Danh sách 47 bệnh truyền nhiễm thường gặp và độ nguy hiểm

Trong những năm gần đây, Việt Nam được xác định là một trong những điểm nóng trên toàn cầu với số ca nhiễm các bệnh truyền nhiễm ngày càng tăng lên nhanh chóng. Trong đó, các bệnh truyền nhiễm thường gặp (cúm, viêm phổi, sởi, quai bị, covid-19,…) có thể gây ra hậu quả khôn lường đối với sức khỏe. Nắm vững kiến thức y khoa về bệnh truyền nhiễm là cách tốt nhất để bảo vệ bản thân và gia đình khỏi mầm bệnh, tránh mối đe dọa do bệnh truyền nhiễm gây ra.

BS.CKI Nguyễn Lê Nga - Quản lý Y khoa vùng 1 miền Bắc, hệ thống tiêm chủng VNVC chia sẻ: “Việt Nam là một trong những điểm nóng về nguy cơ cao của các bệnh truyền nhiễm. Bệnh truyền nhiễm không chỉ đặt ra mối đe dọa đến an ninh y tế, ảnh hưởng đến sức khỏe, tính mạng của người bệnh mà còn gây tốn kém trong điều trị, ảnh hưởng đến tinh thần và hạnh phúc của gia đình. Nhờ vào thành tựu của vắc xin, Việt Nam loại trừ được nhiều bệnh truyền nhiễm từng được cho là “cái chết đen” như đậu mùa (năm 1978), bại liệt (năm 2000), dịch hạch (năm 2002), uốn ván sơ sinh (năm 2005).”

các bệnh truyền nhiễm thường gặp

Khái quát về bệnh truyền nhiễm

Bệnh truyền nhiễm là các bệnh gây ra do virus, vi khuẩn, ký sinh trùng, nấm,… lây từ người sang người hoặc từ động vật sang người. Bệnh có khả năng lây lan nhanh trong cộng đồng, có thể bùng phát dịch với quy mô lớn và diễn biến theo từng giai đoạn: ủ bệnh, khởi phát, toàn phát, phục hồi. Các bệnh truyền nhiễm nói chung là nguyên nhân chính gây ra gánh nặng bệnh tật trên toàn cầu, ảnh hưởng trực tiếp đến hệ thống y tế công cộng và nền kinh tế thế giới. [1]

Theo thống kê của Gánh nặng Toàn cầu về Nghiên cứu bệnh tật năm 2013, bệnh truyền nhiễm đã khiến hơn 9 triệu người tử vong. Trong đó, nhiễm trùng đường hô hấp dưới, bệnh tiêu chảy, HIV/AIDS, sốt rét, lao là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây tử vong.

virus xâm nhập vào cơ thể người
Các bệnh truyền nhiễm gây ra bởi virus, vi khuẩn, ký sinh trùng, nấm,…

Các bệnh truyền nhiễm thường gặp

1. Cúm

Bệnh cúm là một trong các bệnh truyền nhiễm thường gặp lây lan nhanh qua tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp với người bệnh. Hầu hết người bị cúm có thể kiểm soát triệu chứng bệnh ngay tại nhà, phục hồi sức khỏe trong vài ngày đến một tuần. Các triệu chứng khi bị cúm:

người đang bị cúm
Người mắc cúm thường có biểu hiện đau đầu, mệt mỏi, sốt cao,…

Cúm ngày càng thể hiện sự nguy hiểm thông qua các diễn biến khó kiểm soát hơn, đặc biệt là ở trẻ em, người cao tuổi, người có các bệnh lý nền. Cúm có thế gây ra các biến chứng nghiêm trọng ở nhóm người yếu thế bao gồm nhiễm trùng tai, viêm xoang, viêm phổi nặng, sảy thai, dị tật ống thần kinh ở thai nhi,…

Hiện nay có nhiều loại vắc xin phòng bệnh cúm và các biến chứng nguy hiểm gây ra do cúm cho trẻ em và người lớn như: Vắc xin Influvac Tetra 0.5ml (Hà Lan), Vắc xin GC Flu Quadrivalent 0.5ml (Hàn Quốc), Vắc xin Vaxigrip Tetra 0.5ml (Pháp), Vắc xin Ivacflu-S 0.5ml (Việt Nam). Người lớn và trẻ em có thể tiêm nhắc lại hàng năm để phòng bệnh cúm, biến chứng do cúm gây ra.

2. Viêm phổi

Viêm phổi là tình trạng viêm nhiễm trong nhu mô phổi, bao gồm: viêm phế nang, ống phế nang, túi phế nang, tổ chức liên kết chặt chẽ, tiểu phế quản tận cùng. Viêm phổi có thể gây ra do nhiều nguyên nhân, trong đó chủ yếu là do các loại vi khuẩn.

Theo các chuyên gia, viêm phổi do vi khuẩn phế cầu rất thường gặp ở trẻ em và người có sức khoẻ kém, bởi phế cầu là tác nhân nằm sẵn trong vùng hầu họng của hầu hết mọi người, chỉ chờ thời cơ thích hợp là tấn công gây bệnh. Viêm phổi gây ra gánh nặng bệnh tật lớn như áp xe phổi, viêm màng ngoài tim, suy hô hấp…, đặc biệt với phế cầu kháng thuốc việc điều trị viêm phổi cũng trở nên khó khăn hơn.

Hiện nay Việt Nam đã có 2 loại vắc xin phế cầu Prevenar 13 (Bỉ), Synflorix (Bỉ) phòng các bệnh viêm phổi, viêm màng não, viêm tai giữa, nhiễm khuẩn huyết. Trong đó vắc xin Synflorix (Bỉ) tiêm cho trẻ em từ 2 tháng đến 5 tuổi, vắc xin Prevenar 13 (Bỉ) tiêm cho trẻ em tù 2 tháng và người lớn, người cao tuổi, người mắc bệnh nền.

