Ngực căng đau, tức phải làm sao? Nguyên nhân và cách chăm sóc

Khoảng 70% phụ nữ dưới 55 tuổi đã từng bị ngực căng đau ở một thời điểm nào đó trong đời, bao gồm đau ngực theo chu kỳ hoặc đau ngực không theo chu kỳ [1]. Vậy ngực căng đau, tức phải làm sao? Nguyên nhân gây tức ngực là gì? Cách điều trị ra sao? Bài viết sau của thạc sĩ bác sĩ Huỳnh Bá Tấn, Khoa Ngoại Vú, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP.HCM sẽ giải đáp chi tiết tình trạng này.

ngực căng đau

Ngực căng đau, tức là gì?

Ngực căng đau, tức là tình trạng rất phổ biến, do nhiều nguyên nhân như: thay đổi nội tiết tố, chọn áo ngực không vừa vặn và nhiễm trùng. Việc kiểm soát tình trạng này phụ thuộc vào nguyên nhân, thuốc giảm đau và thay đổi lối sống có thể giúp giảm khó chịu trong những trường hợp nhẹ.

Ngực căng tức và đau ảnh hưởng đến khoảng 2/3 phụ nữ trong độ tuổi sinh sản và chủ yếu trong độ tuổi từ 15-40. Cơn đau vú, căng tức ngực có thể gây khó chịu nhẹ đến đau dữ dội nhưng thường không phải triệu chứng của ung thư vú. [2]

Ngực căng đau là dấu hiệu của bệnh gì?

Ngực căng đau thường báo hiệu gần đến chu kỳ kinh nguyệt. Tuy nhiên, nếu tình trạng căng đau kéo dài hoặc đau ngày càng nhiều hơn, nhiều khả năng người bệnh đang mắc phải một vấn đề khác nghiêm trọng hơn như: viêm vú, u nang ngực, vấn đề ăn uống, chế độ tập luyện, mang thai…

Người bệnh nên tới bệnh viện kiểm tra, khám lâm sàng và thực hiện các phương pháp chẩn đoán hình ảnh. Khi có kết luận chính xác, bác sĩ sẽ tư vấn và chỉ định phương pháp điều trị phù hợp.

10 nguyên nhân gây ngực căng đau, tức và yếu tố rủi ro thường gặp

Các nguyên nhân ngực căng đau, tức bao gồm:

1. Nội tiết

Ngực mềm hoặc căng thường liên quan đến sự thay đổi nội tiết tố trước kỳ kinh nguyệt, mang thai hoặc mãn kinh. Triệu chứng bao gồm đau ở cả 2 vú và có thể lan đến nách. Ngực căng đau có liên quan đến chu kỳ kinh nguyệt được gọi là đau vú theo chu kỳ, một phần của các triệu chứng xảy ra trước kỳ kinh hay hội chứng tiền kinh nguyệt (PMS).

PMS chỉ mang tính tạm thời, điều trị các triệu chứng bằng cách dùng thuốc giảm đau không kê đơn (OTC), mặc áo ngực thoải mái và chườm nóng nhẹ nhàng để làm dịu cơn đau.

2. U nang vú

U nang vú là túi chứa đầy chất lỏng (không phải ung thư) tương đối mềm và phổ biến hơn ở phụ nữ tiền mãn kinh. Một số u nang không có triệu chứng, số khác gây đau và tiết dịch núm vú. Trừ khi các u đặc biệt lớn hoặc gây đau, u nang không cần điều trị. Nếu cần điều trị, bác sĩ sẽ rút chất lỏng ra bằng kim.

3. Xơ nang tuyến vú

Những thay đổi về xơ nang tuyến vú thường là những triệu chứng vô hại nhưng gây khó chịu, khiến ngực có cảm giác gồ ghề hoặc mật độ không đều do sự dao động nội tiết tố. Xơ nang vú là tình trạng vú không phải ung thư phổ biến nhất.

Các triệu chứng bao gồm:

Điều trị xơ nang vú bằng cách:

Những thay đổi về xơ nang ở vú có thể liên quan đến phương pháp tránh thai mới, người bệnh nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi thực hiện bất kỳ thay đổi nào về liều lượng.

