Kỹ thuật đặt catheter có đường hầm để chạy thận nhân tạo

Đối với bệnh nhân cần chạy thận nhân tạo, đường vào mạch máu để tiến hành lọc máu đóng vai trò quan trọng. Khi đường vào mạch máu bằng cầu nối tự thân (AVF, Arteriovenous fistula) hoặc nhân tạo (AVG, Arteriovenous graft) chưa đủ điều kiện để tiến hành chạy thận, thì kỹ thuật catheter có đường hầm chạy thận nhân tạo sẽ được thực hiện để chạy thận tạm thời. Mặc dù có thể xuất hiện các rủi ro, nhưng đây lại là đường vào tạm thời, được thiết lập nhanh, tiếp cận cấp cứu hoặc đợi cho cầu nối tự thân đủ trưởng thành.

Kỹ thuật đặt catheter có đường hầm chạy thận nhân tạo

Kỹ thuật catheter có đường hầm chạy thận nhân tạo là gì?

Khi thực hiện kỹ thuật đặt catheter có đường hầm chạy thận nhân tạo, bác sĩ sẽ luồn một ống thông (catheter) có 2 nòng, được làm bằng silicone hoặc polyurethane, thiết kế chuyên biệt cho chạy thận vào tĩnh mạch lớn ở cổ hoặc bẹn bệnh nhân dưới hướng dẫn siêu âm.

Với vật liệu silicon hay polyurethane sẽ hạn chế tổn thương lòng mạch máu và giảm hình thành huyết khối. Đầu còn lại của ống thông được luồn dưới da ra ngoài. Thông qua catheter 2 nòng này, bác sĩ có thể kết nối với máy lọc máu và thực hiện quy trình chạy thận nhân tạo. Máu sau khi qua màng lọc sẽ được đưa trở lại cơ thể bệnh nhân cũng qua ống thông này.

Ống thông có đường hầm sẽ được giữ nguyên vị trí để tiến hành chạy thận nhân tạo trong khoảng thời gian cần thiết. Đến khi cầu nối tự thân đã sẵn sàng để tiếp cận mạch máu chạy thận thì catheter có đường hầm sẽ được rút bỏ. (1)

Khi nào được chỉ định đặt catheter tĩnh mạch có đường hầm để chạy thận?

Để quá trình chạy thận được tiến hành, trước tiên, bệnh nhân cần được khám và phẫu thuật đường vào mạch máu để chạy thận. Đường vào mạch máu có thể là cầu nối động tĩnh mạch tự thân (AVF), cầu nối ống ghép nhân tạo (AVG) hoặc catheter lọc máu. Với cầu nối động tĩnh mạch tự thân hay cầu nối ống ghép nhân tạo, đều cần thời gian sau mổ để cầu nối phát triển đủ khả năng chạy thận. Trong khi đó, catheter lọc máu có thể được đặt nhanh chóng và sử dụng ngay lập tức để tiến hành lọc máu.

Vị trí nào có thể đặt ống thông có đường hầm chạy thận nhân tạo?

Vị trí tiếp cận để đặt catheter có đường hầm chạy thận nhân tạo
Vị trí tiếp cận để đặt catheter có đường hầm chạy thận nhân tạo

Siêu âm là biện pháp quan trọng để xác định được vị trí đường vào mạch máu. Đây là bước vô cùng quan trọng đối với tất cả bệnh nhân cần chạy thận nhân tạo. Đối với bệnh nhân đã từng được thực hiện nhiều thủ thuật tiếp cận mạch máu trước đó, bác sĩ có thể cân nhắc chụp tĩnh mạch xóa nền để đánh giá tình trạng hẹp hoặc tắc tĩnh mạch trung tâm, tránh thất bại sau khi tạo đường vào mạch máu. Có một số vị trí mạch máu lớn có thể đặt catheter lọc máu như: tĩnh mạch cảnh trong 2 bên, tĩnh mạch đùi 2 bên, tĩnh mạch dưới đòn 2 bên. (2)

1. Tĩnh mạch cảnh trong phải

Tĩnh mạch cảnh trong bên phải là vị trí thích hợp nhất để đặt catheter lọc máu, vì tĩnh mạch này thẳng đến tĩnh mạch chủ trên và tâm nhĩ phải. Đồng thời, tĩnh mạch cảnh trong bên phải có thời gian sử dụng lâu và ít xảy ra biến chứng khi đặt hơn so với những vị trí khác.

2. Tĩnh mạch cảnh trong trái

Tĩnh mạch cảnh trong bên trái có đường đi tĩnh mạch khó khăn hơn nên ít lựa chọn hơn so với bên phải, và nếu lưu catheter lâu dài có thể làm tăng tỷ lệ hẹp tĩnh mạch trung tâm. Tuy nhiên, trong trường hợp tĩnh mạch cảnh trong bên phải không phù hợp, thì vị trí tiếp cận tĩnh mạch cảnh trong trái sẽ là lựa chọn tiếp theo được ưu tiên.

