Tất tần tật về suy dinh dưỡng ở trẻ em

Theo Báo cáo Dinh dưỡng Toàn cầu năm 2016 về thực trạng suy dinh dưỡng trên thế giới, suy dinh dưỡng chiếm gần 1/2 số ca tử vong của trẻ em dưới 5 tuổi trên toàn thế giới. Đáng báo động hơn, có ít nhất 57 quốc gia trên thế giới hiện đang mang gánh nặng về mức độ nghiêm trọng của suy dinh dưỡng nhẹ. Vì vậy, suy dinh dưỡng đang là một vấn đề đáng lo ngại đối với nhiều phụ huynh.

Thế nào là bệnh suy dinh dưỡng?

Suy dinh dưỡng là tình trạng thiếu hụt năng lượng và các chất dinh dưỡng làm ảnh hưởng đến quá trình sống, hoạt động và tăng trưởng bình thường của cơ thể trẻ.

Có thể phân loại suy dinh dưỡng trẻ em ra 3 thể:

SDD thể nhẹ cân:

Do tình trạng thiếu dinh dưỡng dẫn đến cân nặng thấp hơn so với mức tiêu chuẩn của trẻ cùng tuổi và giới. Thể nhẹ cân phản ánh tình trạng thiếu dinh dưỡng kéo dài cũng như tình trạng thiếu dinh dưỡng tại thời điểm đánh giá.

SDD thể thấp còi:

Do tình trạng chậm tăng trưởng kéo dài dẫn đến trẻ không đạt được chiều cao cần có của một đứa trẻ cùng tuổi. Thể còi cọc phản ánh tình trạng chậm phát triển mạn tính, kéo dài từ trong quá khứ, có thể bắt đầu sớm từ giai đoạn bào thai do mẹ bị thiếu dinh dưỡng.

SDD thể gầy còm:

Khi chỉ tiêu cân nặng theo chiều cao của trẻ tụt xuống thấp đáng kể so với trị số nên có. Thể gầy còm phản ánh tình trạng thiếu dinh dưỡng cấp tính do tình trạng không lên cân hoặc đang sụt cân.

Nguyên nhân gây ra bệnh suy dinh dưỡng ở trẻ nhỏ

Theo các chuyên gia về dinh dưỡng, suy dinh dưỡng ở trẻ nhỏ không chỉ làm chậm phát triển thể chất, mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển về trí tuệ, khiến trẻ kém thông minh, chậm chạp, hạn chế giao tiếp, học tập kém, ảnh hưởng đến tương lai của trẻ. Vậy, nguyên nhân gây ra suy dinh dưỡng ở trẻ nhỏ là gì?

Giai đoạn trong bụng mẹ:

Trong giai đoạn mang thai, người mẹ không được ăn uống đầy đủ, khiến trẻ thiếu các chất dinh dưỡng cần thiết. Vì thế, trẻ dễ mắc tình trạng suy dinh dưỡng từ trong bào thai. Đây cũng là nguyên nhân khiến trẻ sinh non không đủ tháng.

Giai đoạn cho con bú:

Khi con được sinh ra, mẹ bị mất sữa, hoặc vì một lý do nào đó, mẹ phải nuôi con hoàn toàn bằng sữa công thức, hoặc cho con cai sữa quá sớm,… cũng là nguyên nhân gây ra tình trạng suy dinh dưỡng ở trẻ nhỏ. Ngoài ra, đây cũng là nguyên nhân làm giảm khả năng miễn dịch ở trẻ nhỏ do không nhận đủ nguồn dinh dưỡng và các kháng thể từ nguồn sữa mẹ dẫn đến trẻ gầy, yếu ớt, chậm phát triển hơn những đứa trẻ cùng lứa tuổi.

Giai đoạn ăn dặm:

Theo khuyến cáo của các chuyên gia dinh dưỡng, thời điểm cho con ăn dặm phù hợp nhất là từ 6 tháng tuổi. Sai lầm của mẹ là cho con ăn quá sớm hoặc quá muộn. Nếu trẻ ăn dặm quá sớm, hệ tiêu hóa của trẻ chưa hoàn thiện sẽ khiến trẻ khó hấp thu thức ăn, khó tiêu, gầy yếu. Nếu trẻ ăn dặm quá muộn, trẻ sẽ tăng trưởng chậm do thiếu năng lượng, thiếu sắt vô tình gây suy dinh dưỡng ở trẻ.

Giai đoạn trẻ đã lớn hơn một chút:

Chế độ ăn có vai trò quan trọng đối với hệ tiêu hóa của trẻ nhỏ. Tuy nhiên, có nhiều mẹ không chú ý đến điều này, các món mà trẻ ăn hàng ngày thường sẽ là những món con thích, và ăn trong một thời gian dài. Điều này ảnh hưởng không tốt đối với sự phát triển toàn diện của trẻ.

Ngoài ra, tại Việt Nam, trẻ bị suy dinh dưỡng cao chủ yếu tập trung ở khu vực miền núi phía Bắc và Tây Nguyên - những vùng có nhiều đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống, cơ sở hạ tầng kém, hệ thống y tế hạn chế, trình độ giáo dục thấp dẫn đến kinh tế chậm phát triển.

Dấu hiệu nhận biết suy dinh dưỡng ở trẻ nhỏ

Theo thống kê các kết quả nghiên cứu toàn quốc cho thấy cứ 4 trẻ em thì có 1 trẻ bị suy dinh dưỡng thấp còi, và đặc biệt một số tỉnh miền núi có tỷ lệ suy dinh dưỡng thể thấp còi ở mức rất cao trên khoảng 35%. Vậy, dấu hiệu của trẻ bị suy dinh dưỡng là gì?

Ngoài ra, ba mẹ cũng cần quan sát chế độ ăn cũng như sự phát triển thể trạng của bé và nên đưa trẻ đến các cơ quan y tế khám sức khỏe định kỳ và theo dõi chiều cao cũng như cân nặng của trẻ thường xuyên để phát hiện kịp thời những biểu hiện của suy dinh dưỡng ở trẻ.

Suy dinh dưỡng ở trẻ em là gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển toàn diện của trẻ nhỏ. Vì vậy, ba mẹ cần tập trung vào cải thiện dinh dưỡng trẻ em để đảm bảo tương lai khỏe mạnh cho thế hệ tương lai.

Ba mẹ có thể sử dụng sản phẩm Dr. BlackWell D3 K2Mk7 giúp bổ sung Vitamin D3, Vitamin K2 cho cơ thể, hỗ trợ tăng cường hấp thu Canxi, giúp xương, răng chắc khỏe, giảm nguy cơ còi xương ở trẻ.

Link nội dung: https://khangdienreal.vn/duong-ve-tre-a44060.html