4. Ung thư vú

Ung thư vú xảy ra khi các tế bào ở vú biến đổi và tiến triển không kiểm soát. Ngực căng đau, tức ít khi do ung thư. Các triệu chứng khác có thể bao gồm:

Số ít trường hợp bị ung thư vú dạng viêm, gây các triệu chứng như:

Các lựa chọn điều trị ung thư vú bao gồm: phẫu thuật, hóa trị, liệu pháp hormone, xạ trị và liệu pháp nhắm mục tiêu. Bác sĩ thường kết hợp nhiều phương pháp điều trị để tăng cơ hội chữa khỏi bệnh.

ngực căng tức
Ngực căng đau, tức ít khi do ung thư.

5. Thuốc

Một số loại thuốc có thể làm ngực căng và đau, bao gồm:

Người bệnh ngực đau căng tức nên hỏi bác sĩ về các loại thuốc có thể gây ngực bị đau và căng để cân nhắc trước khi sử dụng.

6. Cấu trúc vú thay đổi do vết mổ

Cả phẫu thuật và xạ trị ung thư vú đều làm xuất hiện các mô sẹo, dẫn đến tê, đau làm ngực căng tức và thay đổi kết cấu cũng như hình dáng vú.

Các lựa chọn điều trị bao gồm:

7. Trào ngược axit

Trào ngược axit xảy ra khi axit dạ dày liên tục chảy ngược lên thực quản, điểm nối giữa miệng và dạ dày. Cảm giác này còn được gọi là ợ nóng. Do ngực và thực quản quá gần nên chứng ợ nóng có thể giống đau thắt ngực.

Ngoài tức ngực, các dấu hiệu trào ngược axit bao gồm:

8. Hoạt động thể chất

Đau vú có thể bắt nguồn từ bên ngoài vú. Ví dụ, bong gân hoặc chấn thương ở lưng, cổ hoặc vai có thể gây đau ở vú.

9. Cho con bú

Cho con bú đôi khi là nguyên nhân gây đau vú, cụ thể:

10. Nhiễm trùng vú

Phụ nữ cho con bú có nhiều khả năng bị nhiễm trùng vú (viêm vú). Đôi khi, vấn đề cũng xảy ra ở những phụ nữ khác. Nếu bị nhiễm trùng vú, người bệnh có thể bị sốt và có các triệu chứng ở 1 bên vú, bao gồm:

Nếu nghi ngờ bản thân bị nhiễm trùng vú, người bệnh nên đến khám tại các khoa Ngoại Vú uy tín. Phương pháp điều trị bao gồm thuốc kháng sinh và giảm đau.

ngực bị đau và căng
Phụ nữ cho con bú có nhiều khả năng bị nhiễm trùng vú (viêm vú).

Phân loại tình trạng căng tức ngực

Tình trạng căng tức ngực được chia thành 2 loại: đau theo chu kỳ và không theo chu kỳ, cụ thể như sau:

1. Ngực căng đau theo chu kỳ

Nếu bộ ngực trở nên đau, căng và sưng hơn khi đến kỳ kinh nguyệt, người bệnh đang bị đau vú theo chu kỳ. Cơn đau có xu hướng giảm sau kỳ kinh nguyệt và quay trở lại vào tháng sau. Cơn đau được cảm nhận ở phần bên ngoài và phần trên của cả 2 vú và vùng nách. Ngực căng đau theo chu kỳ phổ biến hơn ở phụ nữ trẻ.

2. Ngực căng đau không theo chu kỳ

Nếu ngực bị tức, đau nhói, nóng rát hoặc đau nhức ở một vùng (hoặc nhiều vùng) của vú không theo quy luật thông thường, người bệnh có thể đang bị đau vú không theo chu kỳ. Loại đau vú này phổ biến nhất ở những phụ nữ đã qua kỳ mãn kinh.

Triệu chứng ngực căng đau cần lưu ý

Triệu chứng ngực căng đau cần lưu ý bao gồm:

Khi nào cần đi khám bác sĩ?

Cần đi khám bác sĩ nếu cơn đau vú đi kèm với các triệu chứng khác, chẳng hạn như:

ngực bị căng đau
Ngực căng đau, tức do nhiều nguyên nhân và có thể đi kèm nhiều triệu chứng khác.