3. Tĩnh mạch đùi

Tĩnh mạch đùi tương đối nông và dễ tiếp cận, giải phẫu vị trí này không phức tạp và không có các cấu trúc quan trọng như khu vực cổ và dưới đòn. Tuy nhiên, đặt ống thông tĩnh mạch tại vị trí này có nguy cơ bị nhiễm trùng và huyết khối cao hơn. Vị trí này chỉ thích hợp cho những bệnh nhân nặng, nằm tại giường và tĩnh mạch vùng cổ không khả dụng.

4. Tĩnh mạch dưới đòn

Đường tiếp cận tĩnh mạch dưới đòn phổ biến vào những năm 1960 đầu 1970. Tuy nhiên, nhược điểm của vị trí này là tăng tỷ lệ hẹp tĩnh mạch trung tâm đến 42-50%. Do đó, việc đặt catheter lọc máu tĩnh mạch dưới đòn để lọc máu hiện không được khuyến khích, ngoại trừ trường hợp đó là biện pháp cuối cùng cho bệnh nhân.

Quy trình thực hiện đặt catheter có đường hầm chạy thận

Kỹ thuật cần được thực hiện bởi bác sĩ chuyên môn cao với sự hỗ trợ của hệ thống trang thiết bị hiện đại
Kỹ thuật cần được thực hiện bởi bác sĩ chuyên môn cao với sự hỗ trợ của hệ thống trang thiết bị hiện đại

Vai trò của kỹ thuật đặt catheter có đường hầm chạy thận nhân tạo

Điều trị bệnh thận giai đoạn cuối bằng chạy thận nhân tạo đòi hỏi phải đặt kim vào mạch máu nhiều lần. Thống kê cho thấy, khoảng 65% bệnh nhân suy thận mạn tính cần được tiếp cận mạch máu bằng catheter ở lần chạy thận nhân tạo đầu tiên. Kỹ thuật đặt catheter có đường hầm khá phổ biến. Tuy nhiên, để thực hiện được kỹ thuật này, cần có bác sĩ chuyên khoa được đào tạo bài bản và vững tay nghề. (3)

Catheter lọc máu cũng được lựa chọn làm phương pháp tiếp cận ban đầu cho bệnh nhân bị tổn thương thận cấp tùy theo từng trường hợp.

Rủi ro có thể xảy ra khi đặt catheter có đường hầm chạy thận nhân tạo

Như bất kỳ thủ thuật nào, đặt catheter có đường hầm chạy thận nhân tạo dù an toàn nhưng cũng có thể xảy ra một số nguy cơ như:

1. Chảy máu

Tình trạng chảy máu tại điểm tiếp cận mạch máu khá thường gặp. Tuy nhiên, thường lượng máu chảy rất ít và có thể nhanh chóng tự cầm. Tuy vậy, trong những trường hợp máu chảy nhiều hoặc rỉ rả trong thời gian dài, bệnh nhân nên liên hệ ngay với bác sĩ để được kiểm tra và cầm máu kịp thời.

2. Đau vị trí đặt

Khi thực hiện kỹ thuật đặt catheter có đường hầm chạy thận nhân tạo, bệnh nhân sẽ được tiêm thuốc tê tại vùng da tiếp cận mạch máu. Sau khi kỹ thuật kết thúc, thuốc gây tê hết tác dụng, bệnh nhân có thể cảm thấy đau âm ỉ tại vị trí đặt, nhưng cũng thường nhanh chóng tự hết đau hoặc dễ dàng giảm đau bằng thuốc như paracetamol. Trường hợp đau kéo dài hoặc có dấu hiệu đau nặng hơn, nên thông báo với bác sĩ để được kiểm tra lại.

3. Nhiễm trùng

Vết rạch nhỏ trên da sau khi thực hiện thủ thuật sẽ được sát trùng kỹ và băng vô trùng. Nhưng người bệnh cần giữ vệ sinh đặc biệt vị trí đặt ống thông. Tình trạng nhiễm trùng tại vị trí này rất thường xảy ra, nếu nhiễm trùng nặng, bệnh nhân có thể cần phải dùng đến thuốc kháng sinh hoặc nghiêm trọng hơn là phải rút bỏ ống thông.

4. Hẹp tĩnh mạch trung tâm

Tĩnh mạch trung tâm bị hẹp hoặc tắc nghẽn có thể gặp ở bệnh nhân đã từng được đặt catheter nhiều lần, tổn thương này tăng tỷ lệ thất bại trong quá trình luồn dây dẫn vào tĩnh mạch chủ và thất bại thủ thuật đặt catheter lọc máu.

5. Tràn khí, tràn máu màng phổi

Khi kim đâm vào tĩnh mạch cổ, nguy cơ nhỏ đầu kim đi lệch hướng gây thủng màng phổi, dẫn đến tràn khí hoặc tràn máu màng phổi. Khi xuất hiện tràn khí hoặc tràn máu màng phổi, bệnh nhân sẽ cảm thấy khó thở, đau tức ngực tăng dần. Lúc này, bác sĩ có thể chụp X-quang để xác định vị trí của catheter và kịp thời phát hiện các biến chứng của phổi.

