Hoa phượng vĩ – Biểu tượng và ý nghĩa đặc biệt gắn liền tuổi thơ
Hoa phượng vĩ - Loài hoa màu đỏ rực nở vào mùa hè, cũng là loài hoa gắn liền với ký ức tuổi học trò qua bao thế hệ. Nhắc tới loài hoa này, trong ta lại cảm thấy bồi hồi và sao xuyết nhớ về những ngày tháng khi còn ngồi trên ghế nhà trường. Hôm nay, chúng ta hãy cùng Elmich Việt Nam tìm hiểu chi tiết hơn về loài hoa này để xem có điểm gì đặc biệt. Đồng thời cũng phân tích chi tiết hơn về ý nghĩa của phượng vỹ nhé!
1. Giới thiệu về cây hoa phượng vỹ
Hoa phượng vĩ hay còn được gọi là phượng hồng, xoan tây, điệp tây và có tên khoa học là Delonix Regia. Loài hoa có nguồn gốc xuất xứ từ đâu? Đặc điểm nổi bật thế nào? Tất cả sẽ được bật mí ngay sau đây!
1.1. Nguồn gốc xuất hiện cây phượng vỹ
Nổi tiếng tại nước ta với ý nghĩa gắn liền với tuổi học trò nhưng thực tế, phượng vỹ có nguồn gốc nằm ở một quốc gia khác. Xuất phát từ những cánh rừng bạt ngàn ở Madagascar - Đông Phi, sau đó nhu nhập vào Việt Nam vào cuối thế kỷ 19.
Hiện nay, phượng vĩ được trồng rải rác trên khắp các tỉnh thành của nước ta. Đặc biệt cây trồng nhiều tại các thành phố lớn với mục đích làm bóng mát hay cây cảnh. Không khó để bạn có thể bắt gặp một con đường với hai hàng phượng vĩ hai bên. Hay tại các trường học hoa phượng cũng trồng để đem đến ý nghĩa cho thời học trò.
1.2. Đặc điểm nổi bật và cách nhận diện hoa phượng vĩ
Phượng vĩ có những điểm nổi bật sau đây khiến người nhìn dễ dàng nhận biết:
Hoa: màu đỏ rực, nở thành chùm dài từ 20 đến 50cm. Một bông được cấu tạo từ 5 cánh và nhụy hoa.
Cánh hoa: cánh dài, thon nhỏ ở đầu và xòe rộng về sau, mép cánh hơi nhăn. Đặc điểm nổi bật đó là một bông sẽ có 4 cánh đỏ cam như nhau xong có 1 cánh lớn hơn và có hoa tiết đặc trưng là màu đốm trắng hay đốm vàng.
Thân cây: hoa phượng là loài thân gỗ có chiều cao trung bình từ 10 - 20 mét tùy vào mức độ sinh trường trong khu vực. Vỏ cây màu xám trắng, tán cây xòe rộng với nhiều cành và nhánh mọc xen kẽ. Chính vì thế, cây cũng được trồng để lấy bóng mát.
Lá cây: màu xanh thuộc loại lá phức có dạng lông chim kép mọc đối xứng hai bên. Kích thước lá khá nhỏ nhưng bù lại mọc dày và xếp khít lại với nhau. Mỗi một chiếc lá như vậy sẽ có chiều dài từ 20 - 50cm trong đó có khoảng 20 - 40 cặp lá chét sơ cấp. Một lá chét sơ cấp lại chia thành 10 - 20 cặp lá chét thứ cấp nhỏ hơn.
Quả: ngược lại với hoa và lá, quả phượng có kích thước lớn, dài trung bình từ 20 - 60cm. Hạt phượng cứng, có màu nâu, dáng thẳng, vỏ gỗ. Khi nướng quả phượng sẽ có mùi vị khá ngon và bùi.
2. Ý nghĩa đặc biệt của hoa phượng hồng
Nhắc tới phượng vĩ hay phượng hồng, bất kỳ ai cũng nghĩ ngay đến ý nghĩa gắn liền với học đường. Tuy nhiên, loài hoa này còn mang nhiều ý nghĩa sâu sắc hơn. Cụ thể:
2.1. Ý nghĩa về cái tên “Phượng Vĩ”
Trong tiếng Hán, “Phượng Vĩ” có nghĩa là đuôi của chim phượng - loài chim với cái đuôi lộng lẫy thường xuất hiện nhiều trong các tiểu thuyết nổi tiếng. Nguyên nhân của cái tên này xuất phát từ hình ảnh chiếc lá phượng, trông tựa như đuôi của chim khi đang xòe rộng.
Bên cạnh đó, chùm hoa đỏ rực khi nở cũng được ví như đôi cánh phượng hoàng lửa đang bay lượn trên bầu trời. Nói tóm lại, xét về tên gọi, hoa phượng là tượng trưng cho loài chim phượng hoàng lộng lẫy, đáng để trân quý.
2.2. Ý nghĩa về mùa hoa nở
Người ta thường nói, khi hoa phượng nở là báo hiệu cho một mùa ve kêu, hè về. Đây cũng là thời điểm mà lứa học sinh được nghỉ hè sau khi kết thúc một năm học, chia tay ghế nhà trường và chờ đợi cho năm học tiếp theo.
