Quản trị là gì? Những điểm khác biệt giữa quản trị và quản lý 

Quản trị và quản lý là hai khái niệm thường được sử dụng thay thế cho nhau trong đời sống hàng ngày. Tuy nhiên, trong lĩnh vực quản trị học, hai khái niệm này có những điểm khác biệt quan trọng. Trong bài viết này, hãy cùng FAST tìm hiểu khái niệm quản trị là gì, những điểm khác biệt giữa quản trị và quản lý, và tầm quan trọng của quản trị trong xã hội hiện đại.

1. Quản trị là gì?

Quản trị là quá trình hoạch định, tổ chức, lãnh đạo và kiểm soát những hoạt động của các thành viên trong tổ chức và tận dụng tối đa tất cả các nguồn lực khác của tổ chức nhằm đạt được mục tiêu đã đề ra. Quản trị còn là sự tác động của chủ thể quản trị đến đối tượng quản trị nhằm thực hiện các mục tiêu đã được đề ra một cách linh hoạt trong điều kiện biến động của môi trường. Quản trị vừa có tính khoa học vừa có tính nghệ thuật, yêu cầu sự sáng tạo, linh hoạt và thích ứng của người quản trị.

Còn theo định nghĩa của Wikipedia:

“Quản trị là sử dụng một nguồn lực hữu hạn để đạt được mục tiêu tối đa. Hay nói cách khác là tận dụng tốt nhất nguồn lực, sử dụng nguồn lực đạt hiệu quả nhất.”

Có thể nói bản chất của việc quản trị là là việc tạo ra giá trị thặng dư cho tổ chức bằng cách đưa ra các quyết định và phối hợp với các nguồn lực một cách hiệu quả.

>>> Xem thêm: Quản trị nhân sự là gì?

quản trị là gì

2. Bản chất của quản trị

Bản chất của quản trị nằm ở việc xác định phương thức tối ưu để đảm bảo mọi người trong tổ chức thực hiện công việc một cách hiệu quả nhất với chi phí thấp nhất. Quản trị đòi hỏi sự quyết đoán để kiểm soát toàn bộ hoạt động trong tổ chức.

Các đặc điểm chính của bản chất quản trị bao gồm:

Các điều kiện cơ bản để quản trị cần đáp ứng bao gồm:

3. Chức năng của quản trị

Nhiệm vụ của quản trị bao gồm nhiều hoạt động để đảm bảo mục tiêu của tổ chức được đạt đến một cách hiệu quả nhất. Điều này được chia thành 4 chức năng cơ bản, mỗi chức năng đều đóng vai trò quan trọng và liên kết chặt chẽ với nhau.

3.1 Hoạch định

Chức năng quản trị đầu tiên chính là hoạch định, đây là bước quan trọng để xác định hướng cho tổ chức. Nhà quản trị, thông qua việc đặt ra mục tiêu, chiến lược, và kế hoạch hành động, không chỉ định rõ mục đích của tổ chức mà còn tạo ra một kịch bản tương lai. Bằng cách này, họ không chỉ dự đoán mà còn chuẩn bị cho những thách thức sắp tới. Quyết định có căn cứ giúp nhà quản trị phát triển chiến lược hiệu quả, phân chia công việc một cách hợp lý, và tối ưu hóa sử dụng nguồn lực. Chức năng này còn giúp tạo ra một môi trường hỗ trợ, thích ứng linh hoạt với sự thay đổi và đo lường tiến độ, đánh giá kết quả.

3.2 Tổ chức

Chức năng tổ chức giúp chuyển đổi những kế hoạch và chiến lược đã được xác định thành hiện thực. Nhà quản trị sắp xếp và phân bổ nguồn lực của tổ chức, bao gồm nhân sự, tài chính, vật tư và thiết bị. Việc xây dựng cấu trúc tổ chức chính xác, mô tả nhiệm vụ và tiêu chuẩn của từng bộ phận và công việc, phân công trách nhiệm và quyền hạn, tạo ra các quy trình làm việc hiệu quả. Điều này giúp tổ chức hoạt động mạch lạc, tăng cường khả năng đáp ứng và thích ứng với biến động trong môi trường kinh doanh.

