Tổng hợp kiến thức về gương cầu lồi vật lý 7

Gương cầu lồi là gì?

Gương cầu lồi là gương có bề mặt là một phần của hình cầu và bề mặt cong phản xạ hướng về phía nguồn sáng. Đây là loại gương phình ra ở rìa ngoài, phản xạ ở gần rìa có góc rộng hơn so với ở trong tâm tạo ra ảnh ảo và nhỏ hơn so với vật.

Gương cầu lồi cho ảnh ảo nhỏ hơn so với vật. (Ảnh: Shutterstock.com)

Ảnh của một vật tạo bởi gương cầu lồi là?

Ảnh của một vật được tạo bởi gương cầu lồi là ảnh ảo (không hứng được trên màn), nhỏ hơn vật.

Để tìm hiểu rõ hơn tính chất ảnh của vật tạo bởi gương cầu lồi thì bạn hãy theo dõi thí nghiệm dưới đây.

Dụng cụ thí nghiệm bao gồm:

Làm thí nghiệm với gương cầu lồi. (Ảnh: Canva.com)

Bố trí thí nghiệm như hình minh họa: Hãy quan sát ảnh của vật được tạo bởi gương cầu lồi.

Qua thí nghiệm trên bạn có thể thấy được tính chất ảnh của một vật tạo bởi gương cầu lồi:

Vùng nhìn thấy của gương cầu lồi

Nếu như đặt mắt trước gương cầu lồi thì mắt ta chỉ có thể nhìn thấy ảnh của những vật nằm trong một vùng nào đó trước gương và nó được gọi là vùng nhìn thấy của gương cầu lồi.

Đối với gương cầu lồi và gương phẳng có cùng một kích thước với nhau và cùng đặt trên một vị trí mắt như nhau thì vùng quan sát được trong gương cầu lồi sẽ lớn hơn vùng quan sát được trong gương phẳng.

Vùng quan sát được trong gương cầu lồi rộng hay hẹp còn tùy thuộc vào kích thước của gương và vị trí đặt mắt trước gương.

Hình ảnh cho thấy sự khác nhau giữa gương phẳng và gương cầu lồi. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Lưu ý:

Cách vẽ ảnh qua gương cầu lồi

Mỗi điểm trên gương cầu lồi sẽ được coi như một mặt phẳng nhỏ. Ta có thể áp dụng định luật phản xạ ánh sáng tại mỗi điểm trên gương cầu lồi để có thể vẽ được tia phản xạ tương ứng với mỗi tia tới.

Tham khảo cách vẽ dưới đây:

Hình ảnh hướng dẫn cách vẽ ảnh qua gương cầu lồi. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Lưu ý:

Pháp tuyến tại mỗi điểm tới trên gương cầu lồi sẽ có đường thẳng kéo dài đi qua tâm mặt cầu như hình vẽ trên.

So sánh gương cầu lồi và gương phẳng

Để có thể phân biệt được gương cầu lồi và gương phẳng, hãy cùng Monkey tìm hiểu sự giống và khác nhau giữa hai gương qua bảng dưới đây.

Sự giống nhau giữa gương cầu lồi và gương phẳng: Đều là ảnh ảo và không hứng được trên màn chắn

Khác nhau:

Xem thêm: Tổng hợp kiến thức gương cầu lõm vật lý 7

Ứng dụng của gương cầu lồi trong đời sống

Gương cầu lồi thường hay xuất hiện trong cuộc sống của mỗi chúng ta, nếu bạn để ý kĩ thì sẽ thấy được. Hãy cùng Monkey điểm qua một số những ứng dụng của gương cầu lồi trong cuộc sống.