3. Lao

Lao là bệnh truyền nhiễm thường gặp do trực khuẩn lao Mycobacterium Tuberculosis gây nên. Lao rất nguy hiểm ở trẻ sơ sinh, nếu không được phòng ngừa và điều trị sớm, bệnh có thể gây ra nhiều biến chứng nặng nề cho trẻ như điếc, mù, liệt, động kinh, liệt hay thậm chí tử vong, tùy theo từng thể lao và biến chứng của nó.

trực khuẩn lao trong phổi
Lao do trực khuẩn lao Mycobacterium Tuberculosis gây ra, chủ yếu lây qua đường hô hấp

Các chuyên gia khuyến cáo, trẻ 1 tháng đầu sau sinh cần tiêm sớm vắc xin lao Bacillus Calmette-Guerin (BCG). tiêm càng sớm càng tốt để phòng khỏi các thể lao nguy hiểm ngay khi chào đời, đặc biệt là lao màng não.

4. COVID-19

Covid-19 là căn bệnh truyền nhiễm cấp tính đường hô hấp, do virus SARS-CoV-2 gây ra. Thời gian ủ bệnh của Covid-19 dao động từ 2 đến 14 ngày. Các triệu chứng lâm sàng phổ biến nhất ở người mắc Covid-19 là ho khan, sốt cao, mệt mỏi. Các triệu chứng ít phổ biến hơn như: mất vị giác, khứu giác, viêm kết mạc, đau cơ, đau khớp,… Đa số (khoảng 80%) người mắc Covid-19 đều điều trị khỏi tại nhà, 15% trường hợp bệnh nặng cần thở oxy và 5% phải chăm sóc đặc biệt, nguy cơ tử vong cao.

Hiện tại Việt Nam, Bộ Y tế cấp phép sử dụng 9 loại vắc xin phòng Covid-19 bao gồm: AstraZeneca (Anh), SPUTNIK V (Nga), Vero Cell (Trung Quốc), Janssen (Bỉ và Hà Lan), Moderna (Mỹ), Covaxin (Ấn Độ), Hayat-Vax (UAE), Abdala (Cuba), Pfizer (Mỹ).

5. Sởi

Bệnh sởi do virus Morbillillin gây ra, xuất hiện phổ biến và nguy hiểm nhất ở trẻ em. Theo thống kê của UNICEF, bệnh sởi có khả năng lây nhiễm cao hơn Ebola, lao, cúm. Sau thời gian ủ bệnh từ 10-12 ngày, người bệnh sẽ gặp các triệu chứng: sốt, ho khan, sổ mũi, chảy máu cam, đau họng,… Bệnh sởi có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm như:

Tiêm vắc xin phòng bệnh sởi là phương pháp đơn giản, hiệu quả nhất để bảo cộng đồng khỏi căn bệnh nguy hiểm này. Hiện có nhiều loại vắc xin dự phòng bệnh sởi được cấp phép tại Việt Nam: MVVAC, MMR II, Priorix,… có thể tiêm được cho cả người lớn và trẻ nhỏ từ 9 tháng tuổi trở lên.

bé bị bệnh sởi
Bệnh sởi thường gặp nhất ở trẻ em, nguy cơ lây nhiễm cao và có thể gây biến chứng nguy hiểm: Viêm tai giữa, Viêm phổi nặng, Viêm não,…

6. Quai bị

Quai bị do rubulavirus gây ra, chủ yếu lây truyền qua đường hô hấp và có khả năng bùng phát thành dịch. Tuy là bệnh lành tính nhưng nếu không được điều trị đúng cách, quai bị có thể tiến triển nặng, dẫn đến các biến chứng nguy hiểm: viêm não, viêm màng não, viêm tinh hoàn, buồng trứng.

Phương pháp hiệu quả nhất để dự phòng bệnh quai bị là tiêm vắc xin đầy đủ và đúng lịch. Tất cả trẻ em, thanh thiếu niên, người trưởng thành chưa có miễn dịch cần tiêm chủng vắc xin phòng bệnh quai bị. Trong tiêm chủng dịch vụ, vắc xin MMR II (Mỹ) và Priorix (Bỉ) là những loại vắc xin phòng ngừa bệnh Sởi - Quai bị - Rubella được lưu hành rộng rãi.

7. Rubella

Rubella gây ra bởi virus Togavirus, thuộc giống Rubivirus. Đây là bệnh cấp tính, dễ lây lan. Rubella gây ra tình trạng sốt nhẹ, phát ban ở trẻ nhỏ và người lớn, nhiễm trùng ở phụ nữ có thai, nguy cơ cao dẫn đến sảy thai, dị tật bẩm sinh ở trẻ nhỏ.

Hiện Việt Nam đang lưu hành các loại vắc xin phòng Rubella phổ biến là vắc xin MMR II, vắc xin Sởi - Quai bị - Rubella, vắc xin Priorix, được tiêm phòng rộng rãi tại các trung tâm tiêm chủng VNVC trên toàn quốc.

