Mẹ cho con bú nên ăn gì, không ăn món nào để sữa về nhiều?

Mẹ cho con bú nên ăn gì là chủ đề hàng đầu được các mẹ quan tâm. Việc ăn uống lành mạnh khi đang cho con bú có lợi cho cả bà mẹ và trẻ sơ sinh bú sữa mẹ. Nhưng những loại thực phẩm tốt nhất để ăn khi cho con bú là gì?

Theo Cử nhân dinh dưỡng Đỗ Thị Lan, BVĐK Tâm Anh cho biết “Một chế độ ăn uống lành mạnh nên bao gồm nhiều canxi, sắt, kẽm, kali, vitamin A và D. Các bà mẹ đang cho con bú nên được cung cấp đầy đủ dinh dưỡng thông qua nhiều loại thực phẩm, vì sẽ rất hữu ích khi cho trẻ tiếp xúc với các mùi vị khác nhau.”

Mẹ cho con bú nên ăn gì

Chế độ dinh dưỡng của mẹ ảnh hưởng tới sức khỏe bé như thế nào?

Chúng ta luôn biết sữa mẹ là thức ăn tốt nhất cho bé, tuy nhiên dinh dưỡng của mẹ trong thời gian cho con bú thì sao? Theo CNDD Lan ”Bà mẹ trong giai đoạn cho con bú không cần một chế độ ăn uống đặc biệt, tuy nhiên cần phải cân bằng về mặt dinh dưỡng. Thành phần dinh dưỡng của sữa mẹ được đánh giá là tương đối ổn định ở tất cả phụ nữ. Trong những trường hợp cần thiết, nguồn năng lượng dự trữ của mẹ sẽ được huy động để tham gia vào việc sản xuất sữa.”

“Tuy nhiên, theo nhiều nghiên cứu cho thấy, dinh dưỡng đóng vai trò và có ảnh hưởng nhất định đối với chất lượng và số lượng sữa mẹ sản xuất. Nếu như trong chế độ ăn thường ngày của mẹ thiếu các chất như vitamin A, B1, D… thì dinh dưỡng trong sữa mẹ cũng sẽ thiếu những chất này. Bên cạnh đó, trẻ trong 6 tháng đầu đời sẽ được tiếp nhận một lượng kháng thể từ sữa mẹ. Vì vậy để đảm bảo cho bé có thể nhận đủ năng lượng, dưỡng chất để phát triển và tăng đề kháng, phòng tránh bệnh tật, đặc biệt là các bệnh về tiêu hóa, hô hấp… thì mẹ nên có một chế độ ăn phù hợp và cân bằng dinh dưỡng.”

Dinh dưỡng đóng vai trò lớn với sức khỏe của người phụ nữ trong suốt hành trình thai nghén, sinh nở và nuôi con. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra dinh dưỡng ở giai đoạn này không chỉ là yếu tố quyết định đến sự phát triển của của bà mẹ mà cho ảnh hưởng đến sự hình thành, phát triển và tăng trưởng của trẻ cho đến khi trưởng thành.

Yếu tố dinh dưỡng của mẹ trong giai đoạn đang cho con bú cũng tác động đến tình trạng sức khỏe của trẻ. Nếu mẹ không được cung cấp đầy đủ dinh dưỡng sẽ dẫn đến việc không đủ sức khỏe để chăm con, không đủ lượng sữa để cho con bú. Trong trường hợp trẻ không nhận được đủ nguồn sữa cần dễ dẫn đến tình trạng suy dinh dưỡng và tăng nguy cơ mắc các bệnh nhiễm trùng, thậm chí là tử vong. Vậy nên vấn đề mẹ cho con bú nên ăn gì và ăn gì để nhiều sữa cho con bú cần được chú ý.

Dinh dưỡng trong thời gian bú mẹ đóng vai trò quan trọng
Dinh dưỡng trong thời gian bú mẹ đóng vai trò quan trọng với sự phát triển của trẻ.

Nhu cầu năng lượng của phụ nữ nuôi con bằng sữa mẹ

Phụ nữ cho con bú nên ăn gì để cung cấp đủ nguồn dinh dưỡng trong thời gian nuôi con bằng sữa mẹ? Theo các chuyên gia chia sẻ, mặc dù mẹ vẫn còn nguồn dinh dưỡng dự trữ ở giai đoạn mang thai tuy nhiên trong quá trình sinh đẻ và sản xuất sữa non trong những tháng cuối thai kỳ và giai đoạn tiết sữa sau sinh đã tiêu tốn khá nhiều nguồn dinh dưỡng dự trữ này.