Chẩn đoán tình trạng ngực bị đau và căng

Chẩn đoán tình trạng ngực bị đau và căng bằng cách:

1. Khám vú lâm sàng

Bác sĩ kiểm tra những thay đổi ở vú và các hạch bạch huyết ở cổ và nách. Bác sĩ sẽ khám tim và phổi của bạn, đồng thời kiểm tra ngực và bụng của người bệnh để xác định cơn đau có liên quan đến các bệnh khác không. Nếu tiền sử bệnh, khám vú và khám sức khỏe không cho thấy bất thường, người bệnh không cần xét nghiệm thêm và chỉ cần duy trì tầm soát ung thư vú định kỳ.

2. Chụp X-quang tuyến vú (chụp nhũ ảnh)

Nếu bác sĩ cảm thấy có 1 khối u ở vú, sự dày lên bất thường hoặc phát hiện một vùng đau tập trung trong mô vú, người bệnh sẽ được chụp X-quang vú để đánh giá vùng nghi ngờ trong quá trình khám vú (chụp X-quang tuyến vú), đặc biệt nếu người bệnh trong độ tuổi tầm soát ung thư vú.

3. Siêu âm vú

Sử dụng sóng âm thanh để tạo hình ảnh vú và thường được thực hiện với chụp X-quang tuyến vú. Người bệnh cần siêu âm để đánh giá vùng đau tập trung ngay cả khi chụp quang tuyến vú cho kết quả bình thường.

4. Sinh thiết vú

Các khối u đáng ngờ ở vú, các vùng dày lên hoặc có đặc điểm bất thường trong quá trình chẩn đoán hình ảnh được sinh thiết trước khi bác sĩ chẩn đoán. Trong quá trình sinh thiết, bác sĩ lấy 1 mẫu mô vú nhỏ từ khu vực bất thường và gửi đi giải phẫu bệnh trong phòng xét nghiệm.

Tóm lại, việc đầu tiên trong chẩn đoán ngực căng đau là khám lâm sàng. Ở phụ nữ từ 40 tuổi trở lên, bác sĩ thực hiện đánh giá giống với tầm soát ung thư vú nhưng quan trọng nhất là tư vấn cho người bệnh hiểu và giảm lo âu. Bác sĩ cũng đánh giá nguy cơ ung thư vú dựa trên các yếu tố như: tuổi tác, tiền sử bệnh gia đình, tiền sử tổn thương vú và các dấu hiệu tiền ung thư.

Ngực căng đau phải làm sao?

Dù ngực căng đau, tức xảy ra trong thời kỳ kinh nguyệt hay do các vấn đề khác, người bệnh sẽ cảm thấy dễ chịu hơn bằng cách thực hiện các bước sau:

Chăm sóc phòng ngừa cải thiện ngực bị căng đau

Ngực đau căng tức theo chu kỳ xảy ra thường xuyên trong chu kỳ kinh nguyệt và không thể ngăn chặn một cách chính xác. Tuy nhiên, một số thay đổi về lối sống có thể thực hiện để giảm khó chịu và ngăn ngừa cơn đau vú không theo chu kỳ, bao gồm:

Điều trị ngực căng đau, tức tại Khoa Ngoại vú Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP.HCM với hệ thống trang thiết bị hiện đại, đội ngũ chuyên gia nhiều kinh nghiệm, làm việc phối hợp đa chuyên khoa như Chẩn đoán hình ảnh - Giải phẫu bệnh - Nội khoa Ung thư. Từ đó mang đến cơ hội điều trị tốt cho những người bệnh liên quan đến mô vú nói chung, các bệnh lý ở vú khác và ung thư vú nói riêng.

căng tức ngực
Thạc sĩ bác sĩ Huỳnh Bá Tấn, Khoa Ngoại Vú, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP.HCM đang tư vấn cho khách hàng.

Ngoài ra, khoa còn lập nhóm “CLB bệnh nhân ung thư vú bệnh viện Tâm Anh” giúp người bệnh có thể chia sẻ những khó khăn, lo lắng với những người bệnh cùng hoàn cảnh.

Ngực căng đau, tức do nhiều nguyên nhân và có thể đi kèm nhiều triệu chứng khác. Người bệnh nên đến khoa Ngoại Vú để được khám, chẩn đoán hình ảnh và điều trị dứt điểm, hạn chế xuất hiện biến chứng về sau.

Link nội dung: https://khangdienreal.vn/nguc-cang-dau-a52152.html