8. Thủy đậu

Thủy đậu do virus varicella gây ra, thường xuất hiện ở cả trẻ em và người lớn. Bệnh có thể lây truyền qua người bằng tiếp xúc trực tiếp, đường không khí qua giọt nhỏ dịch tiết ở đường hô hấp. Các biểu hiện lâm sàng của bệnh: sốt, đau đầu, phát ban dạng phỏng nước,…

Thủy đậu là bệnh lành tính, có thể khỏi nhanh chóng sau 7-10 ngày mà không gây ra nhiều vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, bệnh có thể biến chứng gây nhiễm trùng huyết, viêm phổi, viêm gan, suy hô hấp và tử vong…

Trẻ em từ 9 tháng tuổi và người lớn có thể tiêm vắc xin phòng thuỷ đậu gồm vắc xin Varivax (Mỹ), Varicella (Hàn Quốc), Varilrix (Bỉ) để dự phòng bệnh. Phụ nữ có thai nên hoàn tất lịch tiêm vắc xin phòng bệnh thuỷ đậu ít nhất 3 tháng đối với vắc xin Varivax, Varicella và ít nhất 1 tháng đối với vắc xin Varilrix.

9. Ho gà

Ho gà gây ra bởi vi khuẩn cấp tính Bordetella Pertussis, có gặp ở mọi lứa tuổi. Bệnh chủ yếu lây qua đường hô hấp qua giọt bắn nước bọt trong không khí khi người bệnh ho, hắt hơi hoặc khi tiếp xúc với dịch tiết ở họng, niêm mạc mũi,…

Triệu chứng khởi đầu của bệnh ho gà là sốt nhẹ, viêm long đờm, mệt mỏi, chán ăn, ho. Về sau, những cơn ho ngày càng nặng, kịch phát trong 1-2 tuần. Đặc trưng của ho gà là ho rũ rượi không thể kìm được, sau đó thở rít như gà gáy, chảy nhiều đờm, sau đó là nôn.

Ho gà có thể dự phòng bằng vắc xin Hexaxim, Adacel, Boostrix, Tetraxim, Pentaxim,…

tiêm ngừa vắc xin ho gà
Dự phòng ho gà bằng cách tiêm vắc xin là biện pháp an toàn và hiệu quả nhất ở thời điểm hiện tại.

10. Viêm não Nhật Bản

Viêm não Nhật Bản rất nguy hiểm, tỷ lệ tử vong cao lên đến 30%, gây ra nhiều di chứng vĩnh viễn như: rối loạn tâm thần, động kinh, nằm liệt giường. Trường hợp bệnh nặng, phát hiện muộn có thể dẫn đến tử vong.

Nguồn lây bệnh chủ yếu là từ lợn và chim, lây nhiễm qua người chủ yếu do vết muỗi đốt. Khi bị viêm não Nhật Bản, người bệnh thường xuất hiện các triệu chứng: sốt cao, nôn, tăng tiết đờm dãi, mất trí nhớ, hôn mê,…

Hiện nay đã có vắc xin phòng viêm não Nhật Bản: Jevax, Imojev, JEEV với hiệu lực bảo vệ lên đến 90% - 95%, hiệu quả và an toàn cho cả trẻ em và người lớn.

11. Tay chân miệng

Tay chân miệng là hội chứng bệnh do virus thuộc họ Picornaviridae gây ra. Khi mắc bệnh tay chân miệng, người bệnh thường gặp tổn thương dưới da, dạng nốt phỏng nước trên da và viêm loét niêm mạc miệng. Bệnh khi trở nặng có thể đi kèm biểu hiện sốt cao, khó thở, nôn trớ, thậm chí là co giật.

tổn thương da khi bị tay chân miệng
Tổn thương dưới da khi bị tay chân miệng

Bệnh có thể gây biến chứng nguy hiểm: viêm não, viêm cơ tim, viêm phổi. Khi không được điều trị kịp thời, nguy cơ gây tử vong do mắc tay chân miệng rất cao.

Hiện vẫn chưa có vắc xin để phòng ngừa tay chân miệng. Tuy nhiên, vẫn có thể chủ động phòng ngừa bằng cách: hạn chế tiếp xúc với người bệnh, rửa tay kỹ với xà phòng sau khi chăm sóc người bệnh, không giặt chung đồ, không chọc vỡ nốt mụn nước trên cơ thể người bệnh,…

12. Bệnh dại

Bệnh dại gây ra do virus dại Lyssavirus từ chó mèo hoặc động vật khác: dơi, chuột, khỉ… cắn cào. Bệnh dại vô cùng nguy hiểm khi phát bệnh, 100% người khi có triệu chứng bệnh dại đều tử vong. Biện pháp phòng ngừa và điều trị dự phòng bệnh dại duy nhất hiện nay là tiêm vắc xin. Vắc xin dại thế hệ mới ngày nay đã tăng cao tính an toàn, hiệu quả, nhập khẩu chính hãng và đang được phân phối rộng rãi tại các trung tâm tiêm chủng VNVC.

13. Đau mắt hột

Đau mắt hột là một trong các bệnh truyền nhiễm chưa có vắc xin phòng bệnh. Đây là bệnh viêm mạn tính kết mạc và giác mạc, khả năng lây lan và tiến triển nhanh chóng. Nếu không điều trị sớm, đau mắt hột có thể gây loét, thủng giác mạc, viêm nội nhãn ảnh hưởng đến thị lực, nguy cơ cao gây mù lòa vĩnh viễn.

bệnh đau mắt hột
Đau mắt hột không điều trị kịp thời nguy cơ cao biến chứng gây loét, thủng giác mạc, viêm nội nhãn.

14. Tả

Tả là bệnh nhiễm trùng đường ruột do vi trùng Vibrio cholerae gây nên. Độc tố từ vi trùng này có thể gây tiêu chảy nặng, kèm theo mất nước dẫn đến tử vong. Ước tính mỗi năm, trên thế giới có khoảng 1,3-4,0 triệu người mắc bệnh tả, trong đó có khoảng 21.000 đến 143.000 ca tử vong. Tuy nhiên, để phòng bệnh dịch tả, có thể sử dụng vắc xin dự phòng mORCVAX. Loại vắc xin này được chỉ định cho trẻ trên 2 tuổi, người lớn sinh sống trong khu vực có dịch lưu hành với lịch uống 2 liều, mỗi liều cách nhau 2 tuần.

