Nhịp tim 120 có nguy hiểm không? Biến chứng và cách cải thiện

Nhịp tim là một chỉ số cơ bản để đánh giá sức khỏe tim mạch. Nhịp tim bình thường của người trưởng thành khi nghỉ ngơi dao động từ 60 - 100 lần/phút. Vì vậy nhiều người lo lắng khi nhịp tim của họ lên đến 120 lần/phút. Vậy, nhịp tim 120 có nguy hiểm không?

nhịp tim 120 có nguy hiểm không

Nhịp tim 120 là gì?

Nhịp tim 120 lần/phút là nhịp tim nhanh vì nhịp tim khi nghỉ ngơi bình thường của người trưởng thành chỉ từ 60 lần/phút đến 100 lần/phút. Nếu dưới mức này thì được gọi là nhịp tim chậm và trên mức này sẽ được gọi là nhịp tim nhanh.

Nhịp tim 120 có nguy hiểm không?

Nhịp tim nguy hiểm đối với người lớn là trên 100 lần/phút hoặc dưới 60 lần/phút khi nghỉ ngơi. Tuy nhiên, nhiều yếu tố quyết định liệu nhịp tim 120 có nguy hiểm không, chẳng hạn như mức độ hoạt động thể chất, tuổi tác, vấn đề sức khỏe hoặc các loại thuốc đang dùng. Nhịp tim 120 lần/phút được xem là cao, nhưng đây có thể không phải là vấn đề đáng lo ngại nếu nó xảy ra trong các trường hợp sau [1]:

nhịp tim 120 có sao không
Nhịp tim 120 có nguy hiểm không? Đây có thể không phải là tình trạng đáng lo ngại nếu chỉ xảy ra khi đang vận động.

Nhịp tim 120 có nguy hiểm không? Điều này là nguy hiểm nếu nó xảy ra do các nguyên nhân sau:

Nguyên nhân của nhịp tim 120 lần/phút và yếu tố rủi ro

Nhịp tim 120 có nguy hiểm không? Yếu tố rủi ro của bệnh là gì? - Hãy cùng ECO Pharma tìm hiểu một số nguyên nhân khiến nhịp tim nhanh trên 120 lần/phút sau đây.

1. Bệnh tim

Có nhiều bệnh lý tim mạch có thể gây ra nhiều dạng nhịp tim nhanh như rung nhĩ, cuồng nhĩ, nhịp tim nhanh thất, nhịp tim nhanh trên thất, rung thất,… Những tình trạng này cần được phát hiện và điều trị sớm.

2. Rối loạn tuyến giáp

Tuyến giáp là một tuyến nội tiết nhỏ, hình con bướm, sản xuất và giải phóng hai loại hormone tuyến giáp là triiodothyronine (T3) và thyroxine (T4). Việc sản xuất các hormone này được điều hòa bởi hormone kích thích tuyến giáp (TSH), được tiết ra từ tuyến yên.

Hormone tuyến giáp ảnh hưởng đến lực co bóp của tim, nhịp tim, huyết áp và mức cholesterol của cơ thể. Kết quả là, tuyến giáp gặp trục trặc có thể gây ra các vấn đề tim hoặc làm cho bệnh tim hiện tại trở nên trầm trọng hơn. Quá nhiều hormone tuyến giáp, hay cường giáp có thể dẫn đến nhịp tim nhanh hơn và mạnh hơn được gọi là đánh trống ngực.

nguyên nhân của nhịp tim 120
Những rối loạn của hormone tuyến giáp có thể ảnh hưởng đến nhịp tim và sức khỏe tổng quát.

3. Thuốc

Một số loại thuốc có thể ảnh hưởng đến tín hiệu điện tim và khiến tim đập nhanh hơn. Sau đây là một số ví dụ [2]:

4. Tuổi tác

Nhịp tim và tuổi tác có mối liên hệ với nhau, bạn có thể tham khảo bảng sau để hiểu rõ hơn về điều này. [3]