Vậy nên, dinh dưỡng của mẹ trong thời gian cho con bú không chỉ góp phần vào quá việc sản xuất sữa, cung cấp dinh dưỡng cho bé mà còn cung cấp năng lượng cho mẹ sinh hoạt hằng ngày. Vì vậy, chế độ ăn cho mẹ trong giai đoạn cho con bú cần bổ sung cân bằng nhóm chất, đặc biệt là bổ sung vitamin, canxi…

Theo khuyến nghị về nhu cầu năng lượng, mẹ trong thời gian cho con bú cần có chế độ ăn đầy đủ dinh dưỡng, không nên quá kiêng khem và cần cung cấp thêm 500 kcal/ngày so với chế độ ăn bình thường. Theo bảng nhu cầu năng lượng khuyến nghị với mẹ đang cho con bú năm 2026 như sau:

Bảng: Nhu cầu khuyến nghị năng lượng (kcal/ngày)

Nhóm tuổi Hoạt động thể lực nhẹ Hoạt động thể lực trung bình 20-29 tuổi 1.760 2.050 30 - 49 tuổi 1.730 2.010 Bà mẹ cho con bú + 500

Chế độ dinh dưỡng cho mẹ cho con bú

Mẹ cho con bú nên ăn gì để cung cấp một chế độ dinh dưỡng tốt nhất cho mẹ và bé. Phụ nữ cho con bú sẽ cần nguồn năng lượng và chất dinh dưỡng cao hơn so với phụ nữ bình thường vì ngoài nhu cầu đáp ứng hoạt động của cơ thể còn thêm nhu cầu về sự biến đổi chuyển hóa và tạo sữa cho con bú. Một số nghiên cứu đã chỉ ra mối quan hệ giữa chế độ dinh dưỡng trong 1000 ngày đầu tiên của bé với sự đóng mở gen của các bệnh mãn tính không lây nhiễm.

Vậy mẹ cho con bú nên ăn gì để có nhiều sữa cho bé:

1. Thực phẩm giàu đạm (Protein)

Protein đóng một vai trò quan trọng trong chế độ ăn của mẹ đang cho con bú. Protein không chỉ cần thiết để hỗ trợ quá trình phục hồi cơ bắp sau khi sinh nở, mà còn giúp duy trì sức khỏe tổng thể. Protein rất cần thiết cho việc việc sản xuất sữa mẹ, cung cấp nguồn dinh dưỡng quan trọng cho sự phát triển của em bé.

Trong sữa mẹ có chứa nhiều loại protein khác nhau giúp tăng cường hệ miễn dịch và sự phát triển toàn diện của bé. Bên cạnh đó protein còn giữ vai trò quan trọng trong việc vận chuyển các dưỡng chất qua thành ruột vào máu và từ máu đi đến các tế bào.

Mẹ cho con bú trong 6 tháng đầu trung bình cần khoảng 79g protein/ngày, từ 6-12 tháng cần 73g protein/ngày. Một số thực phẩm giàu đạm như thịt, cá, trứng, sữa, tôm, cua, các loại đậu đỗ.

Protein có thể tìm thấy trong nhiều loại thực phẩm quen thuộc
Protein có thể tìm thấy trong nhiều loại thực phẩm quen thuộc như thịt, cá, các loại đậu…

2. Thực phẩm chứa lipid (chất béo)

Lipid là chất có vai trò quan trọng trong cấu trúc của màng tế bào và cũng đóng vai trò như nguồn năng lượng dự trữ của cơ thể. Lipid là môi trường dung môi giúp hoà tan các vitamin tan trong chất béo. Lipid đặc biệt quan trọng đối với phụ nữ mang thai và mẹ đang cho con bú vì chúng không chỉ tham gia vào quá trình hình thành và phát triển của não mà còn đảm bảo chất lượng của sữa mẹ.

Khuyến nghị năng lượng với chất lượng lipid là các acid béo no không được vượt quá 10% trong khẩu phần và các acid béo không no cần đảm bảo cung cấp 11-15% năng lượng. Để đạt được điều này cần sử dụng các loại dầu thực vật, cá mỡ và hạn chế tiêu thụ các loại mỡ động vật.