Hình ảnh gương cầu lồi xuất hiện ở gương chiếu hậu. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Hình ảnh gương cầu lồi xuất hiện tại khúc cua gấp. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Hình ảnh gương cầu lồi xuất hiện tại bãi gửi xe. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Hình ảnh gương cầu lồi xuất hiện tại cửa hàng. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Bài tập vật lý 7 gương cầu lồi

Ngoài việc nắm rõ những định nghĩa, kiến thức cơ bản về gương cầu lồi thì học sinh cũng nên kết hợp với việc thực hành nhiều dạng bài khác nhau để có thể nắm được kiến thức cũng như khiến cho kiến thức vừa học khó có thể quên đi được vì “học đi đôi với hành”. Để từ đó có thể nâng cao kỹ năng, rút kinh nghiệm trong những lần làm bài.

Vậy nên, hãy cùng Monkey làm một số bài tập trắc nghiệm liên quan đến gương cầu lồi dưới đây.

Câu 1: Vật như thế nào được gọi là gương cầu lồi?

  1. Vật có dạng mặt cầu lồi.

  2. Vật có dạng cầu phản xạ tốt với ánh sáng.

  3. Vật có dạng mặt cầu phản xạ tốt ánh sáng, mặt phản xạ là mặt lồi.

  4. Tất cả đáp án A, B, C đều đúng.

Câu 2: Gương cầu lồi có hứng được trên màn chắn không?

  1. Có hứng được trên mặt chắn và luôn nhỏ hơn vật.

  2. Không hứng được trên mặt chắn luôn và lớn hơn vật.

  3. Có hứng được trên màn chắn và luôn lớn hơn vật.

  4. Không hứng được trên màn chắn và luôn nhỏ hơn vật.

Câu 3: Trường hợp nào sau đây nên dùng gương cầu lồi?

  1. Dùng gương cầu lồi làm kính chiếu hậu trên các phương tiện tham gia giao thông.

  2. Dùng làm gương soi trong gia đình vì với cùng kích thước thì vùng nhìn thấy của gương cầu lồi rộng hơn vùng nhìn thấy của gương phẳng.

  3. Đặt gương cầu lồi ở những đường cong có khúc cua hẹp.

  4. Dùng gương cầu lồi để tạo ra những hình ảnh khác với vật trong các “nhà cười” nhằm giải trí.

Câu 4: Phát biểu nào đúng khi nói về gương cầu lồi?

  1. Để quan sát ảnh của một vật tạo bởi gương cầu lồi thì mắt ta phải nhìn thẳng vào vật.

  2. Để quan sát ảnh của một vật tạo bởi gương cầu lồi thì mắt ta phải nhìn vào gương.

  3. Để quan sát ảnh của một vật tạo bởi gương cầu lồi thì mắt ta phải ở phía trước gương.

  4. Để quan sát ảnh của một vật tạo bởi gương cầu lồi thì mắt ta phải nhìn vào gương sao cho chùm tia phản xạ chiếu thẳng vào mắt.

Gợi ý đáp án:

Câu 1: C. Vật có dạng mặt cầu phản xạ tốt ánh sáng, mặt phản xạ là mặt lồi.

Câu 2: D. Không hứng được trên màn chắn và luôn nhỏ hơn vật.

Câu 3: D. Dùng gương cầu lồi để tạo ra những hình ảnh khác với vật trong các “nhà cười” nhằm giải trí.

Câu 4: D. Để quan sát ảnh của một vật tạo bởi gương cầu lồi thì mắt ta phải nhìn vào gương sao cho chùm tia phản xạ chiếu thẳng vào mắt.

Hy vọng rằng, với bài tổng hợp kiến thức về gương cầu lồi mà Monkey chia sẻ trên đây sẽ giúp các bạn ôn tập chi tiết về dạng bài trên. Ngoài ra, hãy ghé đọc website của Monkey thường xuyên để tìm hiểu thêm nhiều kiến thức học tập bổ ích.

Nếu thấy bài viết hữu ích, bạn có thể nhấn vào nút “share” (chia sẻ) ở bên dưới để nhiều bạn bè của mình đọc được bài viết này hơn! Hãy để Monkey trở thành người bạn đồng hành cùng các em trong suốt quá trình học tập này nhé.

Link nội dung: https://khangdienreal.vn/vat-nao-sau-day-la-guong-cau-loi-a48425.html