TUỔI NHỊP TIM BÌNH THƯỜNG LÚC NGHỈ NGƠI Trẻ sơ sinh từ 0 đến 1 tháng tuổi 70 đến 190 lần/phút Trẻ sơ sinh từ 1 đến 11 tháng tuổi 80 đến 160 lần/phút Trẻ em từ 1 đến 2 tuổi 80 đến 130 lần/phút Trẻ em từ 3 đến 4 tuổi 80 đến 120 lần/phút Trẻ em từ 5 đến 6 tuổi 75 đến 115 lần/phút Trẻ em từ 7 đến 9 tuổi 70 đến 110 lần/phút Trẻ em từ 10 tuổi trở lên và người lớn (kể cả người cao tuổi) 60 đến 100 lần/phút Các vận động viên đang ở trạng thái tốt nhất 40 đến 60 lần/phút

Triệu chứng khi nhịp tim trên 120 lần/phút

Nhịp tim đập trên 120 lần/phút có thể đi kèm với những triệu chứng nguy hiểm, cần được cấp cứu kịp thời để bảo vệ tính mạng của người bệnh.

1. Triệu chứng thường gặp

Các triệu chứng của nhịp tim nhanh có thể từ nhẹ đến nặng, chúng bao gồm:

nhịp tim nhanh trên 120
Tình trạng tim đập nhanh thường đi kèm với cảm giác bồn chồn, hồi hộp.

2. Triệu chứng nhịp tim 120 lần/phút nguy hiểm

Nhịp tim 120 có nguy hiểm không? Những trường hợp người bệnh gặp phải các triệu chứng như tim đập thình thịch, đau ngực, ngất xỉu hoặc chóng mặt, cần có sự trợ giúp y tế càng sớm càng tốt để bảo vệ mạng sống và tránh những biến chứng nguy hiểm.

Biến chứng nguy hiểm của nhịp tim nhanh trên 120 lần/phút

Nhịp tim 120 có sao không? Nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách, một số dạng nhịp tim nhanh có thể gây ra các biến chứng nghiêm trọng, bao gồm:

Phương pháp chẩn đoán nhịp tim cao trên 120 lần/phút

Nhịp tim 120 có nguy hiểm không? Chẩn đoán thế nào? - Điện tâm đồ, máy theo dõi holter, nghiệm pháp gắng sức, khảo sát điện sinh lý,… là một số phương pháp phổ biến giúp bác sĩ chẩn đoán tình trạng nhịp tim cao trên 120 lần/phút.

1. Điện tâm đồ

Điện tâm đồ (ECG hoặc EKG) là một trong những cách đơn giản và nhanh chóng được sử dụng để kiểm tra nhịp tim. Các điện cực (miếng nhựa nhỏ dính vào da) được đặt tại một số điểm nhất định trên ngực, cánh tay và chân. Chúng được kết nối với máy ECG bằng dây dẫn. Hoạt động điện của tim sau đó được đo và in ra. Dựa vào đó, bác sĩ có thể chẩn đoán tình trạng tim của người bệnh.

nhịp tim 120
Điện tâm đồ là phương pháp đơn giản và nhanh chóng để chẩn đoán những bệnh lý tim mạch.

2. Máy theo dõi Holter

Máy theo dõi Holter là một thiết bị nhỏ, đeo trên người để ghi lại nhịp tim. Các cảm biến (điện cực) và dây điện được giấu dưới quần áo. Máy thường được đeo trong 1 đến 2 ngày. Trong thời gian đó, thiết bị ghi lại tất cả nhịp tim. Đây là phương pháp chẩn đoán không gây đau đớn và không xâm lấn.

3. Nghiệm pháp gắng sức

Có nhiều cách thực hiện nghiệm pháp gắng sức khác nhau. Chúng đều có mục đích là để kiểm tra mức độ gắng sức mà tim có thể kiểm soát trước khi xảy ra vấn đề về nhịp tim hoặc không nhận đủ máu. Một dạng nghiệm pháp gắng sức là đi bộ trên máy chạy bộ hoặc đạp xe đạp tại chỗ trong khi đo điện tâm đồ, theo dõi nhịp tim và huyết áp.

4. Nghiệm pháp bàn nghiêng

Nghiệm pháp bàn nghiêng là cách kiểm tra sự khác biệt về nhịp tim và huyết áp khi người bệnh thay đổi tư thế từ nằm sang nghiêng hoặc đứng. Để sử dụng phương pháp này, bạn không nên ăn uống ít nhất 2 giờ trước thực hiện.

5. Siêu âm tim, CT hoặc MRI

Phương pháp siêu âm tim, chụp CT hoặc MRI tim giúp bác sĩ tìm kiếm các dấu hiệu thực thể khác nhau gây ra tình trạng tim đập nhanh. Những xét nghiệm hình ảnh này cho phép bác sĩ xem xét cấu trúc buồng tim, đánh giá tim hoạt động tốt như thế nào, tìm mô sẹo trong cơ tim và kiểm tra động mạch.