3. Thực phẩm chứa glucid (chất bột)

Glucid hay thường gọi là chất bột được xem là nguồn năng lượng chủ yếu cho cơ thể. Trong khẩu phần ăn hàng ngày, khoảng ½ năng lượng cần thiết thường đến từ glucid. Các thực phẩm như gạo, bún, miến, phở, khoai, và củ đều là nguồn glucid quan trọng cần được bổ sung vào chế độ ăn uống.

Với mẹ đang cho con bú, việc chọn những thực phẩm như gạo, bún, miến, phở, khoai, củ… giúp bổ sung năng lượng một cách hiệu quả. Những thực phẩm này không chỉ cung cấp glucid mà còn chứa nhiều chất xơ và dưỡng chất, hỗ trợ sức khỏe cho cả mẹ và em bé.

4. Thực phẩm giàu chất xơ

Mặc dù các chất xơ hầu hết không có giá trị về mặt dinh dưỡng, tuy nhiên đây là nhóm chất mà mẹ cho con bú không thể bỏ qua. Các chất xơ có chức năng giúp nhuận tràng, kích thích hoạt động của ruột già và tăng khả năng của hệ tiêu hoá. Bên cạnh đó, chất xơ còn tham gia vào quá trình loại bỏ các chất độc hại trong thực phẩm ra khỏi cơ thể. Chất xơ thường có nhiều trong hoa quả, ngũ cốc đặc biệt là các loại hạt toàn phần, khoai.

5. Thực phẩm giàu Canxi

Canxi là một khoáng chất quan trọng trong quá trình phát triển xương ở giai đoạn bào thai và những năm đầu đời. Canxi đóng góp vào việc hình thành hệ xương và răng vững chắc và tham gia vào chức năng thần kinh, đóng vai trò trong quá trình đông máu bình thường. Các quá trình bao gồm chuyển hóa, tạo xương, cung cấp canxi trong bài tiết sữa đều cần đến canxi.

Bà mẹ cho con bú cần lượng canxi nhiều hơn bình thường, vì vậy nếu khẩu phần ăn thiếu hụt canxi, cơ thể sẽ tự cân bằng bằng cách huy động canxi từ xương vì vậy nếu người mẹ không đáp ứng đủ canxi sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển về chiều cao của trẻ cũng như tăng nguy cơ loãng xương ở người mẹ sau này.

Bảng nhu cầu khuyến nghị canxi (mg/ngày)

Đối tượng Nhu cầu khuyến nghị Mẹ cho con bú 1300

Mẹ cho con bú nên ăn gì để bổ sung canxi? Bà mẹ cho con bú được khuyến nghị nên uống 3 ly sữa mỗi ngày cùng chế độ ăn cân bằng dinh dưỡng. Mẹ cũng có thể sử dụng kết hợp phô mai, sữa chua hoặc sử dụng một số thực phẩm để bổ sung canxi như đậu hũ, các loại rau xanh đậm, cải bó xôi, đậu…

Những thực phẩm có chứa canxi rất tốt cho mẹ đang cho con bú
Những thực phẩm có chứa canxi rất tốt cho mẹ đang cho con bú.

6. Thực phẩm giàu Vitamin D

Vitamin D giúp cơ thể hấp thu và chuyển hoá các chất khoáng như canxi, phospho của cơ thể. Trong khẩu phần ăn tự nhiên có ít thực phẩm có chứa lượng vitamin D đáng kể, một số thực phẩm có chứa vitamin D có thể kể đến như cá hồi, sữa và các sản phẩm từ sữa, gan, trứng, dầu cá…

7. Thực phẩm giàu vitamin A

Vitamin A rất cần thiết cho cơ thể, đây là loại vitamin tan trong dầu và có tác dụng giúp bảo vệ mắt, chống quáng gà và bệnh lý khô mắt, đảm bảo sự phát triển của bộ xương, răng và bảo vệ niêm mạc, da cũng như chống lại các bệnh nhiễm khuẩn.

Bên cạnh tác dụng bảo vệ mắt thì vitamin A còn giúp cho trẻ có hệ xương khoẻ hơn giúp phát triển chiều cao tối ưu nhất. Sau sinh mẹ nên bổ sung đủ lượng vitamin A cần thiết để cung cấp đủ cho em bé phát triển. Nguồn vitamin A có trong động vật như sữa, gan, trứng hoặc trong thực vật như các loại rau xanh đặt biệt là rau ngót, rau muống, rau dền, các loại củ màu vàng, đỏ như cà rốt, đu đủ, xoài, bí đỏ…

8. Thực phẩm giàu Sắt

Sắt đóng vai trò vô cùng quan trọng với cơ thể. Sắt kết hợp cùng protein sẽ tạo ra huyết sắc tố và vận chuyển Oxy giúp phòng bệnh thiếu máu.

