Theo những nghiên cứu, trong ớt có chứa chất capsaicin - là chất gây bỏng ớt và cũng làm tăng hương vị cay nồng cho món ăn. Chính chất này có khả năng gây nóng rát mạnh nên được chọn làm thành phần của bình xịt hơi cay.
Bỏng ớt là việc không quá nghiêm trọng nhưng nếu bạn có thể xử lý kịp thời sẽ thấy dễ chịu hơn rất nhiều hạn chế được những biến chứng như viêm da hoặc bị sạm da. Bởi chất capsaicin vốn là một chất dầu. Điều này có nghĩ là bạn hoàn toàn có thể dùng các chất tẩy rửa để loại bỏ chất này.
Lưu ý: Nước sẽ không làm dịu được cơn bỏng mà khiến mọi thứ tồi tệ hơn. Bởi nước sẽ khiến chất capsaicin lan ra xung quanh nhanh hơn và cảm giác bỏng ớt đau rát vẫn giữ nguyên như cũ.
Nước rửa bát là sản phẩm được dùng để loại bỏ dầu mỡ bám lên bát đĩa và vô cùng an toàn khi sử dụng trên da. Điều này đã biến nước rửa bát hay nước rửa tay đã trở thành thành phần hoàn hảo để loại bỏ các loại dầu trên da.
Capsaicin là chất gây bỏng có gốc dầu sẽ hoàn toàn bị loại bỏ nhanh chóng trên da tay. Bạn lưu ý hãy thực hiện nhiều lần rửa nếu vết bỏng không dịu đi sau một lần rửa.
Mẹo: Dùng bàn chải đánh răng mềm hoặc miếng bọt biển sẽ giúp cọ rửa ớt phần trong móng tay hiệu quả.
Trong trường hợp bạn không thể dùng kịp nước rửa chén để loại bỏ chất capsaicin gây bỏng thì hãy dùng dầu ăn (dầu thực vật) hay dầu oliu. Theo nguyên tắc dầu hòa tan dầu (dầu loại bỏ dầu khác) thì các loại dầu ăn sẽ giúp trung hòa lượng dầu capsaicin và làm dịu vết bỏng ớt ngay lập tức.
Sau khi thoa dầu ăn lên da trong khoảng 1 phút, bạn hãy rửa sạch lại da với xà phòng và nước sạch. Tương tự, vaseline cũng có thành phần giàu chất dầu sẽ có khả năng phát huy làm dịu vết bỏng ớt.
Theo các cơ quan nghiên cứu chất độc, việc ngâm da tay bị bỏng ớt trong giấm pha loãng sẽ giúp loại bỏ dầu capsaicin hiệu quả (thành phần gây nên vết bỏng). Ngoài ra các loại thực phẩm có chứa chất axit như chanh, cà chua,.. cũng sẽ có hiệu quả tương tự làm dịu vết bỏng ớt như giấm.
Dầu dễ hòa tan trong cồn hơn trong nước. Vì thế, khi thấy hiện tượng bỏng rát tay hãy tưới rượu hoặc cồn lên tay để hòa tan thành phần dầu capsaicin.
Với bột baking soda có bản chất hút ẩm cực kỳ mạnh mẽ. Bạn chỉ cần trộn baking soda và nước theo tỉ lệ 1:1 thành hỗn hợp sệt và thoa lên vết bỏng ớt trên da tay. Đợi hỗn hợp khô rồi rửa sạch lại với nước.
Rượu và baking soda sẽ là cách sơ cứu cấp tốc để giảm cơn đau bỏng rát ở tay. Sau khi thực hiện xong, bạn ngâm tay trong sữa lạnh sẽ điều trị dứt điểm cơn bỏng.
Khi bị bỏng hay cay ớt ở miệng, bạn sẽ không thể sử dụng các loại nước rửa chén hay nước tẩy rửa có thành phần tẩy rửa để làm sạch dầu capsaicin. Bởi những thành phần này có thể gây hại cho sức khỏe và có mùi hóa chất khá khó chịu nếu nuốt phải. Vì vậy, một cách làm giảm cơn cay rát, bỏng ớt ở miệng là dùng sữa lạnh và đá lạnh.
Các loại sữa giàu chất béo và dầu sẽ giúp hòa tan dầu capsaicin gây bỏng ớt (nguyên tắc dầu hòa tan dầu). Ngoài ra, trong sữa còn có thành phần protein là casein chống lại chất capsaicin có trong ớt.