15. Thương hàn

Thương hàn là bệnh đường tiêu hóa do vi khuẩn Salmonella typhi gây ra. Thời gian ủ bệnh trung bình từ 8-14 ngày, tùy thuộc vào số lượng vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể. Khi mắc thương hàn, người bệnh có thể gặp triệu chứng:

người bị bệnh thương hàn
Bệnh thương hàn gây đau bụng, sốt cao liên tục, chán ăn,…dễ gây biến chứng nặng: thủng ruột, xuất huyết.

Có đến 10-15% trường hợp mắc bệnh xảy ra biến chứng, trong đó, biến chứng thường gặp nhất như: xuất huyết, thủng ruột, viêm màng não thương hàn. Để tránh biến chứng nguy hiểm, tiêm phòng thương hàn là lựa chọn tối ưu nhất. Vắc xin Typhim Vi, Typhoid Vi là 2 loại vắc xin dự phòng thương hàn phổ biến nhất tại Việt Nam, được chỉ định tiêm cho trẻ trên 2 tuổi và người lớn.

16. Lỵ

Lỵ là bệnh nhiễm khuẩn đường ruột do trực khuẩn Shigella gây ra. Trung bình hàng năm có 140 triệu ca mắc lỵ, trong đó có tới 600.000 trường hợp tử vong. Bệnh lỵ kèm theo những dấu hiệu như: sốt, đau co thắt vùng bụng, buồn nôn, tiêu chảy, đau mỏi cơ,…

Đa số trường hợp mắc bệnh đều có diễn biến lành tính. Tuy nhiên, hàng năm vẫn có nhiều trường hợp gặp biến chứng nguy hiểm: chảy máu, hoại tử ruột, co giật do sốt cao, viêm túi mật, sốc nhiễm khuẩn,…

17. Viêm gan A

Viêm gan A lây từ người sang người, qua đường tiêu hóa (đường phân - miệng). Hầu hết các trường hợp bị viêm gan A phục hồi hoàn toàn sau 1-2 tháng mà không xuất hiện tổn thương. Tuy nhiên, một số ít trường hợp bị viêm gan A gặp phải tình trạng suy gan, rối loạn thận. Trường hợp nặng có thể dẫn đến suy gan cấp và tử vong. Người mắc viêm gan A có thể gặp triệu chứng:

Hiện nay, có thể phòng viêm gan A bằng cách tiêm vắc xin: Avaxim 80U, Havax 0,5ml, Twinrix. Để phòng bệnh viêm gan A, khách hàng có thể đến trung tâm tiêm chủng VNVC trên toàn quốc để tiêm vắc xin phòng bệnh.

18. Rotavirus

Nhiễm trùng ruột do Rotavirus hay còn gọi là tiêu chảy cấp do virus rota. Bệnh thường xuất hiện ở trẻ nhỏ dưới 2 tuổi, thời gian ủ bệnh khoảng 2 ngày trước khi xuất hiện các triệu chứng rõ ràng. Triệu chứng bệnh nhiễm trùng ruột do rotavirus bao gồm: nôn mửa, tiêu chảy, mất nước, sút cân,… Biến chứng nghiêm trọng nhất của Rotavirus là khô kiệt do mất nước và mất muối, có thể dẫn đến suy tim và tử vong.

rotavirrus
Rotavirus là tình trạng nhiễm trùng ruột, hay còn gọi là tiêu chảy cấp do virus rota

Rotavirus lây lan rất nhanh, chủ yếu qua đường phân - miệng, tay - miệng. Trẻ từ 2 tháng tuổi đã có thể phòng bệnh Rotavirus hiệu quả bằng các loại vắc xin phổ biến: Rotarix (Bỉ), Rotateq (Mỹ), Rotavin (Việt Nam).

19. HIV/AIDS

HIV/AIDS là bệnh gây ra do nhiễm virus gây suy giảm miễn dịch trầm trọng ở người, khiến người bệnh hầu như không còn đề kháng để phòng ngừa các tác nhân gây bệnh nguy hiểm khác.. Giai đoạn đầu khi bị bệnh, người bệnh có triệu chứng như cúm, sau đó không có dấu hiệu gì khác trong thời gian dài. Bệnh sẽ tiến triển nặng hơn khi hệ miễn dịch suy giảm. Đó cũng là lúc người bệnh dễ mắc các bệnh lý khác như nhiễm trùng cơ hội, khối u khác thường.

Hiện nay, HIV/AIDS không thể chữa khỏi và không có thuốc phòng ngừa. Tuy nhiên, có thể điều trị bệnh bằng cách sử dụng thuốc kháng virus để làm chậm tiến trình bệnh, kéo dài tuổi thọ cho người bệnh.

20. Viêm gan B

Viêm gan B do virus viêm gan B, thuộc họ Hepadnavirus gây ra. Viêm gan B lây qua đường máu, đường tình dục, từ mẹ sang con,…Hầu hết người mắc viêm gan B mạn tính không xuất hiện các biểu hiện bệnh trong nhiều năm. Nếu có triệu chứng, chúng thường giống với triệu chứng của bệnh nhiễm trùng cấp tính.

