Tình trạng máu tụ dưới màng cứng là gì? Dấu hiệu, cách chẩn đoán và phương hướng điều trị

Khi bị máu tụ dưới màng cứng, máu sẽ rỉ ra từ mạch máu bị rách, chảy vào khoảng trống phía bên dưới của màng cứng - màng giữa não và hộp sọ. Khối máu tụ dưới màng cứng có thể gây ra các triệu chứng nghiêm trọng như nhức đầu liên tục, buồn ngủ, lú lẫn, buồn nôn hoặc nôn, suy giảm thị lực… Vậy nguyên nhân nào gây ra tình trạng này? Phương pháp điều trị ra sao? Cùng Nhà thuốc Long Châu tìm hiểu ngay ở thông tin dưới đây nhé!

Máu tụ dưới màng cứng là gì?

Não và tủy sống được bao bọc bởi những lớp màng gọi là màng não. Màng não có nhiệm vụ che phủ và bảo vệ não. Máu tụ dưới màng cứng là một tình trạng chảy máu xảy ra bên trong vùng đầu (hộp sọ), nhưng bên ngoài mô não thực sự. Thời gian dài, máu sẽ bị tích tụ lại ở giữa hai lớp màng ở não là màng cứng và màng nhện, hình thành các cục máu đông.

Tùy thuộc vào thời gian xuất hiện triệu chứng bệnh mà người ta chia thành:

Tình trạng máu tụ dưới màng cứng là gì? Dấu hiệu, cách chẩn đoán và phương hướng điều trị 1Máu tụ dưới màng cứng là gì? Tình trạng chảy máu trong đầu

Bị máu tụ dưới màng cứng có biểu hiện gì?

Phần lớn các trường hợp bị chấn thương đầu đều gây ra các khối máu tụ dưới màng cứng. Nếu bạn bị tai nạn và đập đầu hoặc vùng đầu có va chạm khi tham gia giao thông, hoạt động tập thể hay những chấn thương có liên quan đến đầu khác thì nguy cơ bị máu tụ dưới màng cứng là rất lớn.

Máu tụ dưới màng cứng có thể coi là một loại chấn thương sọ não nên chúng có khá nhiều triệu chứng giống nhau. Triệu chứng của máu tụ dưới màng cứng có thể xuất hiện ngay sau khi bị chấn thương đầu hoặc nó có thể phát triển trong thời gian dài - vài tuần hay có thể kéo dài đến nhiều tháng.

Các dấu hiệu và triệu chứng của máu tụ dưới màng cứng phụ thuộc vào mức độ chấn thương và vị trí máu tụ, bao gồm:

Ngoài ra, tình trạng máu tụ dưới màng cứng xảy ra ở trẻ sơ sinh thường gây ra những triệu chứng như:

Tình trạng máu tụ dưới màng cứng là gì? Dấu hiệu, cách chẩn đoán và phương hướng điều trị 2Máu tụ dưới màng cứng gây đau đầu, chóng mặt, lú lẫn, mất trí nhớ, mất thăng bằng

Đối tượng có nguy cơ bị máu tụ dưới màng cứng

Trên thực tế, bất kỳ ai cũng có nguy cơ bị máu tụ dưới màng cứng do chấn thương đầu trong tai nạn. Tuy nhiên, một số trường hợp có nguy cơ bị máu tụ cao hơn như:

Tình trạng máu tụ dưới màng cứng là gì? Dấu hiệu, cách chẩn đoán và phương hướng điều trị 3Người bị chấn thương đầu, sử dụng thuốc gây loãng máu… dễ bị máu tụ dưới màng cứng

Phương pháp chẩn đoán và điều trị máu tụ dưới màng cứng

Để chẩn đoán được tình trạng máu tụ dưới màng cứng, các bác sĩ hoặc chuyên gia y tế sẽ thực hiện khám lâm sàng, kiểm tra kỹ lưỡng về thể chất và tinh thần của người bệnh. Các câu hỏi về nguyên nhân gây chấn thương được đưa ra (bao gồm thời gian xảy ra, triệu chứng đã gặp, các loại thuốc đang sử dụng, thói quen sinh hoạt…). Kiểm tra thần kinh bao gồm đo huyết áp, kiểm tra thị lực, khả năng thăng bằng, sức mạnh, khả năng phản xạ và kiểm tra trí nhớ.

Nếu kết quả lâm sàng đưa ra nghi ngờ là máu tụ dưới màng cứng, bác sĩ sẽ đưa ra yêu cầu kiểm tra sâu như chụp cắt lớp vi tính (CT) hoặc chụp cộng hưởng từ (MRI) cho vùng đầu - nơi bị chấn thương. Những hình ảnh trên cho ra kết quả và hình ảnh rõ ràng của não, từ đó xác định đúng vị trí và lượng máu tụ (hoặc máu chảy) hoặc các vết thương ở đầu, cổ của bệnh nhân.

Khi đã xác định bệnh nhân bị máu tụ dưới màng cứng, người bệnh sẽ phải thực hiện phẫu thuật để làm giảm bớt các áp lực trên não, loạt bỏ khối máu đông. Đồng thời, bác sĩ có thể cho người bệnh sử dụng thuốc giảm đau và giảm sưng. Thuốc chống co giật cũng được sử dụng để ngăn ngừa và kiểm soát các cơn co giật có thể xảy ra.

Sau khi phẫu thuật, người bệnh vẫn cần phải theo dõi, quá trình phục hồi sau phẫu thuật diễn ra khá chậm, có thể kéo dài đến 2 năm hoặc hơn.

Tình trạng máu tụ dưới màng cứng là gì? Dấu hiệu, cách chẩn đoán và phương hướng điều trị 4Chụp cộng hưởng từ là phương pháp chẩn đoán máu tụ dưới màng cứng

Máu tụ dưới màng cứng nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời có thể gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng trên cơ thể hoặc có thể gây tử vong cao. Do đó, nếu gặp chấn thương, nhất là chấn thương vùng đầu bạn nên đến khám tại bệnh viện để sớm nắm được tình trạng sức khỏe của bản thân. Trên đây là những thông tin mà Nhà thuốc Long Châu chia sẻ cho bạn. Nếu có thắc mắc cần giải đáp, bạn đọc có thể liên hệ trên trang web của Nhà thuốc Long Châu để được giải đáp.

Link nội dung: https://khangdienreal.vn/tu-mau-duoi-mang-cung-a37854.html