6. Rối loạn nhịp tim

Dây dẫn mềm được luồn vào tĩnh mạch và buồng tim, có thể kích thích khiến tim đập nhanh hơn. Tuy nhiên, sau khi dây được đặt đúng vị trí thì nhịp tim của bệnh nhân sẽ dần ổn định lại, một số trường hợp có thể sẽ còn cảm giác hồi hộp. Trong suốt quá trình thực hiện kỹ thuật, nhịp tim của người bệnh sẽ luôn được theo dõi sát sao. Nếu vị trí của catheter quá sâu vẫn có thể kích ứng gây rối loạn nhịp tim, lúc này bác sẽ có thể sẽ rút bớt catheter ra để giảm tình trạng rối loạn nhịp.

7. Chấn thương dây thần kinh

Trước khi thực hiện kỹ thuật, bệnh nhân được tiêm thuốc tê tại nơi tiếp cận mạch máu. Tại những vị trí này, một số dây thần kinh có thể bị ảnh hưởng bởi thuốc tê. Nếu vị trí tiếp cận tại cổ, bệnh nhân có thể bị thay đổi về giọng nói, thay đổi cảm giác ở cổ, vai hoặc cánh tay. Tại bẹn, bệnh nhân có thể thấy chân yếu hơn. Tình trạng chấn thương dây thần kinh thường chỉ xảy ra tạm thời và hồi phục hoàn toàn sau đó, nếu nó kéo dài hơn vài giờ đồng hồ, bệnh nhân cần được làm xét nghiệm để kiểm tra kỹ hơn.

Bệnh nhân có thể bị chấn thương tạm thời dây thần kinh tại vị trí đặt catheter có đường hầm chạy thận nhân tạo
Bệnh nhân có thể bị chấn thương tạm thời dây thần kinh tại vị trí đặt catheter có đường hầm chạy thận nhân tạo

8. Huyết khối tĩnh mạch sâu

Bệnh nhân có nguy cơ bị huyết khối tĩnh mạch sâu nếu đường tiếp cận mạch máu tại bẹn do catheter được lưu lâu có thể làm hẹp lòng mạch gây cản trở dòng máu và tổn thương nội mạc tĩnh mạch tạo huyết khối. Nếu xuất hiện huyết khối tĩnh mạch, bệnh nhân sẽ thấy chân bên đó phù và đau nhiều, bệnh nhân cần đến bệnh viện ngay để thăm khám tránh biến chứng không mong muốn khác.

Biện pháp phòng ngừa biến chứng xảy ra khi đặt catheter có đường hầm chạy thận

Để hạn chế các biến chứng xảy ra khi đặt catheter có đường hầm chạy thận nhân tạo, điều quan trọng nhất là xác định được vị trí tiếp cận mạch máu và lựa chọn đường vào phù hợp với tình trạng của bệnh nhân. Kỹ thuật đặt catheter có đường hầm cần được thực hiện bởi bác sĩ chuyên khoa giàu kinh nghiệm. Cùng với đó là cần đến sự hỗ trợ của hệ thống trang thiết bị, máy móc hiện đại, theo dõi sát trong quá trình thực hiện thủ thuật. (4)

Sau khi đặt catheter, bệnh nhân cần lưu ý trong việc chăm sóc và bảo vệ đường vào mạch máu để hạn chế biến chứng bằng cách:

Tại khoa Ngoại Tim mạch - Lồng ngực, Trung Tim mạch Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, kỹ thuật đặt catheter có đường hầm chạy thận nhân tạo được thực hiện bởi các bác sĩ có tay nghề cao, nhiều năm kinh nghiệm về phẫu thuật mạch máu. Đồng thời, có sự kết hợp liên chuyên khoa với Trung tâm Tiết niệu - Thận học giúp cho việc điều trị chạy thận nhân tạo của bệnh nhân được diễn ra thuận lợi. Các trang thiết bị, máy móc tiên tiến giúp chẩn đoán chính xác và hỗ trợ đắc lực cho bác sĩ trong quá trình đặt catheter.

Để đặt lịch khám, tư vấn và điều trị tại Trung tâm Tim mạch, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, Quý khách có thể liên hệ theo thông tin:

Đặt catheter có đường hầm chạy thận nhân tạo là bước đầu tiên, quyết định cho quá trình điều trị chạy thận nhân tạo ở những bệnh nhân cần lọc máu sớm có được diễn ra thành công sau đó hay không. Bệnh nhân sau khi được đặt ống thông tiếp cận mạch máu, cần chú ý chăm sóc tốt vị trí đường vào và liên hệ ngay với bác sĩ trong trường hợp xuất hiện vấn đề tại đường vào.

Link nội dung: https://khangdienreal.vn/catheter-la-gi-a39933.html