Người bệnh đã nhiễm virus viêm gan B trong thời gian dài có thể diễn biến nguy hiểm gây xơ gan, ung thư gan.

virus viêm gan b
Mắc viêm gan B có thể dẫn đến xơ gan, ung thư gan, thậm chí là tử vong

Phương pháp tốt nhất để phòng ngừa hiệu quả, tiết kiệm viêm gan B là tiêm vắc xin đầy đủ theo khuyến cáo của Bộ Y tế. Các loại vắc xin phòng viêm gan B cho trẻ em và người lớn được khuyến cáo hiện nay gồm vắc xin Heberbiovac HB (CuBa), Gene Hbvax (Việt Nam), Twinrix (Bỉ) phòng viêm gan A+B.

21. Viêm gan C

Viêm gan C bệnh nhiễm trùng gan siêu vi. Khi nhiễm bệnh, các tế bào gan bị viêm, rối loạn chức năng. Theo thời gian, tình trạng viêm ở mô gan có thể gây hình thành xơ chai vĩnh viễn, dẫn đến biến chứng ung thư gan. Mặc dù viêm gan C là bệnh truyền nhiễm khá phổ biến nhưng hiện nay vẫn chưa có vắc xin để phòng ngừa hiệu quả.

22. Bệnh lậu

Bệnh lậu gây ra bởi virus Neisseria Gonorrhoeae. Vi khuẩn lậu lây truyền qua đường tình dục khi thực hiện quan hệ tình dục không an toàn, quan hệ bằng miệng, quan hệ đồng giới, đường máu, từ mẹ sang con. Người bị bệnh lậu thường có biểu hiện tiểu rắt, tiểu khó khăn, đi tiểu ra máu. Bệnh có thể phát triển thành thể mạn tính nếu sau 1 tháng bị mắc bệnh, người bệnh không điều trị. Về lâu dài, bệnh có thể biến chứng, dẫn đến viêm hậu môn - trực tràng, viêm gan, viêm khớp, biến chứng ở tim…

23. Giang mai

Giang mai là bệnh do Treponema pallidum (xoắn khuẩn giang mai) gây nên. Xoắn khuẩn này có trong máu, dịch âm đạo và dễ dàng lây truyền qua đường tình dục. Theo thống kê năm 2016, có tới 200.000 trường hợp thai chết lưu, tử vong sơ sinh do giang mai. Thế nhưng cho đến nay, vẫn chưa có vắc xin phòng bệnh giang mai. Vì vậy, cách tốt nhất để phòng bệnh giang mai là thực hiện lối sống lành mạnh, quan hệ tình dục an toàn và có biện pháp bảo vệ như sử dụng bao cao su.

24. Chlamydia

Bệnh Chlamydia do virus Chlamydia trachomatis gây ra. Thời gian ủ bệnh Chlamydia khá dài, trung bình từ 7-21 ngày. Triệu chứng lâm sàng khi mắc Chlamydia ở nam và nữ giới khác nhau.

Chlamydia diễn tiến âm thầm, nếu không điều trị sớm sẽ để lại hậu quả khôn lường. Do đó, để phòng bệnh hiệu quả, cần biết sớm cách phòng ngừa.

25. Mụn cóc sinh dục

Mụn cóc sinh dục gây ra do nhiều nguyên nhân, trong đó chủ yếu là do HPV (Human Papilloma Virus) chủng 6, 11 chiếm 90%. Đây là bệnh lây truyền phổ biến và chủ yếu qua đường tình dục. Mụn thường xuất hiện ở cơ quan sinh dục, hậu môn, cổ, miệng,… và dễ dàng lây truyền cho người khác khi quan hệ tình dục không an toàn (không sử dụng bao cao su), quan hệ qua đường hậu môn, từ mẹ sang con,…

Phương pháp phòng ngừa mụn cóc sinh dục là tiêm vắc xin dự phòng HPV Gardasil và Gardasil 9 được Bộ Y tế khuyến cáo để phòng các bệnh như ung thư cổ tử cung, ung thư hầu họng, ung thư hậu môn, ung thư âm hộ, ung thư âm đạo, mụn cóc sinh dục. Trẻ em trên 9 tuổi và người lớn đến 45 tuổi nên tiêm phòng HPV theo liệu trình đầy đủ để tăng hiệu quả bảo vệ khỏi HPV lên đến 90%.

26. Sốt xuất huyết

Sốt xuất huyết là một trong số các bệnh truyền nhiễm thường gặp nhất. Bệnh do virus Dengue gây ra, lây truyền khi bị muỗi Aedes aegypti (muỗi vằn) mang mầm bệnh đốt.

muỗi vằn gây sốt xuất huyết
Sốt xuất huyết lây truyền do muỗi vằn Aedes aegypti mang mầm bệnh đốt

Người bị sốt xuất huyết thường có biểu hiện lâm sàng:

Hiện nay vẫn chưa có thuốc điều trị đặc hiệu bệnh sốt xuất huyết. Thay vào đó, các bác sĩ sẽ điều trị theo triệu chứng để tránh trường hợp bệnh diễn tiến nặng hơn.

27. Sốt rét

Sốt rét do ký sinh trùng Plasmodium gây ra với các triệu chứng lâm sàng dễ nhận biết như đau đầu, sốt cao, nóng lạnh thất thường,…, có thể lây qua đường truyền máu, từ mẹ sang con, khi bị muỗi đốt,… Bệnh sốt rét tiến triển nhanh chóng, có thể gây tử vong chỉ sau vài giờ mắc bệnh. Trẻ trên 6 tháng tuổi khi bị sốt rét liên tục kèm tiêu chảy, nôn, co giật có tỷ lệ tử vong rất cao. Người mắc sốt rét biến chứng nặng có tỷ lệ tử vong lên đến 20%.

