Lợi ích của cà rốt đối với sức khỏe
Cà tốt rất giàu chất dinh dưỡng, protid, lipid, glucid và chất xơ, nhiều nguyên tố vi lượng và các vitamin, trong đó hàm lượng carotene là cao nhất (trong 100g cà rốt có tới 3,62mg carotene).
Việc bổ sung cà rốt đúng cách có khả năng điều tiết cơ năng sinh lý của cơ thể, tăng cường thể chất, tăng miễn dịch, dự phòng tích cực các bệnh lý do thiếu vitamin A, cao huyết áp, tim mạch, đặc biệt có tác dụng chống lão hóa cho cơ thể.
Cà rốt là một nguồn cung cấp dồi dào các vitamin và khoáng chất quan trọng. Dựa trên nhu cầu dinh dưỡng hàng ngày của một người, nửa cốc cà rốt có thể đáp ứng tới:
73% nhu cầu vitamin A;
9% vitamin K;
8% lượng kali và chất xơ;
5% vitamin C;
2% canxi và sắt.
Vitamin A trong cà rốt rất tốt cho đôi mắt. Ảnh: Internet.
Ăn cà rốt nhiều rất tốt cho mắt: Cà rốt giàu beta-carotene - một hợp chất mà cơ thể chuyển thành vitamin A, hay còn gọi là tiền vitamin A, giúp mắt khỏe mạnh. Hơn nữa, beta-carotene còn giúp bảo vệ đôi mắt khỏi ánh nắng mặt trời và làm giảm nguy cơ bị đục thủy tinh thể ,cũng như các vấn đề thị lực khác.
Cà rốt màu vàng có chứa lutein, các nghiên cứu đã phát hiện ra rằng dưỡng chất này có thể ngăn ngừa thoái hóa điểm vàng liên quan đến tuổi tác.
Ăn cà rốt tăng cường hệ thống miễn dịch: Vitamin C trong cà rốt giúp cơ thể tạo ra các kháng thể bảo vệ hệ miễn dịch, đồng thời tiếp nhận và sử dụng sắt, cũng như ngăn ngừa nhiễm trùng. Vitamin C còn góp phần sản xuất collagen - thành phần chính của mô liên kết, rất cần thiết để chữa lành vết thương và giữ cho cơ thể khỏe mạnh.
Ăn cà rốt giúp xương chắc khỏe: Trong cà rốt còn chứa vitamin K, một lượng nhỏ canxi và phốt pho, góp phần vào sức khỏe của xương và giúp ngăn ngừa loãng xương.
Thực phẩm đại kỵ với cà rốt
Cà rốt không nên ăn cùng củ cải: Hai loại thực phẩm này tốt cho sức khỏe nhưng khi chế biến chung lại gây hại. Cụ thể, trong củ cải trắng chứa lượng vitamin C cực cao, rất tốt cho sức khỏe của con người, trong cà rốt lại chứa một lượng chất phân giải enzim, vô hiệu hóa tác dụng của vitamin C, ăn cùng lúc sẽ phá hủy các thành phần dinh dưỡng.
Cà rốt không nên nấu với cà chua: Cà rốt chứa enzym phân giải vitamin C có trong cà chua; đồng thời khi dùng chung hai loại thực phẩm này sẽ làm giảm các thành phần dinh dưỡng của nhau.
Không nên chế biến cà rốt cùng giấm: Nhiều người có thói quen làm món chua ngọt bằng cà rốt pha nước chấm có giấm chua. Tuy nhiên cà rốt chứa nhiều carotene khi carotene kết hợp với giấm chúng sẽ phá hủy các chất dinh dưỡng mà carotene đem lại cho sức khỏe. Vì vậy khi chế biến món ăn chúng ta không nên kết hợp giấm và cà rốt với nhau.
Lưu ý: Cà rốt tuy là loại thực phẩm ngon bổ và rẻ, thế nhưng người lớn không nên dùng quá 300g và trẻ em không dùng quá 150g loại củ này một tuần. Việc dùng quá nhiều cà rốt khiến lợi bất cập hại. Bởi khi được nạp vào cơ thể quá nhiều, lượng beta carotene ứ đọng lại gây ra hiện tượng vàng da, chán ăn, sắc mặt và da tay chuyển thành màu cam, tăng lượng lipit trong máu, ảnh hưởng đến hệ thần kinh gây cảm giác bồn chồn, mất ngủ.
Nguồn: [Link nguồn]Nguồn: [Link nguồn]
Link nội dung: https://khangdienreal.vn/khoai-tay-co-nau-chung-voi-ca-rot-duoc-khong-a46098.html