Có hai dạng chính của sắt trong thực phẩm:

Sắt đóng vai trò quan trọng trong quá trình sản xuất máu, hỗ trợ chức năng tạo huyết sắc tố và duy trì sức khỏe tổng thể. Đối với những người có chế độ ăn thuần thực vật việc kết hợp các nguồn sắt không heme với thức ăn giàu vitamin C có thể tăng cường khả năng hấp thụ sắt.

9. Thực phẩm giàu kẽm

Kẽm đóng vai trò là chất xúc tác cho gần 200 enzym và là khoáng chất cần thiết cho sự tăng trưởng và phát triển. Trong thời gian phụ nữ mang thai và cho con bú, kẽm có vai trò quan trọng trong việc tham gia sản xuất Insulin và enzyme, hình thành các tổ chức và giúp cơ thể chuyển hoá năng lượng.

10. Bổ sung Iod

Iod là chất cần thiết đối với cơ thể, đây là thành phần thiết yếu của các hormone tuyến giáp là thyroxine (T4) và TriIodothyronine (T3) hai hormone thyroid chịu trách nhiệm về chức năng tăng trưởng và phát triển của cơ thể, đặc biệt là não. Thiếu iod có thể gây ảnh hưởng đáng kể đến sức khỏe của bé đặc biệt là ảnh hưởng đến phát triển não bộ, tăng trưởng và nguy cơ chậm phát triển trí tuệ.

Phụ nữ ăn đủ lượng Iod trong thời gian mang thai và cho con bú sẽ giúp giảm nguy cơ thiếu Iod cho thai nhi cũng như giảm lệ tử vong trước hoặc sau khi sinh và chứng thiểu năng trí tuệ ở trẻ nhỏ.

11. Thực phẩm giàu Axit Folic

Axit Folic đóng vai trò quan trọng trong quá trình phát triển của thai nhi. Axit Folic không chỉ tham gia tạo máu và hình thành ống thần kinh mà còn đóng vai trò trong việc chuyển hóa Protein và sản xuất tế bào mới. Mặc dù nhu cầu Axit Folic ở giai đoạn mẹ cho con bú có thể giảm so với giai đoạn mang thai, tuy nhiên việc duy trì một chế độ ăn uống đa dạng và giàu Axit Folic là một lựa chọn tốt cho sức khỏe. Một số thực phẩm là nguồn bổ sung Axit Folic tuyệt vời như rau bina, ngũ cốc, gan lợn, thịt gà, sầu riêng, cam, bưởi.

Thực phẩm giàu axit folic
Thực phẩm giàu axit folic luôn nằm trong top trong danh sách mẹ cho con bú nên ăn gì.

12. Nước

Sau sinh mẹ nên cho con bú sớm trong vòng 1h đầu sau sinh và cho trẻ bú mẹ hoàn toàn trong vòng 6 tháng đầu và tiếp tục đến 24 tháng hoặc có thể lâu hơn. Về nhu cầu uống nước, mẹ cho con bú nên uống đủ nước, khoảng 2,5 đến 3 lít nước/ngày.

>>>Có thể bạn chưa biết: Trẻ sơ sinh không chịu bú mẹ phải làm sao?

Mẹ cho con bú nên ăn gì để có nhiều sữa, con tăng cân?

Mẹ cho con bú nên ăn gì để có nhiều sữa cho con bú là điều mà đa số các bà mẹ quan tâm. Sữa là nguồn dinh dưỡng chính để nuôi dưỡng con yêu trong giai đoạn đầu đời, vì vậy, việc ăn gì, uống gì để tốt sữa giúp con phát triển khoẻ mạnh, tăng cân đều rất được các bà và các mẹ quan tâm. Một số thực phẩm được đánh giá là lợi sữa như:

Móng giò có thể chế biến nhiều món ăn ngon
Móng giò có thể chế biến nhiều món ăn ngon và hợp với khẩu vị của mẹ đang cho con bú.
Sữa và các chế phẩm từ sữa cung cấp nhiều canxi và vitamin
Sữa và các chế phẩm từ sữa cung cấp nhiều canxi và vitamin tốt cho mẹ đang cho con bú.

