Ung thư trực tràng giai đoạn 1: Dấu hiệu, chẩn đoán và điều trị

Theo GLOBOCAN 2022, ước tính tại Việt Nam mỗi năm có 16.277 ca mắc mới ung thư trực tràng, trong đó số trường hợp tử vong khoảng 10.263/năm. Vậy ung thư trực tràng giai đoạn 1 có dấu hiệu gì? Chẩn đoán và điều trị như thế nào? Trong bài viết này, ThS.BS Nguyễn Tiến Sỹ, khoa Ung bướu, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP.HCM sẽ bàn về cách chẩn đoán và điều trị ung thư trực tràng giai đoạn 1.

ung thư trực tràng giai đoạn 1

Ung thư trực tràng giai đoạn 1 là gì?

Ung thư trực tràng giai đoạn 1 là giai đoạn đầu của ung thư trực tràng. Ở giai đoạn này, ung thư chỉ nằm trong lớp niêm mạc hoặc lớp dưới niêm mạc của trực tràng, chưa lan rộng đến các lớp sâu hơn, các hạch bạch huyết lân cận và cơ quan khác. Bệnh được phát hiện ở giai đoạn này thường có tiên lượng tốt, vì ung thư ở giai đoạn này có thể điều trị hiệu quả và tỷ lệ sống cao. (1)

Ung thư trực tràng được phân giai đoạn dựa trên sự phát triển và di căn của tế bào ung thư. Tế bào ung thư có thể hình thành một hoặc nhiều khối u trong thành trực tràng và có thể phát triển xuyên qua thành trực tràng để xâm lấn cơ quan xung quanh. Đồng thời, tế bào ung thư cũng có khả năng di căn đến cơ quan khác để tạo thành khối u mới.

Tại thời điểm chẩn đoán, tình trạng ung thư trực tràng của mỗi người bệnh có mức độ phát triển và di căn khác nhau. Hệ thống phân giai đoạn dựa trên sự phát triển và di căn của tế bào ung thư.

Phân giai đoạn T, N, M trong ung thư trực tràng giai đoạn 1

Hệ thống khối u, hạch, di căn (TNM) của Ủy ban Ung thư Liên hợp Hoa Kỳ (AJCC) được sử dụng để phân giai đoạn ung thư trực tràng. Cụ thể: (2)

Chỉ số số T, N và M được kết hợp để xếp loại ung thư vào một trong giai đoạn từ 0-4.

giai đoạn 1 ung thư trực tràng
Ung thư trực tràng được phân giai đoạn dựa trên sự phát triển và di căn của tế bào ung thư.

1. Khối u nguyên phát T

2. Hạch bạch huyết vùng N

3. M-Di căn xa

Dấu hiệu ung thư trực tràng giai đoạn 1

Do có vị trí đặc thù và giai đoạn sớm, các triệu chứng của ung thư trực tràng giai đoạn 1 thường không rõ ràng và dễ bị nhầm lẫn với các bệnh tiêu hóa khác. Tuy nhiên, một số dấu hiệu có thể cảnh báo người bệnh bao gồm:

Ung thư trực tràng giai đoạn 1 sống được bao lâu?

Tỷ lệ sống sau 5 năm (5-year survival rate) là thước đo quan trọng để đánh giá tiên lượng bệnh ung thư, thể hiện tỷ lệ người bệnh ung thư được điều trị thành công và sống ít nhất 5 năm sau khi chẩn đoán.

Ung thư trực tràng giai đoạn 1, tỷ lệ sống sau 5 năm tương đối cao, lên tới 90%. Điều này có nghĩa, khoảng 90% người bệnh ung thư trực tràng giai đoạn 1 được điều trị đúng cách có thể sống ít nhất 5 năm sau khi chẩn đoán. Tuy nhiên, tỷ lệ này còn phụ thuộc vào các yếu tố khác như vị trí khối u, chất lượng điều trị, thể trạng người bệnh, khả năng đáp ứng với điều trị,… Khối u nằm ở vị trí thuận lợi cho phẫu thuật, được điều trị ung thư bài bản và đầy đủ bởi các chuyên gia nhiều kinh nghiệm. Đồng thời, tổng trạng sức khoẻ của người bệnh tốt cũng là yếu tố giúp cải thiện tỷ lệ sống.

Cách chẩn đoán ung thư trực tràng giai đoạn 1

Chẩn đoán là quá trình xác định xem người bệnh có mắc bệnh hay không và sau đó chẩn đoán giai đoạn bệnh. Việc chẩn đoán sớm và chính xác đóng vai trò quan trọng trong việc điều trị ung thư hiệu quả và cải thiện tiên lượng cho người bệnh. Một số phương pháp chẩn đoán ung thư trực tràng phổ biến bao gồm: (3)

1. Khám lâm sàng

2. Các xét nghiệm

3. Chẩn đoán hình ảnh

chẩn đoán ung thư trực tràng giai đoạn 1
Phương pháp chẩn đoán bằng hình ảnh chụp CT có thể xác định vị trí, kích thước, mức độ xâm lấn của khối u và khả năng di căn sang các hạch bạch huyết hoặc cơ quan khác.

