảm rõ rệt vì căng thẳng. Mức độ tế bào lympho càng thấp thì tỉ lệ mắc bệnh càng cao.

3. Chức năng tiêu hóa kém

Trong cơ thể người, đường tiêu hóa là nơi chứa 70% cấu trúc hệ thống miễn dịch. Nghiên cứu cho thấy, đường ruột được bảo vệ hiệu quả bởi các vi khuẩn có lợi và vi sinh vật sống ở ruột. Khi các tác nhân gây nhiễm trùng xâm nhập cơ thể nhưng các vi sinh vật không thể chống lại, cơ thể dễ bị mắc các bệnh về tiêu hóa hơn. Do vậy, một người thường xuyên bị chướng bụng đầy hơi, tiêu chảy hay táo bón… có thể là dấu hiệu cảnh báo hệ miễn dịch đang bị suy yếu.

4. Cảm lạnh kéo dài

Mỗi khi thời tiết thay đổi, đây là điều kiện thuận lợi cho các vi khuẩn, virus xâm nhập vào cơ thể, khiến một người có thể bị cảm lạnh trong nhiều ngày (hắt hơi, sổ mũi, sụt sịt). Đây là điều hoàn toàn bình thường và có thể lành lại từ sau 1 - 1,5 tuần. Đây cũng thời gian để hệ miễn dịch sản xuất kháng thể và tiêu diệt vi trùng, vi khuẩn gây bệnh. Tuy nhiên, nếu tình trạng cảm lạnh hoặc cúm kéo dài liên tục không khỏi thì đây là dấu hiệu cảnh báo sức đề kháng có vấn đề, suy giảm mạnh.

5. Vết thương lâu lành hơn

Mỗi khi bị thương do đứt tay hay xây xát ngoài da, chỗ bị thương sẽ được cơ thể khởi động chế độ kiểm soát tổn thương và tái tạo da mới, bằng cách huy động máu và chất dinh dưỡng đến vết thương. Tế bào miễn dịch càng khỏe mạnh thì quá trình phục hồi càng nhanh chóng; ngược lại, nếu hệ miễn dịch kém, sức đề kháng yếu thì thời gian phục hồi vết thương lâu hơn và khó lành hơn. (5)

6. Dễ mắc bệnh nhiễm trùng

Nếu như một người bị viêm xoang mãn tính hoặc bị 3 lần viêm xoang cấp tính do vi khuẩn trong một năm; mắc các bệnh viêm đường hô hấp trên và hô hấp dưới hơn 2 lần/năm; được điều trị bằng kháng sinh trên 2 đợt mỗi năm,… thì khả năng cao hệ miễn dịch đang suy yếu.

Dấu hiệu suy giảm sức đề kháng là mệt mỏi kéo dài
Một số dấu hiệu suy giảm sức đề kháng có thể kể đến như: mệt mỏi kéo dài, chức năng tiêu hóa kém, chức năng lâu lành

Suy giảm sức đề kháng có nguy hiểm không?

Sức đề kháng khỏe mạnh đóng một vai trò rất quan trọng đối với mỗi người trong việc bảo vệ hiệu quả sức khỏe của bản thân. Vì vậy với bất kỳ lý do nào khiến cho cơ thể bị suy giảm sức đề kháng (hay suy giảm miễn dịch) thì đều phải đối diện với những mối nguy hại khó lường, rất nguy hiểm.

Cho nên, một người cần củng cố sức đề kháng bằng cách thay đổi lối sống không lành mạnh trước đó, thường xuyên chơi các môn thể dục thể thao, ngủ đủ giấc, bổ sung các loại vitamin và khoáng chất; tránh xa chất kích thích, rượu bia, thuốc lá.

Một số cách tăng cường sức đề kháng hiệu quả

Trong bất cứ tình huống nào, các mầm mống mang theo nguy cơ gây nên bệnh tật cho cơ thể cũng có thể tấn công một người và gây bệnh nếu như sức đề kháng không đủ mạnh để chống chọi. Do đó, bên cạnh bản thân có một hệ gen khỏe mạnh thì cũng cần có những thói quen tốt để tăng cường sức đề kháng hiệu quả hơn.

1. Nghỉ ngơi đầy đủ

Một người trưởng thành cũng cần một giấc ngủ đủ và ngon giấc. Trong đó, tốt nhất là từ 8 tiếng trở lên hoặc ít nhất 6 tiếng mỗi đêm. Vì khi ngủ ít, cơ thể có khả năng bị nhiễm các vi khuẩn, virus gây bệnh hơn. Giúp giấc ngủ được ngon hơn, đi vào giấc ngủ dễ dàng hơn bằng việc:

2. Ăn uống lành mạnh và bổ sung vitamin

Dinh dưỡng đóng một vai trò quan trọng trong việc đẩy mạnh sức đề kháng và có được một hệ miễn dịch tốt. Do đó cần bổ sung thường xuyên các thực phẩm rau củ quả, trái cây, các loại hạt, cá béo và các sản phẩm ngũ cốc nguyên hạt. Ngoài ra, các loại vitamin hằng ngày cần bổ sung có thể kể đến như:

3. Vệ sinh sạch sẽ

Tập thói quen rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh. Một người có thể vô tình dụi mắt hoặc mím môi sau khi chạm vào nhiều thứ có vi khuẩn trước đó. Do đó nếu không rửa tay thường xuyên, vi khuẩn có thể xâm nhập cơ thể.

4. Tập luyện thể dục thể thao

Đây luôn là cách để hệ thống miễn dịch hay sức đề kháng gia tăng hiệu quả, có tác động tích cực. Điều này cũng đã được nhiều nhà nghiên cứu khoa học khác nhau chứng minh. Việc tập thể dục thể thao thường xuyên vừa giúp cho thể chất được cải thiện, mà còn giúp mang đến một tinh thần tốt hơn. (6)

5. Tiêm chủng đầy đủ

Là phương pháp cải thiện sức đề kháng và tăng cường phản ứng của hệ thống miễn dịch hiệu quả nhất hiện nay. Khi vắc xin đi vào cơ thể sẽ kích thích sản sinh các kháng thể đặc hiệu tự nhiên, chống lại các tác nhân gây bệnh tương ứng. Từ đó, giúp cơ thể sẵn sàng đối phó với các tác nhân gây bệnh tương tự trong tương lai.

Để được tư vấn và đặt lịch tiêm các loại vắc xin cần thiết cho gia đình nhằm tăng cường sức đề kháng cho cơ thể, mời Quý Khách liên hệ Hotline 028 7102 6595 hoặc fanpage trungtamtiemchungvnvc để được hỗ trợ.

Sức đề kháng sẽ suy giảm theo thời gian. Ở những người lớn tuổi, nhiều cơ quan trong cơ thể như tuyến ức hay tủy xương sẽ bị thoái hóa, hoạt động kém hiệu quả, do đó tạo ra ít hơn tế bào miễn dịch cần thiết để chống lại các tác nhân gây bệnh (virus, vi khuẩn,…).

Link nội dung: https://khangdienreal.vn/vat-bat-ly-than-tieng-anh-la-gi-a36618.html