Mẹ cho con bú không nên ăn gì để có nguồn sữa tốt?

Sữa mẹ được biết đến là nguồn thức ăn lý tưởng và an toàn cho trẻ tuy nhiên có một số thức ăn, nước uống có thể hấp thu qua sữa gây hại hoặc khó chịu cho trẻ. Vì vậy, chị em cũng nên chú ý vấn đề mẹ cho con bú không nên ăn gì để có nguồn sữa tốt cho con. CNDD Lan cho biết phụ nữ trong thời gian cho con bú không nên uống rượu, bia và hạn chế các chất kích thích như cà phê, ớt, hành, tỏi và một số thực phẩm như:

Mẹ không nên ăn lá lốt để tránh việc gây mất sữa cho con bú
Mẹ không nên ăn lá lốt để tránh việc gây mất sữa cho con bú.
Mì tôm luôn là món ăn có sức hấp dẫn
Mì tôm luôn là món ăn có sức hấp dẫn tuy nhiên mẹ cho con bú không nên ăn vì trong mì có chứa nhiều chất không tốt trong giai đoạn này.
Mẹ nên chế đồ uống có chứa caffeine trong thời gian cho con bú
Mẹ nên chế đồ uống có chứa caffeine trong thời gian cho con bú.

Trên đây là một số lưu ý về vấn đề mẹ cho con bú không nên ăn gì. Việc lựa chọn thực phẩm trong chế độ ăn hàng ngày ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe của mẹ và sự phát triển của bé. Phụ nữ cho con bú cần bổ sung thực phẩm tốt để tăng cường sản xuất sữa cho em bé.

Xem thêm: Những cách giúp tăng lượng sữa mẹ

Một số lưu ý về chế độ dinh dưỡng của mẹ đang cho con bú

Chế độ dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng đối với giai đoạn nuôi con bằng sữa mẹ, bên cạnh những lưu ý về mẹ cho con bú nên ăn gì và không nên ăn gì. Các mẹ có thể ghi nhớ thêm một số lưu ý như:

Các câu hỏi thường gặp

1. Mẹ cho con bú nên ăn và không nên ăn trái cây gì?

Trái cây là thực phẩm cung cấp nguồn dinh dưỡng tốt cho mẹ ở giai đoạn đang cho con bú. Phụ nữ sau khi sinh có thể sớm ăn được các loại trái cây, tuy nhiên các mẹ cũng cần lựa chọn các loại trái cây phù hợp có lợi cho sức khỏe của của mình, ăn với với mức độ vừa phải, không nên ăn quá nhiều trái cây một lúc. Ở giai đoạn đầu khi nuôi con bằng sữa mẹ, mẹ nên chọn ăn những loại trái cây có lợi cho sữa mẹ như đu đủ, vú sữa, chuối, bơ…

2. Ăn chay có ảnh hưởng đến sữa mẹ không?

Mẹ đang cho con bú ăn chay có sao không là vấn đề mà nhiều người thắc mắc. Những người theo chế độ ăn chay và thuần chay khi đang cho con bú nên đảm bảo rằng họ nhận được nhiều vitamin B12, vitamin D, canxi và axit béo omega-3, vì vậy hãy chọn thực phẩm hoặc chất bổ sung giúp bạn bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng quan trọng này. Đặc biệt, nhóm thực phẩm có nguồn gốc từ động vật sẽ cung cấp đầy đủ 20 loại acid amin bao gồm cả các acid amin thiết yếu mà thức ăn từ có nguồn gốc thực vật không cung cấp được.

Nếu bạn đang ăn chay, thuần chay, thực dưỡng hoặc chế độ ăn kiêng đặc biệt khác, bạn có thể liên hệ với bác sĩ dinh dưỡng để được tư vấn về chế độ ăn.

3. Có thể ăn kiêng giảm cân trong thời gian cho con bú không?

Bà mẹ không nên cố gắng giảm cân trong giai đoạn cho con bú. Mẹ cho con bú cần đảm bảo mình nhận được đủ chất dinh dưỡng mà mẹ và con bạn cần. Chất béo tăng lên khi mang thai được sử dụng để tạo ra sữa mẹ, vì vậy việc cho con bú sẽ giúp bạn giảm cân.