Cách điều trị ung thư trực tràng giai đoạn 1

Mục tiêu điều trị ung thư trực tràng giai đoạn 1 là loại bỏ hoàn toàn khối u và các hạch bạch huyết lân cận, nhằm ngăn sự phát triển và di căn của ung thư. Phương pháp điều trị chính cho ung thư trực tràng giai đoạn 1 là phẫu thuật cắt bỏ khối u.

Phẫu thuật là phương pháp điều trị phổ biến. Nếu polyp ung thư không được phát hiện đủ sớm để loại bỏ bằng thủ thuật cắt polyp khi thực hiện nội soi, cần phẫu thuật. Phẫu thuật cũng cần cho ung thư trực tràng không phải dạng polyp mà hình thành dưới dạng tổn thương trên thành trực tràng.

Nếu các xét nghiệm cho thấy khối u chưa phát triển vượt quá lớp thứ hai (lớp cơ) của thành trực tràng là khối u T1. Phẫu thuật nội soi tách dưới niêm mạc (ESD) được khuyến nghị cho tất cả các khối u T1. Thủ thuật này ít xâm lấn, loại bỏ khối ung thư trực tràng toàn bộ trong 1 lần cắt. Tên khác của thủ thuật này là cắt niêm mạc qua ngả nội soi (EMR). Bác sĩ sẽ sử dụng ống nội soi để xác định vị trí khối u trong thành trực tràng. Một dụng cụ được đưa qua nội soi để bơm chất lỏng giữa khối u và lớp cơ bên dưới. Điều này giúp nâng và tách biệt khối u, sau đó cắt bỏ toàn bộ phần niêm mạc chứa khối u. Hầu hết, người bệnh không cần điều trị gì thêm sau phẫu thuật ESD. (4)

1. Cắt bỏ tại chỗ qua ngả hậu môn (Transanal Local Excision)

Khối u T1 nằm ở đoạn cuối trực tràng, bác sĩ có thể chọn phẫu thuật cắt qua ngả hậu môn. Thủ thuật này còn được gọi là cắt bỏ tại chỗ qua ngả hậu môn (transanal local excision). Bác sĩ phẫu thuật sẽ cắt xuyên qua tất cả các lớp của thành trực tràng để loại bỏ khối ung thư và một phần mô bình thường xung quanh trực tràng. Các hạch bạch huyết không được cắt bỏ trong thủ thuật này.

Các kỹ thuật tiên tiến để cắt bỏ các khối u nằm ở đoạn trực tràng cao hơn bao gồm phẫu thuật nội soi vi phẫu qua đường hậu môn (TEM) và phẫu thuật xâm lấn tối thiểu qua đường hậu môn (TAMIS). Nếu kết quả giải phẫu bệnh sau phẫu thuật xác nhận ung thư là T1 và được đánh giá có nguy cơ thấp, người bệnh không cần điều trị thêm. Người bệnh sẽ được theo dõi định kỳ.

Trong một số trường hợp, có thể cần thêm điều trị sau khi cắt bỏ tại chỗ qua đường hậu môn như: kết quả giải phẫu bệnh sau phẫu thuật có các đặc điểm nguy cơ cao hoặc khối u lớn hơn dự kiến và đã xâm lấn vào lớp cơ (khối u T2). Trong cả hai trường hợp trên, phương pháp điều trị tiếp theo được ưu tiên là phẫu thuật cắt trực tràng qua ngả bụng (transabdominal surgery).

2. Phẫu thuật cắt trực tràng qua ngả bụng

Phẫu thuật này được khuyến cáo cho các khối u đã xâm lấn vào lớp cơ của thành trực tràng, khối u giai đoạn T2. Phương pháp này cũng được khuyến cáo cho ung thư trực tràng đã di căn đến các hạch bạch huyết gần đó hoặc trong các tình huống người bệnh không đủ điều kiện để thực hiện các phương pháp phẫu thuật khác, như cắt bỏ tại chỗ qua đường hậu môn (transanal local excision). Loại phẫu thuật cắt trực tràng qua ngả bụng được thực hiện phụ thuộc vào vị trí của khối u và mức độ lan rộng của bệnh. Phương pháp này được thực hiện thông qua vết mổ trên thành bụng để từ đó có thể tiếp cận và cắt bỏ khối u trực tràng cùng một phần mô lành xung quanh và các hạch bạch huyết gần đó. Bác sĩ phẫu thuật cần lấy ít nhất 12 hạch bạch huyết lân cận.