28. Zika

Zika là một trong các bệnh truyền nhiễm lây lan chủ yếu qua đường muỗi vằn đốt, dễ bùng phát thành dịch bệnh. Người mắc bệnh Zika trong giai đoạn đầu có đến 80% không có triệu chứng bất thường, số còn lại có triệu chứng trong 2-14 ngày sau khi bị muỗi đốt: sốt, đau đầu, phát ban, đau nhức khớp, viêm kết mạc… Phụ nữ có thai mắc Zika có thể gây ra biến chứng nguy hiểm:

29. Sốt vàng da

Sốt vàng da là bệnh nhiễm virus cấp tính thuộc họ Flaviviridae do muỗi nhiễm bệnh lây lan. Người mắc bệnh sốt vàng da thường gặp các triệu chứng: sốt cao, rét run, mệt mỏi, đau đầu, buồn nôn, chán ăn,… Bệnh sốt vàng da gây các triệu chứng vàng da, vàng mắt, biến chứng ị tổn thương, suy gan, suy thận, sốc nhiễm khuẩn. Có khoảng 20-50% người mắc bệnh sốt vàng da có khả năng tàn tật suốt phần đời còn lại. Tuy nhiên hiện nay bệnh vàng da chỉ mới lưu hành phổ biến ở vùng nhiệt đới Nam Mỹ và vùng cận Sahara ở Châu Phi.

30. Viêm da do virus

Bệnh viêm da do virus gây ra bởi virus Herpes simplex, chúng gây các nốt mụn nước chứa dịch trên bề mặt da. Viêm da virus có thể lây lan bằng nhiều đường khác nhau, trong đó chủ yếu là lây do tiếp xúc với chất dịch của người bệnh viêm da.

31. Viêm kết mạc

Viêm kết mạc là tình trạng viêm, nhiễm trùng trên bề mặt nhãn cầu, kết mạc mi, đa số do adenovirus gây ra. Triệu chứng thường thấy khi bị viêm kết mạc:

Viêm kết mạng khi tiến triển nặng, không được điều trị kịp thời có thể gây giảm thị lực dẫn đến mù lòa vĩnh viễn.

32. Nhiễm nấm da

Nhiễm nấm da gây ra bởi nhiều loại nấm khác nhau, ảnh hưởng đến nhiều vùng khác nhau trên cơ thể. Triệu chứng dễ thấy nhất khi bị nấm là có các đốm tròn nổi trên da, màu trắng hoặc đỏ hồng và rất ngứa. Khi không được điều trị đúng cách dễ bị bội nhiễm vi khuẩn, gây khó khăn trong việc điều trị. Bệnh cũng dễ tái phát, nên phát hiện và điều trị sớm sẽ giúp trị khỏi hoàn toàn, ngăn nấm tái trở lại.

33. Than

Than là bệnh truyền nhiễm cấp tính có thể gây tổn thương da, trung thất hoặc bộ máy tiêu hóa, gây ra bởi vi khuẩn gram dương, hình que Bacillus anthracis. Người bệnh có thể nhiễm than qua nhiều đường khác nhau:

34. Viêm màng não do não mô cầu

Viêm màng não do não mô cầu là bệnh truyền nhiễm cấp tính, xuất hiện đột ngột với các triệu chứng: Đau đầu dữ dội, sốt, buồn nôn, xuất huyết hình sao, táo bón, hôm mê, co giật,… Đây là bệnh truyền nhiễm thường gặp ở trẻ em, thanh thiếu niên, người có bệnh mạn tính…

Viêm màng não do não mô cầu có khả năng gây tử vong chỉ trong 24 giờ đầu nếu không phát hiện nhanh chóng và điều trị kịp thời. Đa phần (khoảng 50-70%) trẻ bị viêm não mô cầu có nguy cơ tử vong. Nếu được cứu sống, 20% trẻ bị di chứng bại não, suy thận, chậm phát triển, liệt, điếc và tàn phế suốt đời.

vi khuẩn não mô cầu gây viêm màng não
50-70% người bị não mô cầu có nguy cơ tử vong, 20% bị di chứng bại não, suy thận,…

Do được đánh giá là bệnh nguy hiểm, tỷ lệ tử vong cao ở trẻ nhỏ nên việc phòng ngừa bệnh rất quan trọng. Hiện đã có vắc xin phòng não mô cầu tại Việt Nam mang lại hiệu quả cao, giảm nguy cơ biến chứng:

35. Uốn ván

Uốn ván (tetanus) là bệnh cấp tính do ngoại độc tố từ Clostridium tetani gây nên. Các triệu chứng của bệnh được biểu hiện bởi những cơn đau, co cứng cơ vùng nhai, cơ mắt, gáy và sau đó là đến cơ thân. Trẻ bị uốn ván sơ sinh thường có biểu hiện bỏ bú, co cứng toàn thân, khít hàm,…

Bệnh có thể gây ra các biến chứng nghiêm trọng: co thắt hầu họng, tắc nghẽn đường thở, trào ngược dạ dày, ứ đọng đờm dãi,…gây suy hô hấp và cơn co thắt kéo dài. Bệnh uốn ván hiện nay có thể phòng ngừa bằng vắc xin. Tùy vào từng nhóm đối tượng như trẻ nhỏ, phụ nữ mang thai, người lớn,..sẽ có vắc xin phù hợp để giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh và tử vong do bệnh lý này.

36. Phong

Bệnh phong là bệnh truyền nhiễm mãn tính, do vi khuẩn Mycobacterium gây ra. Triệu chứng của bệnh phong:

Hiện nay, bệnh phong vẫn chưa có phương pháp phòng ngừa, chưa có vắc xin phòng bệnh. Vì vậy, để phòng bệnh, bạn nên vệ sinh không gian sạch sẽ, ăn uống lành mạnh để cung cấp dưỡng chất thiết yếu, nâng cao sức đề kháng cho cơ thể.

