Huyết áp tâm trương cao: Nguyên nhân, dấu hiệu và phòng ngừa

Huyết áp tâm trương cao làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim và đột quỵ. Vậy khi huyết áp tâm trương tăng cao sẽ có những dấu hiệu nhận biết nào? Nguyên nhân và cách phòng ngừa ra sao?

Huyết áp tâm trương cao

Huyết áp tâm trương cao là bệnh gì?

Huyết áp tâm trương cao là một loại tăng huyết áp. Theo hướng dẫn của Đại học Hoa Kỳ/Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ năm 2017, huyết áp tâm trương cao được xác định khi lớn hơn 80mmHg. Tăng huyết áp tâm trương thường gặp ở nam giới trẻ tuổi, có tiền sử bệnh lý tim mạch và gia đình mắc bệnh tăng huyết áp.

Khi đo huyết áp, nếu huyết áp tâm thu bình thường (<140mmHg) và huyết áp tâm trương là 90mmHg thì được phân loại là tăng huyết áp tâm trương đơn độc (IDH). Tăng huyết áp tâm trương đơn độc có thể gặp ở những người có các yếu tố nguy cơ như: lượng đường trong máu cao, bệnh thận mạn tính, tiền sử gia đình có người bị tăng huyết áp. (1)

Nguyên nhân huyết áp tâm trương cao

Khoảng 85% trường hợp cao huyết áp không có nguyên nhân rõ ràng, được gọi là tăng huyết áp nguyên phát hay vô căn. Tăng huyết áp thứ phát có nguyên nhân được xác định, bao gồm:

1. Chứng ngưng thở khi ngủ gây ra huyết áp tâm trương cao

Ngưng thở khi ngủ do tắc nghẽn (OSA) là một chứng rối loạn giấc ngủ mạn tính, gây ra tình trạng khó thở lặp đi lặp lại trong khi ngủ. Các nghiên cứu đã chứng minh mối liên hệ giữa chứng ngưng thở khi ngủ nghiêm trọng với huyết áp tâm trương cao. Hầu hết bệnh nhân tăng huyết áp đều có chứng ngưng thở khi ngủ.

Chứng ngưng thở khi ngủ mạn tính gây tăng huyết áp tâm trương
Chứng ngưng thở khi ngủ mạn tính gây tăng huyết áp tâm trương

2. Bệnh mạch máu thận

Tăng huyết áp do mạch máu thận là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất gây tăng huyết áp thứ phát và thường dẫn đến tăng huyết áp kháng trị. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, tăng huyết áp do hẹp động mạch thận là nguyên nhân cơ bản trong khoảng 75% trường hợp tăng huyết áp thứ phát.

Nguyên nhân chủ yếu là do sự thu hẹp các mạch máu ở thận, chủ yếu là thứ phát do xơ vữa động mạch. Một số nguyên nhân khác bao gồm: chứng loạn sản sợi cơ, các bệnh động mạch như Takayasu, kháng thể kháng phospholipid (APLA) hoặc hội chứng động mạch chủ giữa, sự chèn ép từ bên ngoài vào động mạch thận, bóc tách động mạch thận hoặc nhồi máu, xơ hóa bức xạ, tắc nghẽn từ mảnh ghép nội mạch động mạch chủ… (2)

3. Cường aldosterone nguyên phát

Đây là tình trạng tuyến thượng thận sản xuất quá nhiều aldosterone, một loại hormone giúp điều hòa huyết áp. Chính sự quá tiết này khiến cơ thể mất nhiều kali và giữ lại nhiều natri, gây tăng khả năng giữ nước, lưu lượng máu và làm tăng huyết áp. Triệu chứng chính của cường aldosterone là huyết áp cao, có thể từ trung bình đến nặng.

Các yếu tố nguy cơ của tình trạng huyết áp tâm trương cao

Một số yếu tố nguy cơ nhất định gây ra huyết áp tâm trương cao, bao gồm yếu tố kiểm soát được và không kiểm soát được.

Béo phì, thừa cân làm tăng nguy cơ khiến huyết áp tâm trương cao
Béo phì, thừa cân làm tăng nguy cơ khiến huyết áp tâm trương cao

Dấu hiệu huyết áp tâm trương cao thường gặp

Huyết áp tâm trương cao thường không đi kèm với các dấu hiệu hoặc triệu chứng cảnh báo đáng chú ý. Các triệu chứng của huyết áp rất cao, cần được cấp cứu ngay bao gồm: đau đầu, đau ngực hoặc đau lưng, hụt hơi, tê hoặc yếu tay chân, chóng mặt, giảm thị lực đột ngột, nhịp tim bất thường.

Huyết áp tâm trương cao ảnh hưởng sức khỏe ra sao?