3. Cắt bỏ đoạn trực tràng trước thấp (Low Anterior Resection - LAR)

Đây là một dạng phẫu thuật cắt trực tràng qua ngả bụng cho các khối u trực tràng giữa hoặc cao. Ngoài khối u trực tràng, một phần hoặc toàn bộ đoạn cuối cùng của đại tràng cũng được cắt bỏ. Phần đại tràng bên trên sau đó được nối với phần trực tràng còn lại, hay nối trực tiếp với hậu môn. (5)

Bác sĩ phẫu thuật có thể sẽ trì hoãn việc nối ruột để đảm bảo vết mổ ở trực tràng có đủ thời gian để lành lại. Trong trường hợp này, bác sĩ sẽ thực hiện thủ thuật đặt hậu môn nhân tạo.

4. Hậu môn nhân tạo (colostomy)

Đây là thủ thuật nối giữa một phần của đại tràng và thành bụng. Thủ thuật này tạo ra một lỗ mở trên bề mặt thành bụng giúp cho phân từ đại tràng có thể thoát ra khỏi cơ thể qua lỗ mở này và vào túi được gắn trên da bụng. Tạo hậu môn nhân tạo tạm thời có thể chỉ cần thiết trong thời gian ngắn để trực tràng lành lại trước khi được nối lại với đại tràng. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, có thể cần tạo hậu môn tạm thời vĩnh viễn.

5. Phẫu thuật cắt cụt trực tràng đường bụng và tầng sinh môn (APR)

Đây là loại phẫu thuật xuyên bụng được sử dụng cho các khối u nằm ở phần thấp của trực tràng. Những khối u này có thể đã phát triển vào hậu môn hoặc cơ sàn chậu gần đó (cơ nâng hậu môn - levator ani).

6. Phẫu thuật cắt trực tràng qua ngả bụng và tầng sinh môn (APR)

Đây là phẫu thuật cắt bỏ hậu môn, trực tràng, phần tiếp đối giữa trực tràng - đại tràng sigma, và các mô lành xung quanh. Trong một số trường hợp, cơ nâng hậu môn cũng được cắt bỏ. Tuy nhiên, cơ vòng hậu môn bên ngoài có thể được bảo tồn. Sau phẫu thuật này, luôn luôn phải đặt hậu môn nhân tạo vĩnh viễn.

Ung thư trực tràng giai đoạn 1 thường chỉ cần phẫu thuật, chưa cần đến các phương pháp điều trị hỗ trợ sau đó.

Một số người bệnh ung thư trực tràng giai đoạn 1 có nguy cơ tái phát sau phẫu thuật. Vì vậy, bác sĩ có thể yêu cầu người bệnh đã phẫu thuật - cần tái khám đúng hẹn, theo dõi tình trạng bệnh định kỳ và thực hiện các xét nghiệm kiểm tra cận lâm sàng được chỉ định để giảm nguy cơ ung thư trực tràng tái phát.

điều trị ung thư trực tràng giai đoạn 1
Khoa Ung bướu, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP.HCM trang bị nhiều máy móc hiện đại nhằm hỗ trợ việc điều trị tốt cho người bệnh.

Khoa Ung bướu, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP.HCM quy tụ đội ngũ bác sĩ lâm sàng nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực điều trị ung thư và liên tục cập nhật các phác đồ điều trị mới nhất trên Thế giới nhằm cá thể hóa, tăng hiệu quả điều trị và cải thiện chất lượng cuộc sống cho người bệnh.

Khoa Ung bướu BVĐK Tâm Anh TP.HCM còn được đầu tư xây dựng đúng theo tiêu chuẩn quốc tế, chi phí phù hợp, cung cấp đủ dịch vụ chăm sóc sức khỏe chuyên nghiệp, tận tâm và cao cấp. Đồng thời, bệnh viện cũng trang bị nhiều máy móc hiện đại nhằm hỗ trợ việc điều trị tốt cho người bệnh.

Việc chẩn đoán sớm ung thư trực tràng giai đoạn 1 có vai trò quan trọng trong việc nâng cao tỷ lệ chữa khỏi và tiên lượng sống cho người bệnh.

Thông qua bài này, người bệnh có thêm thông tin hữu ích và hãy chủ động tầm soát định kỳ để được điều trị kịp thời bệnh ung thư trực tràng. Đồng thời, hãy xây dựng lối sống khoa học, có chế độ ăn cân bằng dinh dưỡng nhằm giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh.

Ung thư trực tràng giai đoạn 1 vẫn có tỷ lệ sống cao nếu người bệnh được phát hiện, điều trị kịp thời và tuân thủ đúng liệu trình. Các dấu hiệu ung thư trực tràng giai đoạn 1 có thể rất mờ nhạt và dễ nhầm với các bệnh tiêu hóa khác. Do đó, nếu có bất kỳ triệu chứng nào nghi ngờ, người bệnh cần đi khám bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.

Link nội dung: https://khangdienreal.vn/icon-dau-lau-a56059.html