37. Bệnh dịch hạch

Bệnh dịch hạch gây ra bởi vi khuẩn Yersinia pestis. Đây là một trong các bệnh truyền nhiễm tối nguy hiểm, lây lan mạnh với tỷ lệ tử vong cao, được xếp vào diện phải kiểm dịch, khai báo quốc tế. Người bị dịch hạch có thể mắc một trong các thể bệnh: thể phổi, nhiễm khuẩn huyết, màng não, thể hạch (chiếm 90%). Khi không được điều trị kịp thời, bệnh có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm: hoại tử đầu chi, viêm màng não, thậm chí là tử vong.

38. Ebola

Ebola là một trong các bệnh truyền nhiễm hiếm gặp nhưng đặc biệt nghiêm trọng, nguy cơ tử vong cao. Có đến 50% các ca nhiễm virus ebola tử vong. Virus Ebola truyền từ động vật sang người với các triệu chứng lâm sàng: sốt, cơ thể đau nhức, đau đầu, đau bụng, đau khớp,…Người bệnh cần được chăm sóc, điều trị sớm để tránh biến chứng nặng: xuất huyết, tăng men gan, giảm bạch cầu,…gây nguy hiểm đến tính mạng.

virus ebola
Ebola là bệnh truyền nhiễm đặc biệt nghiêm trọng, 50% ca mắc ebola tử vong.

39. Marburg

Virus Marburg là một loại virus thuộc họ Filovirus, cùng họ với cùng họ với Ebola, dễ dàng lây từ động vật sang người. Người nhiễm virus Marburg sẽ sốt cao đột ngột, chảy máu ở nhiều bộ phận khác nhau trên cơ thể, suy tạng và tử vong nhanh. Theo thống kê của Tổ chức Y tế thế giới, 23%-90% người bệnh tử vong khi mắc Marburg. Thế nhưng tại Việt Nam hiện nay, vẫn chưa có loại vắc xin nào được phê duyệt để tiêm phòng ngừa Marburg.

40. Viêm gan E

Viêm gan E là bệnh do virus HEV gây ra, có thể khiến gan của người bệnh bị sưng, phù nề. Triệu chứng điển hình của bệnh viêm gan E như: biếng ăn, vàng da, buồn nôn, gan sưng to, sốt cao,… Thường bệnh nhân mắc viêm gan E có thể tự đào thải virus sau 2-6 tuần. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, viêm gan E tiến triển nặng dẫn đến viêm gan tối cấp, xơ gan, suy gan và dẫn đến tử vong.

41. Hantavirus

Hantavirus là một hội chứng phổi, lây truyền qua người thông qua đường hô hấp của dịch tiết động vật gặm nhấm sigmodontine (đặc biệt là chuột nai). Có 2 thể virus Hanta bao gồm: sốt xuất huyết hội chứng thận (HFRS - Haemorrhagic Fever with Renal Syndrome) và hội chứng phổi (HPS - Hantavirus Pulmonary Syndrome). Cả 2 thể đều gây ra tỷ lệ tử vong cao.

42. Giun đũa

Bệnh giun đũa là một trong những loại bệnh nhiễm giun ký sinh phổ biến nhất trên thế giới. Triệu chứng của bệnh giun đũa phụ thuộc vào mức độ nhiễm trùng và giai đoạn của bệnh, thường sẽ không có triệu chứng trong giai đoạn đầu, sau đó có thể ho, sốt, đau bụng, buồn nôn, tiêu chảy. Khi nhiễm trùng nặng, bệnh giun đũa có thể gây tắc nghẽn ruột, tổn thương gan và suy dinh dưỡng, thậm chí dẫn đến tử vong.

43. Sán lá gan

Sán lá gan là bệnh là bệnh bao gồm sán lá gan nhỏ (Clonorchiasis, Opisthorchiasis) và sán lá gan lớn (Fascioliasis), là một trong các bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm C. Bệnh lây truyền chủ yếu qua đường tiêu hóa, biểu hiện của bệnh giống với bệnh lý về gan khác. Bệnh có thể gây biến chứng nặng, ảnh hưởng đến sức khỏe. Do đó, nếu xuất hiện biểu hiện của tình trạng nhiễm sán lá gan, bạn nên đến ngay cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị.

44. Sán dây

Bệnh sán dây là tình trạng nhiễm ký sinh trùng ở ruột do sán gây ra. Có nhiều loài sán dây khác nhau, nhưng hai loại phổ biến nhất gây bệnh cho con người là Taenia saginata (sán dây bò) và Taenia solium (sán dây lợn). Bệnh sán dây lây truyền chủ yếu thông qua việc ăn thịt bò hoặc lợn chưa được nấu chín kỹ, gây ra các triệu chứng nhẹ, không đặc hiệu:

Việc điều trị bệnh sán dây đòi hỏi một quá trình dài, áp dụng nhiều biện pháp hỗ trợ, có thể cần phẫu thuật trong một số trường hợp nhất định.

45. Nhiễm nấm Coccidioides

Nhiễm nấm Coccidioides còn được biết đến với tên gọi bệnh coccidioidomycosis, là một bệnh nhiễm trùng do hai loài nấm Coccidioides immitis và Coccidioides posadas gây ra. Bệnh thường lây lan qua đường hô hấp khi bụi chứa bào tử nấm được hít vào. Nhiều người nhiễm bào tử nấm Coccidioides không có triệu chứng hoặc chỉ có các triệu chứng nhẹ. Khi có triệu chứng, chúng thường xuất hiện từ 1 đến 3 tuần sau khi hít phải bào tử với biểu hiện cụ thể:

Trong một số trường hợp, bệnh coccidioidomycosis có thể trở nên nghiêm trọng và gây ra các biến chứng như viêm phổi, tổn thương ở các cơ quan ngoài phổi thậm chí là tử vong.

