Quả bầu xuất hiện trong nhiều món ngon và tạo nên vị ngọt thanh tự nhiên, bổ sung nhiều chất dinh dưỡng cho cơ thể. Nhiều chuyên gia dinh dưỡng cho biết, tác dụng của quả bầu rất nhiều và đây là thực phẩm cực tốt cho sức khỏe.
Trước khi khám phá tác dụng của quả bầu, bạn cũng nên biết trong quả bầu có những chất dinh dưỡng gì, có cần thiết đối với cơ thể hay không. Quả bầu là loại cây thân leo thuộc họ Cucurbitaceae, là giống cây trồng để ăn quả. Trước đây, quả bầu được dùng để làm vật lưu trữ nước nhưng sau này đã được dùng làm rau ăn.
Thân cây bầu phát triển tốt ở nơi cao ráo và khi chăm sóc tốt sẽ cho rất nhiều quả. Quả bầu thu hoạch khi còn non phần vỏ sẽ mềm, hạt nhỏ, ít hạt và ăn ngon ngọt. Chỉ đến khi quả bầu già mới nhiều xơ và có vị hơi chua.
Các báo cáo về giá trị dinh dưỡng trong quả bầu cho thấy, đây là loại quả có rất nhiều vitamin và chất khoáng cần thiết cho sức khỏe, hỗ trợ quá trình trao đổi chất và có lợi cho tiêu hóa, đường ruột. Trong y học dân gian quả bầu là loại quả có vị ngọt, tính mát, lợi tiểu, giải độc và thanh nhiệt rất tốt. Các thành phần dinh dưỡng trong 100g bầu cụ thể như sau:
Thành phần nước trong quả bầu rất cao, chiếm đến 95% khối lượng quả bầu nên là thực phẩm bổ sung nước rất tốt, hạn chế mất nước dẫn đến mệt mỏi, căng thẳng, khô miệng,... Tác dụng của quả bầu là gì? Một số tài liệu cho thấy, quả bầu có thể tận dụng nhiều bộ phận để hỗ trợ sức khỏe.
Tìm hiểu những tác dụng của quả bầu giúp bạn tận dụng hết lợi ích mà thực phẩm này đem lại, điều dưỡng cơ thể bằng chính những thực phẩm ăn hàng ngày. Dựa trên các nghiên cứu được công bố, tác dụng của quả bầu bao gồm:
Kiểm soát huyết áp: Các cuộc khảo sát chung cho thấy người ăn quả bầu thường xuyên có chỉ số đường huyết ổn định, nguy cơ mắc bệnh cao huyết áp cũng thấp hơn. Tác dụng của quả bầu này đến từ việc trong quả bầu có hoạt chất flavonoid khi đi vào cơ thể sẽ làm thành mạch giãn nở tốt hơn, từ đó hạn chế nguy cơ bị tăng huyết áp đột ngột, bệnh tim mạch, mạch vành,...
Ổn định đường huyết: Một trong những tác dụng của quả bầu rất tốt với bệnh nhân đái tháo đường, đó là ổn định lượng đường trong máu. Một số bài thuốc dân gian từ quả bầu cho thấy hiệu quả ổn định đường huyết tốt, kiểm soát đường huyết không tăng cao và kích thích insulin hiệu quả.
Ngăn ngừa lão hóa: Thành phần dinh dưỡng giàu vitamin phát huy tác dụng của quả bầu trong việc làm đẹp da từ bên trong. Bổ sung các vitamin nhóm B và vitamin C có tác dụng thúc đẩy làn da tươi trẻ hơn, phòng ngừa dấu hiệu lão hóa sớm xuất hiện trên da, duy trì độ đàn hồi tự nhiên của da.
Tăng đề kháng và giảm cân: Chỉ số calo của quả bầu rất thấp nhưng lại có nhiều chất xơ, vitamin C nên rất tốt cho người đang giảm cân. Vitamin C trong quả bầu kích thích hệ miễn dịch hoạt động nhạy cảm hơn, phát hiện và tiêu diệt mầm bệnh xâm nhập cơ thể.
Hỗ trợ tiêu hóa: Theo Đông y, quả bầu có tính gây và tác dụng nhuận tràng, gây sổ nên rất tốt cho tiêu hóa, đặc biệt và người thường xuyên bị táo bón. Nếu bạn đang gặp rắc rối, khó chịu vì táo bón, hãy ăn 1 chén canh bầu nhé.
Tuy rằng tác dụng của quả bầu tốt cho sức khỏe nhưng khi ăn bầu, bạn vẫn nên lưu ý những điều sau để tránh gây ngộ độc:
Trong nền ẩm thực Việt Nam nói riêng và nhiều nước châu Á nói chung, có rất nhiều món ngon được làm từ quả bầu. Dưới đây là một số gợi ý giúp bạn có bữa cơm thơm ngon hơn.
Bầu luộc: Bầu cắt miếng vừa ăn rồi luộc chín, chấm với nước mắm, nước tương,... là món ăn thanh mát được nhiều người yêu thích. Tuy chế biến đơn giản nhưng đây là món ăn giữ được rất nhiều tác dụng của quả bầu.
Canh bầu: Bạn có thể tận dụng quả bầu để nấu canh với thịt băm, tôm khô, xương heo, sườn,... đều cho món canh ngọt nước, thơm ngon và rất bổ dưỡng.
Cá lóc hấp bầu: Cả cá lóc và quả bầu đều là những thực phẩm giàu dinh dưỡng và có nhiều lợi ích với sức khỏe. Dùng cá lóc làm sạch để vào ruột quả bầu đem hấp chín bạn sẽ có ngay món ăn ngon miệng, mùi thơm hấp dẫn và hương vị vô cùng đặc biệt.
Mong rằng qua bài viết trên đây từ Nhà thuốc Long Châu đã giúp bạn biết đến những tác dụng tuyệt vời của quả bầu. Để tận dụng tối đa lợi ích mà quả bầu đem lại, bạn nên rửa sạch và nấu cả phần vỏ và ruột quả khi còn non vì đây là những bộ phận chứa rất nhiều vitamin tốt cho sức khỏe của bạn.
Xem thêm: Tác dụng của khoai sọ và những câu hỏi thường gặp
Link nội dung: https://khangdienreal.vn/tac-dung-cua-qua-bau-a46411.html