Các nghiên cứu cho thấy huyết áp tâm trương cao cùng huyết áp tâm thu bình thường có liên quan đến việc tăng đáng kể nguy cơ mắc các biến cố tim mạch như đau tim, đột quỵ, rung nhĩ và bệnh động mạch ngoại biên. Việc tăng 20mmg tâm thu sẽ khiến tăng biến cố tim mạch lên 2 lần; tăng huyết áp tâm trương 10mmHg, biến cố tăng gấp 2 lần. Biến chứng tăng huyết áp trên các cơ quan quan trọng bao gồm:

Huyết áp tâm trương cao được chẩn đoán như thế nào?

Huyết áp tâm trương cao được chẩn đoán qua việc đo huyết áp đúng cách bằng máy đo cơ hoặc máy đo huyết áp điện tử. Ngoài ra, máy Holter huyết áp 24h có thể được chỉ định để theo dõi chỉ số huyết áp của người bệnh ngay cả lúc nghỉ ngơi và vận động.

Các xét nghiệm khác khi được chẩn đoán huyết áp tâm trương cao có thể bao gồm:

Phương pháp điều trị huyết áp tâm trương cao

Điều chỉnh lối sống khoa học là một phần quan trọng trong điều trị huyết áp tâm trương cao, bao gồm:

>> Xem thêm: 9 cách hạ huyết áp tự nhiên, an toàn, không dùng thuốc

Bác sĩ có thể kê đơn thuốc để điều trị huyết áp tâm trương cao tùy vào từng trường hợp bệnh nhân. Các loại thuốc giúp hạ huyết áp có thể bao gồm: thuốc ức chế men chuyển, thuốc ức chế thụ thể, thuốc lợi tiểu, thuốc chẹn kênh canxi, thuốc chẹn beta.

Xây dựng chế độ ăn uống khoa học giúp ổn định huyết áp
Xây dựng chế độ ăn uống khoa học giúp ổn định huyết áp

Biện pháp phòng ngừa huyết áp tâm trương cao

Kiểm tra huyết áp thường xuyên tại nhà là cách tốt nhất để phát hiện sớm tăng huyết áp tâm trương. Cùng với đó, mỗi người nên có sự điều chỉnh phù hợp trong lối sống, sinh hoạt hằng ngày để giúp ổn định chỉ số huyết áp bình thường. Các biện pháp giúp phòng ngừa huyết áp tâm trương cao như:

1. Có chế độ ăn tốt cho tim

2. Xây dựng lối sống lành mạnh

Để phòng ngừa huyết áp tâm trương cao, mỗi người nên có một lối sống lành mạnh bằng cách:

Người có huyết áp tâm trương cao cần theo dõi và thăm khám định kỳ

Huyết áp tâm trương cao làm tăng nguy cơ mắc các bệnh về tim và mạch máu, bao gồm đau tim và đột quỵ. Do đó, người có huyết áp tâm trương cao hoặc có các yếu tố nguy cơ tăng huyết áp, bên cạnh việc điều chỉnh về lối sống và uống thuốc theo chỉ định, cần được thăm khám, theo dõi định kỳ.

Hiện nay, Trung tâm Tim mạch, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh đang là địa chỉ được nhiều người tin tưởng đến thăm khám và điều trị các bệnh lý về tim mạch, mạch máu và lồng ngực, đặc biệt là bệnh lý huyết áp cao.

Trung tâm quy tụ đội ngũ chuyên gia giỏi, bác sĩ với nhiều năm kinh nghiệm, tay nghề cao, hệ thống máy móc, trang thiết bị tiến tiến giúp chẩn đoán chính xác và nhanh chóng, hỗ trợ điều trị tăng huyết áp hiệu quả. Đồng thời, đội ngũ nhân viên y tế, chăm sóc khách hàng hỗ trợ tận tình, giúp người bệnh an tâm khi đến thăm khám tại bệnh viện.

Để đặt lịch khám, tư vấn và điều trị trực tiếp với các bác sĩ chuyên khoa tim mạch tại Trung tâm Tim mạch, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, Quý khách có thể liên hệ theo thông tin sau:

Tăng huyết áp tâm trương cao có thể gây tổn thương nghiêm trọng ở nhiều cơ quan mà không có dấu hiệu cảnh báo nào. Việc theo dõi huyết áp thường xuyên là rất cần thiết, giúp sớm phát hiện huyết áp bất thường, để từ đó có sự điều chỉnh phù hợp trong lối sống hoặc dùng thuốc để giúp ổn định huyết áp.

Link nội dung: https://khangdienreal.vn/huyet-ap-tam-thu-va-huyet-ap-tam-truong-a44362.html