46. Nhiễm nấm Histoplasma

Nhiễm nấm Histoplasma là một loại bệnh nhiễm trùng do nấm Histoplasma capsulatum gây ra. Nấm này thường được tìm thấy trong phân chim và dơi. Tương tự như bệnh nấm coccidioides, bệnh lây nhiễm khi hít phải bào tử nấm Histoplasma từ môi trường, mức độ nghiêm trọng của bệnh phụ thuộc vào số lượng bào tử nấm hít phải. Vì vậy, nhiều người nhiễm Histoplasma không có triệu chứng hoặc chỉ có triệu chứng nhẹ và tự hồi phục mà không cần điều trị. Trong một số trường hợp nặng histoplasmosis có thể lan rộng ra ngoài phổi, gây tổn thương cho các cơ quan khác như gan, lá lách và tủy xương.

47. Nhiễm nấm Cryptococcus

Nhiễm nấm Cryptococcus là một loại bệnh nhiễm trùng do hai loài nấm chính gây ra: Cryptococcus neoformans và Cryptococcus gattii. Nấm Cryptococcus phổ biến trên toàn thế giới và thường được tìm thấy trong đất nhiễm phân chim, đặc biệt là phân chim bồ câu.

Nhiễm nấm Cryptococcus có thể phân loại thành hai dạng chính:

Làm sao để phòng ngừa các loại bệnh truyền nhiễm?

1. Tiêm ngừa đầy đủ và đúng lịch

Vắc xin là một trong những phương pháp hiệu quả nhất để ngăn chặn các bệnh truyền nhiễm, bao gồm cả những bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, nguy cơ tử vong cao. Tiêm chủng giúp cơ thể phát triển miễn dịch mà không cần phải trải qua việc nhiễm bệnh, giảm nguy cơ lây lan bệnh trong cộng đồng. [2]

VNVC là đơn vị tiêm chủng cao cấp đầu tiên tại Việt Nam cung cấp vắc xin phòng bệnh chất lượng cao với giá thành hợp lý. Đây là một trong những địa chỉ tiêm chủng quen thuộc của nhiều gia đình Việt. Hiện nay, trung tâm đang lưu hành hơn 40 loại vắc xin khác nhau, phòng trên 50 bệnh truyền nhiễm.

Với chính sách bình ổn giá, VNVC niêm yết giá tiêm công khai, có nhiều gói tiêm vắc xin theo độ tuổi (trẻ em, tuổi vị thành niên, phụ nữ trước khi mang thai,…) giúp khách hàng tiết kiệm chi phí, thời gian mà vẫn được trải nghiệm dịch vụ tiêm chủng cao cấp và đảm bảo an toàn.

tiêm phòng để ngừa bệnh
Tiêm vắc xin dự phòng tại VNVC ngăn các bệnh truyền nhiễm, bảo vệ sức khỏe bản thân và giảm nguy cơ lây truyền bệnh trong cộng đồng.

2. Có thói quen vệ sinh cá nhân

Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng, đặc biệt trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh giúp loại bỏ vi khuẩn và virus. Đồng thời, việc tắm rửa đều đặn, thay quần áo mỗi ngày cũng là cách vệ sinh cá nhân ngăn ngừa virus, vi khuẩn gây bệnh.

3. Vệ sinh an toàn thực phẩm

Rửa sạch hoa quả và rau củ trước khi ăn, nấu chín kỹ các loại thịt và bảo quản thực phẩm ở nhiệt độ phù hợp để ngăn chặn vi khuẩn gây bệnh phát triển. Bên cạnh đó, cần tránh thực phẩm không rõ nguồn gốc, thực phẩm đã bị ôi thiu. [3]

4. Sinh hoạt tình dục an toàn

Quan hệ tình dục an toàn, có sử dụng bảo vệ như bao cao su trong quan hệ tình dục để giảm nguy cơ lây truyền các bệnh qua đường tình dục như HIV/AIDS, lậu, giang mai.

5. Phòng tránh các côn trùng truyền bệnh

Sử dụng các biện pháp như màn chống muỗi, kem chống muỗi, xịt côn trùng để phòng chống muỗi và các loại côn trùng khác có thể truyền bệnh như sốt xuất huyết, Zika,,…

6. Giữ môi trường sống sạch sẽ

Vệ sinh nhà cửa sạch sẽ, loại bỏ nước đọng (môi trường sinh sản của muỗi) và xử lý rác thải đúng cách giúp giảm bớt nguy cơ phát sinh và lây lan của các loại bệnh truyền nhiễm.

vệ sinh nhà cửa sạch sẽ
Nhà cửa nên được vệ sinh sạch sẽ, định kỳ hàng ngày, hàng tuần

Làm gì khi bị mắc bệnh truyền nhiễm?

Hầu hết các bệnh truyền nhiễm đều gây ra biến chứng nghiêm trọng, có thể dẫn đến tử vong. Vì thế, khi mắc bệnh truyền nhiễm, người bệnh nên:

Kết luận

Các bệnh truyền nhiễm vẫn đang và sẽ tiếp tục là mối nguy hại cho sức khỏe cộng đồng trong tương lai. Chính vì vậy, mỗi người cần nâng cao ý thức, cập nhật thông tin về các bệnh truyền nhiễm thường gặp, bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, chủ động tiêm phòng đầy đủ để phòng, giảm thiểu nguy cơ biến chứng do bệnh truyền nhiễm gây ra.

Link nội dung: https://khangdienreal.vn/danh-sach-cac-benh-thuong-gap-a44043.html