Tại Việt Nam nước ta, cây phượng vĩ đã là biểu tượng không thể thiếu của biết bao nhiêu thế hệ học trò. Gốc cây phượng đã chứng kiến không ít những kỷ niệm buồn vui của lứa học sinh khi còn đang ngồi trên ghế nhà trường. Loài cây này đã quá thân thuộc đến mức độ được học đường ưu ái và đựt cho một cái tên thân thương khác đó là “hoa học trò”.
2.3. Ý nghĩa trong phong thủy
Ngoài ý nghĩa trong cái tên và gắn liền với tuổi học trò thì hoa phượng còn ẩn chứa một bí ẩn trong phong thủy. Cây được đánh giá là có phong thủy tốt, đặc biệt là đối với phượng bonsai khi được săn lùng và tìm kiếm cực nhiều.
Gia chủ hợp mệnh sở hữu một cây phượng cho mình sẽ đem lại nhiều may mắn và tài lộc. Màu sắc đỏ rực của hoa đặc biệt hợp với người mệnh hỏa. Do vậy, những người mệnh hỏa đừng bỏ lỡ loài hoa này khi chúng giúp hút nhiều vận khí tốt lành về nhà. Sau đây là những năm sinh mang mệnh hỏa và hợp với hoa phượng:
Sơn Đầu Hỏa - Lửa trên núi: 1994 ( Giáp Tuất), 1995 ( Ất Hợi).
3. Công dụng của cây hoa phượng trong đời sống hiện nay
Làm bóng mát: cây phượng vĩ có tán rộng, lá nhỏ nhưng mọc dày và nhiều, xen kẽ nhau tạo ra bóng mát. Do vậy mà cây được trồng nhiều tại trường học, công viên, góc phố hay hau ven đường,…
Giá trị thẩm mỹ: không đâu có thể sánh bằng một màu hoa đỏ rực của phượng vĩ khi vào mùa hoa nở. Màu sắc này tạo nên một cảnh tượng bừng sáng sức sống và cảm giác tươi mới cho không gian. Nhờ giá trị thẩm mỹ này mà hoa phượng đã xuất hiện không ít lần trong các tác phẩm nghệ thuật và được đánh giá cao.
Ứng dụng vào thiết kế nội thất: thân gỗ chắc nên phượng được chế tác làm thành nhiều sản phẩm nội thất hay làm ván đóng hòm,…
Ứng dụng vào y học: theo nghiên cứu, rễ và vỏ của cây phượng có thể dùng để hạ sốt, hạ nhiệt và giảm đầy bụng. Riêng hoa được điều chế làm tinh dầu xoa bóp giúp giảm căng thẳng và mệt mỏi. Bên cạnh, lá phượng cũng có dược tính hỗ trợ trong ợ hơi, ợ chua.
4. Kỹ thuật trồng và chăm sóc phượng vỹ hiệu quả
Nếu bạn yêu thích loài hoa này và muốn trồng chúng ngay trên sân vườn nhà mình thì hãy tham khảo ngay kỹ thuật sau đây.
4.1. Cách trồng hoa phượng
Cây phượng vĩ thường được nhân giống bằng hạt, tuy nhiên bạn cũng có thể tìm đến nhà vườn để tìm mua cây con về trồng cho tiện nhé!
Mang hạt già đi ngâm nước ấm trong khoảng thời gian từ 10 đến 12 tiếng, đảm bảo không tiếp xúc với ánh nắng mặt trời.
Đủ thời gian, vớt hạt và ủ trong khăn bông sạch cho đến khi nứt vỏ. Hãy đem hạt vào khay để ươm cùng lớp rạ mỏng.
Sau 1 tuần, chồi sẽ bắt đầu nảy lên, bạn đem trồng xuống mặt đất và tưới nước đều đặn. Lưu ý dùng đất vun nén chặt để hạt và cây được ra rễ cố định.
4.2. Cách chăm sóc cây hoa phượng từ khi còn là cây con
Nên tưới nước 1 lần vào buổi sáng khi cây còn nhỏ, cây trưởng thành hơn thì mới tăng cường tưới 2 lần/ngày vào sáng và tối.
Bón phân: có thể dùng NPK để bón lót cho cây tăng cường sinh trưởng. Khi sắp ra hoa, hãy dùng NPK 16-16-8 để bón thúc liên tục trong 90 ngày. Như vậy, hoa sẽ nở đều và rộ hơn. Lưu ý bón cách gốc 10 - 20cm và tưới nước đều cho phân tan.
Mùa đông, cây hoa phượng sẽ ngủ đông nên không cần phải bón phân hay chăm sóc quá nhiều.
Phòng ngừa sâu bệnh: vào thời điểm ra lá non, hãy kiểm tra và tiến hành phút thuốc kịp thời để ngăn chặn sâu bệnh.
5. Kết luận
Bên trên là những thông tin chí tiết về cây hoa phượng vĩ, loài hoa gắn liền với tuổi học trò của chúng ta. Hy vọng rằng những thông tin này sẽ giúp bạn hiểu hơn về hoa cũng như ý nghĩa sâu sắc của chúng. Đừng quên xem thử bản thân có hợp mệnh không để trồng và đem phú quý về nhà nhé!