6. Khảo sát điện sinh lý

Khảo sát điện sinh lý giúp bác sĩ tìm nguyên nhân gây ra vấn đề về nhịp tim, từ đó có phương pháp điều trị phù hợp nhất cho người bệnh. Trong quá trình kiểm tra, bác sĩ có thể kích hoạt nhịp tim bất thường của người bệnh một cách an toàn.

Phương pháp điều trị nhịp tim 120 lần/phút

Sử dụng thuốc và phẫu thuật là hai phương pháp cơ bản để điều trị nhịp tim 120 lần/phút hoặc nhịp tim nhanh nói chung.

1. Điều trị thuốc

Dựa vào nguyên nhân gây ra nhịp tim 120 lần/phút, bác sĩ sẽ chỉ định các loại thuốc phù hợp để khắc cải thiện trạng này.

nhịp tim cao trên 120
Có nhiều loại thuốc được sử dụng để điều trị tim đập nhanh và các bệnh lý gây ra tình trạng này.

2. Điều trị bằng thủ thuật hoặc phẫu thuật

Một số phương pháp thủ thuật hoặc phẫu thuật được dùng để điều trị nhịp tim nhanh như sau [4]:

Phòng ngừa tình trạng nhịp tim cao trên 120 lần/phút

Có nhiều cách khác nhau để phòng ngừa nhịp tim cao trên 120 lần/phút và bảo vệ sức khỏe của tim.

Ngoài ra, bạn cũng nên từ bỏ rượu và hạn chế caffeine để bảo vệ tim và ngăn ngừa các bệnh lý khác.

Câu hỏi thường gặp về tình trạng nhịp tim 120 lần/phút

Nhịp tim 120 có nguy hiểm không? Tim đập 120 lần/phút kéo dài bao lâu là một số thắc mắc thường gặp về tình trạng nhịp tim nhanh.

1. Nhịp tim 120 lần/phút kéo dài bao lâu?

Nhịp tim 120 lần/phút có thể kéo dài bao lâu tùy thuộc vào nguyên nhân và tình trạng sức khỏe của mỗi người. Nếu nhịp tim nhanh do vận động quá sức, căng thẳng, uống rượu, cà phê,… nhịp tim sẽ trở về bình thường khi bạn nghỉ ngơi, bình tĩnh, những chất kích thích hết tác dụng. Tuy nhiên, nhịp tim đập 120 lần/phút do bệnh lý tim mạch có thể kéo dài và cần được điều trị bằng thuốc hoặc phẫu thuật.

nhịp tim đập trên 120
Tình trạng tim đập nhanh sau khi uống cà phê là tạm thời do tác dụng của caffeine.

2. Nhịp tim 120 lần/phút có quá cao không?

Nhịp tim 120 lần/phút được xem là tương đối cao. Nhịp tim cao khi nghỉ ngơi có thể là dấu hiệu của vấn đề tim mạch hoặc các vấn đề về sức khỏe khác, cần được thăm khám sớm để tìm ra nguyên nhân và có phương pháp điều trị hiệu quả.

3. Khi nào nên gặp bác sĩ?

Người bệnh nên đi khám bác sĩ nếu:

Ngoài ra, người có tiền sử bệnh tim hoặc có các yếu tố nguy cơ mắc bệnh tim, chẳng hạn như cao huyết áp, cholesterol cao, hút thuốc lá hoặc béo phì, cũng nên gặp bác sĩ nếu cảm thấy nhịp tim nhanh.

Nhịp tim 120 có nguy hiểm không? Nhìn chung, nhịp tim đập 120 lần/phút có thể là bình thường nếu do một số yếu tố tạm thời gây ra như hoạt động thể chất, căng thẳng, sử dụng rượu bia, cà phê. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, nó có thể là dấu hiệu cảnh báo một vấn đề sức khỏe tiềm ẩn. Nếu nhịp tim nhanh xảy ra thường xuyên hoặc đi kèm các triệu chứng như khó thở, chóng mặt, ngất xỉu, bạn nên đến gặp bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.

Link nội dung: https://khangdienreal.vn/mach-120-lan-tren-phut-a43372.html