Chi tiết bài tư vấn

Người bị trúng gió nhẹ thường bị cảm cúm với các triệu chứng như ớn lạnh sống lưng, hắt hơi, sổ mũi, chóng mặt, nhức đầu, nôn mửa...

Biểu hiện khi bị trúng gió và biến chứng

Trong những thời điểm giao mùa, khi thời tiết thay đổi đột ngột, áp thấp, nhiệt đới, mưa bão hoặc lạnh tác động đột ngột vào cơ thể qua đường thở hoặc lỗ chân lông dẫn đến tình trạng bị trúng gió. Người bị trúng gió nhẹ thường bị cảm cúm với các triệu chứng như ớn lạnh sống lưng, hắt hơi, sổ mũi, chóng mặt, nhức đầu, nôn mửa... nặng có thể dẫn đến vẹo cổ cấp, lệch dây thần kinh ngoại vi số 7, đau thắt lưng cấp, liệt nửa người, có thể nguy hiểm đến tính mạng.

Khi chúng ta ngủ dậy sau một đêm, có hiện tượng đau vai, gáy đó là thuộc dạng trúng gió ngoại cảm phong hàn thông thường, nhất là ngủ, chúng ta để quạt và điều hòa thốc thẳng vào mặt, hoặc để mở cửa sổ cả đêm khi ngủ, gió lùa khiến việc trúng gió càng dễ xảy ra. Đặc biệt, người có tiền sử hạ đường huyết, hạ huyết áp bị trúng gió nhiều hơn người bình thường.

Thông thường hiện tượng trúng gió thường xảy ra vào mùa lạnh và giao mùa nhưng đến nay mùa nào chúng ta cũng có thể mắc và ở mọi lứa tuổi trong đó 75% nguyên nhân trúng gió méo miệng.

Người bị trúng gió méo miệng mắt chỉ còn lộ lòng trắng (do liệt cơ khép vòng mi khiến nhãn cầu bị đẩy lên), không nhắm được mắt, miệng và nhân trung méo xệch về phía tai bên lành, chảy nước miếng, nước mắt, nói cười khó khăn…

Do đó, khi chúng ta bị trúng gió cần phải được điều trị triệt để, không nên coi thường bởi bệnh dễ để lại di chứng tiềm tàng cho phong thấp, tê thấp, mất khả năng đề kháng sau này.

Đối người bị trúng gió méo miệng nếu điều trị chậm, hoặc điều trị không đúng cách sẽ tiến triển xấu, gây biến chứng và di chứng như viêm loét giác mạc, co giật cơ mặt, co cứng nửa mặt…

Bị trúng gió

Thói quen tốt giúp phòng trúng gió lúc giao mùa

Vì vậy, chúng ta cần lưu ý thực hiện tốt những phòng trúng gió dưới đây:

Bởi việc vận động đều đặn và hợp lý không chỉ tăng sức đề kháng, mà còn giúp cải thiện độ mỡ trong máu, làm tăng sản xuất ra chất TPA (Tisue Plasminogen Activator), một loại protein làm tan cục máu đông, chống lại các chứng đột quỵ do nghẽn mạch máu não, dạng trúng phong nguy hiểm nhất.

Phòng trúng gió

Thực phẩm tăng sức đề kháng giúp phòng trúng gió

Chú ý đến chế độ ăn uống đủ chất dinh dưỡng, tránh ăn quá no và cũng không nên bỏ bữa. Đặc biệt trong chế độ ăn uống cần ăn nhiều cá, ngũ cốc thô và rau quả, hạn chế các loại thịt đỏ, thức ăn nhanh, đồ ăn rán, nhiều dầu, đồ ngọt, rượu, thuốc lá…

Một số thực phẩm góp phần tăng sức miễn dịch cơ thể như xúp gà, tỏi, gừng, hành, hải sản, các loại rau quả sậm màu, màu đỏ, vàng, tím... cũng rất tốt cho sức khỏe.

Khi người mắc triệu chứng trúng gió thông thường, nên đánh gió bằng rượu gừng, dầu đánh gió, uống nước đường gừng nóng hoặc sữa nóng… rồi ủ ấm và ăn cháo nóng hành, tía tô với lòng đỏ trứng gà.

Với người bị huyết áp cao, cần lập tức phải uống thuốc hạ áp để ổn định huyết áp, rồi nhanh chóng đưa đi bệnh viện, hoặc phòng khám gần nhất để được cứu chữa kịp

Link nội dung: https://khangdienreal.vn/tai-sao-bi-trung-gio-a48659.html