4. Mẹ có nên uống vitamin tổng hợp khi đang cho con bú?

Việc bổ sung vitamin là cần thiết cho sức khỏe của mẹ và sự phát triển của bé. Mẹ có thể bổ sung thêm vitamin D vì vitamin D cần thiết cho xương khỏe mạnh cho cả mẹ và bé. Vitamin D được hấp thụ phần lớn từ việc tiếp xúc với ánh nắng mặt trời. Nếu bạn sống ở nơi không có nhiều ánh nắng mặt trời, đặc biệt là trong mùa đông, cơ thể bạn có thể gặp khó khăn trong việc tạo ra đủ vitamin D, vì vậy nên bổ sung vitamin D theo liều lượng và chuyên gia y tế tư vấn.

5. Nhu cầu dinh dưỡng khi nuôi con bằng sữa mẹ với cặp song sinh

Với trường hợp mẹ sinh song thai thì nhu cầu dinh dưỡng sẽ được tính như thế nào? Mẹ sinh đôi cần nhu cầu dinh dưỡng lớn hơn so với các bà mẹ sinh một em bé. Vì vậy mẹ cần tăng cường thêm các bữa ăn phụ để kích thích tiết sữa nhiều hơn cho các bé.

Với mẹ sinh đôi cần nguồn năng lượng nhiều hơn
Với mẹ sinh đôi cần nguồn năng lượng nhiều hơn trong thời gian cho con bú.

6. Mẹ cho con bú thì uống cà phê, rượu, bia được không?

Bất kỳ những gì bạn ăn, uống đều truyền vào sữa mẹ, và các chất từ rượu, bia, cà phê cũng vậy. Vì vậy bạn nên hạn chế tiêu thụ những đồ uống này trong thời gian cho con bú vì chúng có ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của trẻ.

Trong trường hợp bạn uống đồ có cồn như rượu, hãy đảm bảo chỉ cho bé bú sau khi uống rượu ít nhất 2 - 3 tiếng khi mẹ sử dụng 1 lon bia hoặc 150ml rượu 11 độ, hoặc 44ml rượu trắng. Nếu uống nhiều hơn, mẹ phải đợi thời gian lâu hơn để tiếp tục cho trẻ bú. Đồng thời, uống rượu làm giảm tiết sữa ở bà mẹ và làm trẻ giảm bú mẹ. Vì vậy, tốt nhất bạn nên tránh uống rượu cho đến khi con bạn được hơn ba tháng tuổi, sau đó thỉnh thoảng thưởng thức, nhâm nhi với một ly vang nhỏ.

Nhằm đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh chất lượng cao của bệnh nhi và gia đình, Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh đã xây dựng Trung tâm Sơ sinh với đội ngũ y bác sĩ, có trình độ nhi khoa và kỹ năng chăm sóc trẻ sơ sinh, nhân viên y tế nhiệt tình, tận tâm.

Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh hiểu việc khám tầm soát sức khỏe tổng quát cho các bé ngay từ lúc chào đời đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển thể chất và trí tuệ của trẻ, giúp cha mẹ nắm bắt chính xác tình hình sức khỏe và phát triển của con. Trung tâm Sơ sinh chuyên cung cấp các dịch vụ khám và điều trị các vấn đề sức khỏe, bệnh tật và rối loạn cho trẻ sơ sinh; tư vấn dinh dưỡng, vận động…

Trung tâm Sơ sinh Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh quy tụ các bác sĩ nhi giàu kinh nghiệm và luôn đặt y đức lên hàng đầu, cùng hệ thống cơ sở vật chất, trang thiết bị tân tiến, hiện đại, hệ thống kiểm soát nhiễm khuẩn tiêu chuẩn quốc tế giúp phụ huynh an tâm và bé yêu được đảm bảo điều kiện an toàn cao nhất.

Hy vọng bài viết đã cung cấp đầy đủ thông tin về vấn đề mẹ cho con bú nên ăn gì và không nên ăn gì. Dinh dưỡng trong giai đoạn cho con bú đóng góp phần quan trọng cho sự phát triển về thể chất, trí tuệ của bé. Vì vậy nếu có thêm thắc mắc trong việc chăm sóc trẻ ở giai đoạn đầu đời, ba mẹ có thể liên hệ với trung tâm sơ sinh để được giải đáp.

Link nội dung: https://khangdienreal.vn/me-bu-cu-con-trai-a44908.html