Với bạn bị cay rát ở trong miệng hay ngậm một ngụm sữa lạnh trong vài phút. Hoặc thoa sữa lạnh lên vùng da bỏng ớt. Bạn có thể thấm sữa lên khăn để đắp lên vùng da bị bỏng sẽ tăng hiệu quả hơn.
Một cách hiệu quả để giảm đau rát bỏng ớt là dùng đá lạnh. Bạn hãy chườm miếng lạnh trên da hoặc bỏ viên đá vào khăn và lăn nhẹ nhàng lên vùng da bị bỏng.
Luân phiên thực hiện vài lần để làm dịu bỏng ớt. Cứ tiếp tục thực hiện mẹo này, vết bỏng sẽ biến mất trong vài giờ.
Tương tự như bị cháy nắng, bạn có thể bôi thử một ít gel lô hội lên vùng da bỏng ớt. Tinh chất lô hội sẽ giúp tăng lưu thông máu, làm mát và làm dịu cơn bỏng rát tạm thời trên da.
Việc để ớt dính vào mắt là điều khá nguy hiểm. Tuy nhiên, bạn cũng đừng quá lo lắng, cay ớt ở mắt không làm bạn bị mù. Trừ khi bạn đổ nguyên chất capsaicin vào mắt. Lưu ý, bạn cũng không nên bôi bất kỳ hóa chất gì mà không có chỉ định của bác sĩ sẽ khiến vết bỏng ớt ở mắt tệ đi và gây ra nhiều tổn thương cho mắt. Hãy thực hiện cách làm ớt hết cay ở mắt như sau:
Sữa là thành phần lành tính và có nhiều chất béo, dầu trung hòa được dầu capsaicin nhanh chóng. Nhúng khăn giấy vào sữa đá lạnh nhiều béo. Vắt bớt lượng sữa thừa và đắp khăn giấy lên mắt đã nhắm.
Sau thời gian, khăn giấy ấm dần lên và bạn sẽ thấy cảm giác mắt nhẹ nhõm và không còn đau rát bỏng ớt ở mắt. Hãy lặp lại quá trình này liên tục cho đến khi dịu hẳn cơn đau.
Mẹo: Hãy nhớ rửa tay sạch ớt trước khi thấm sữa. Nếu vẫn còn ớt sẽ khiến tình trạng bỏng nặng hơn.
Trong trường hợp cấp bách không có sữa tươi để làm dịu cơn bỏng rát tốt nhất thì bạn có thể sử dụng bã trà để làm dịu tạm thời. Bạn hãy đắp bã trà lên mắt đã nhắm và chờ đợi kết quả. Tốt hơn, bạn hãy dùng khăn giấy thấm thêm chút nước trà để đắp lên.
Khi bị bỏng ớt bạn sẽ có cảm giác nóng rát và đau ở vùng da. Hiện tượng này làm bạn cảm thấy khó chịu. Tùy vào tình trạng mắc phải mà thời gian gây nóng rát và đau cũng khác nhau. Trường hợp nhẹ chỉ kéo dài trong vài phút là sẽ hết hoàn toàn. Nếu trong trường hợp nặng, cơn đau có thể kéo dài lâu hơn khoảng vài giờ. Nếu tìm đúng cách chữa bỏng ớt và xử lý kịp thời, cảm giác nóng rát và đau sẽ nhanh chóng mất đi. Trái lại, việc xử lý không đúng cách không thể giảm thiểu cơn đau mà đôi khi còn vô tình làm nghiêm trọng hơn, dẫn đến bỏng da hay cháy da.
Cách phổ biến nhất để tránh bị bỏng rát ở tay hoặc các bộ phận khác trên cơ thể đó là khi tiếp xúc với ớt bạn nên đeo găng tay. Và sau khi sử dụng ớt bạn nên rửa sạch với nước hoặc các dụng dịch mà chúng tôi đã gợi ý cho bạn ở trên. Trên đây cũng là những cách chữa bỏng ớt đơn giản và hiệu quả nhất. Đừng ngần ngại chia sẻ với chúng tôi những cách khác mà bạn thấy có tác dụng để trị bỏng rát do ớt nhé!
>>> Xem thêm:
Tác giả: Team Cleanipedia
Facebook | Youtube | Instagram | Pinterest | Twitter
Bản quyền thuộc về: Unilever Vietnam. Ghi rõ nguồn khi tham khảo.
Link nội dung: https://khangdienreal.vn/tay-bi-bong-ot-lam-sao-cho-het-a44190.html