3.3 Lãnh đạo

Chức năng lãnh đạo đặt trọng tâm vào tác động và hướng dẫn nhân viên. Nhà quản trị không chỉ giao việc mà còn động viên và giải quyết xung đột. Bằng cách này, họ không chỉ duy trì sự đồng thuận trong tổ chức mà còn tạo động lực và thúc đẩy sự sáng tạo. Ngoài ra, chức năng này còn đóng vai trò trong việc xây dựng văn hóa và giá trị tổ chức, thiết lập quan hệ hiệu quả giữa nhân viên và giữa quản trị với các bên liên quan bên ngoài. Sự lãnh đạo không chỉ là việc chỉ đạo, mà còn là việc tạo nên sự đoàn kết và cam kết từ tất cả thành viên của tổ chức.

3.4 Kiểm soát

Chức năng kiểm soát là bước cuối cùng nhưng không kém phần quan trọng. Nhà quản trị cần giám sát và đánh giá hiệu suất của tổ chức để đảm bảo rằng mọi hoạt động đều hướng đến mục tiêu đã đề ra. Bằng cách thiết lập tiêu chí và biện pháp kiểm soát, họ có thể thu thập và phân tích dữ liệu, so sánh kết quả thực tế với kết quả mong đợi. Chức năng này giúp phát hiện và khắc phục sai sót, vấn đề, đồng thời tạo điều kiện cho việc cải tiến và nâng cao hiệu quả và hiệu suất tổ chức. Tất cả những chức năng này cùng nhau hình thành một quy trình quản trị toàn diện, giúp tổ chức không chỉ tồn tại mà còn phát triển trong môi trường kinh doanh ngày càng thách thức.

Xem thêm: Tầm hạn quản trị là gì? Đặc trưng và cách tính tầm hạn quản trị

4. Vai trò của quản trị đối với doanh nghiệp là gì?

Để một tổ chức, doanh nghiệp được vận hành trơn tru, hiệu quả thì công việc quản trị đóng một vai trò rất lớn trong công tác vận hành, quyết định sự tồn tại và phát triển của tổ chức.

5. Phân loại quản trị

Phân loại quản trị là việc chia các hoạt động quản trị thành các nhóm khác nhau dựa trên các tiêu chí nhất định. Có nhiều cách phân loại quản trị khác nhau, trong đó phổ biến nhất là phân loại quản trị theo cấp độ và phân loại quản trị theo chức năng.

5.1 Quản trị theo cấp độ

Quản trị theo cấp độ là việc phân loại quản trị dựa trên vị trí của nhà quản trị trong tổ chức. Theo cách phân loại này, có thể chia quản trị thành ba cấp độ chính:

5.2 Quản trị theo chức năng

Mỗi chức năng quản trị có những đặc điểm và nhiệm vụ khác nhau.

Các cách phân loại quản trị khác nhau có thể bổ sung và hỗ trợ cho nhau. Ví dụ, phân loại quản trị theo cấp độ giúp xác định vị trí và trách nhiệm của nhà quản trị trong tổ chức, từ đó có thể xác định các kỹ năng và kiến thức cần thiết cho từng cấp độ quản trị. Phân loại quản trị theo chức năng giúp xác định các hoạt động quản trị cơ bản, từ đó có thể xây dựng các chương trình đào tạo và phát triển nhà quản trị một cách hiệu quả.

6. Quản trị có thể là khoa học, là nghệ thuật và cũng có thể là một nghề

6.1 Tính khoa học trong quản trị

Tính khoa học của quản trị là một khía cạnh quan trọng của hoạt động quản trị, bởi nó giúp nhà quản trị có được những kiến thức, phương pháp, công cụ và định hướng cụ thể để đạt được các mục tiêu của tổ chức một cách hiệu quả và phù hợp với môi trường. Tính khoa học của quản trị thể hiện ở các yêu cầu sau đây:

6.2 Tính nghệ thuật trong quản trị

Tính nghệ thuật của quản trị là một khía cạnh khác cũng không kém phần quan trọng trong hoạt động quản trị được thể hiện qua việc tinh lọc các kiến thức để vận dụng phù hợp vào các lĩnh vực, tình huống khác nhau. Do đó, nó giúp nhà quản trị có được sự linh hoạt, sáng tạo, khéo léo và nhạy bén trong việc đưa ra các quyết định và hành động phù hợp với từng tình huống cụ thể. Tính nghệ thuật của quản trị thể hiện ở các yếu tố sau đây:

6.3 Cấp bậc và công việc quản trị

Nhà quản trị cấp cao

Là những người quản trị ở bậc cao nhất trong tổ chức, cơ quan, doanh nghiệp, họ là người chịu trách nhiệm về tất cả các kết quả của tổ chức mà họ hoạt động. Công việc của các nhà quản trị cấp cao gồm:

Các chức danh của nhà quản trị trị thường là: Ban giám đốc, Chủ tịch, các chức danh C-Level…

Nhà quản trị cấp trung gian

Ở cấp bậc này, các nhà quản trị làm những công việc liên quan đến việc tổ chức, điều hành, giám sát và đánh giá các hoạt động của các bộ phận, phòng ban, chi nhánh hoặc một bộ phận cụ thể trong doanh nghiệp. Là cầu nối giữa quản trị cấp cao và nhân viên cấp dưới, truyền đạt các quyết định, chính sách, chiến lược từ cấp trên và hỗ trợ, hướng dẫn, đào tạo, động viên, thưởng phạt cho cấp dưới. Ngoài ra, nhà quản trị cấp trung cũng có trách nhiệm báo cáo, phản hồi, đề xuất các thông tin, ý kiến, giải pháp cho cấp trên về hiệu quả hoạt động của bộ phận mình. Công việc cụ thể của các nhà quản trị cấp trung gian có thể là:

Chức danh của quản trị cấp trung gian thường sẽ là trưởng phòng, phó phòng, trưởng ban, cửa hàng trưởng, quản đốc, trưởng khoa…

Nhà quản trị cấp cơ sở

Đảm nhận các công việc liên quan đến việc thực hiện và quản lý thực hiện các hoạt động cụ thể của nhân viên trong bộ phận phòng ban, chi nhánh hoặc một số bộ phận cụ thể trong doanh nghiệp. Đây là nhà quản trị hoạt động ở cấp bậc thấp nhất trong hệ thống phân cấp, họ có nhiệm vụ đưa ra các quyết định thúc đẩy, điều khiển, hướng dẫn các nhân viên trong từng phạm vi công việc phụ trách như: Sản xuất, bán hàng, hành chính, nhân sự, kế toán… nhằm đạt được các mục tiêu đã đề ra. Các công việc mà các nhà quản trị ở cấp này thường thực hiện:

Nhà quản trị cấp cơ sở thường là tổ trưởng, trưởng ca, đốc công, trưởng nhóm…

Những người thừa hành

Những người thừa hành là những người trực tiếp thực hiện công tác và không có trách nhiệm quản lý, giám sát công việc của những người khác.

Vai trò của nhà quản trị

Vai trò của nhà quản trị là một vấn đề rất quan trọng và phức tạp, bởi nó liên quan đến nhiều khía cạnh và hoạt động của tổ chức, doanh nghiệp hay cá nhân. Tuy nhiên, có thể tóm tắt vai trò của nhà quản trị ở ba mặt sau đây:

>> Xem thêm: MBO là gì? Ví dụ và Xây dựng quy trình quản trị theo mục tiêu

7. Phân biệt quản trị và quản lý

sự khác biệt giữa quản trị và quản lý

Quản trị Quản lý Phạm vi Quản trị con người. Quản lý công việc. Công việc Đưa ra các quyết định. Thi hành các quyết định. Mục tiêu Đưa ra các chiến lược để đạt được mục đích. Đưa ra các chiến thuật để đạt được mục tiêu. Tổ chức Thường thấy ở các cơ quan chính phủ, giáo dục, quân đội, doanh nghiệp. Thường thấy ở các doanh nghiệp. Chức năng Đề ra các kế hoạch và chiến lược rõ ràng để tổ chức có thể hoạt động chính xác. Thi hành công việc dưới sự giám sát nhất định, kiểm soát và thúc đẩy nhân viên. Mức độ ảnh hưởng Những quyết định đưa ra bị ảnh hưởng bởi cộng đồng, chính phủ, xã hội và phong tục tập quán. Những quyết định đưa ra đi theo những giá trị cốt lõi của doanh nghiệp và quan điểm của nhà quản trị. Vấn đề xử lý Về khía cạnh kinh doanh, kết hợp khả năng lãnh đạo và tầm nhìn. Các vấn đề về hoạt động, vận hành của tổ chức.

Trên đây là các nội dung cơ bản về quản trị mà các doanh nghiệp cần hiểu và vận dụng. “Thấu hiểu” được quản trị sẽ giúp các doanh nghiệp xây dựng được một nền móng phát triển vững chắc, kết nối chặt chẽ với sứ mệnh doanh nghiệp đã đề ra đồng thời là cơ sở để vận hành tổ chức một cách có hiệu quả và bền vững cả trong hiện tại và tương lai.

giair pháp ERP chuyển đổi số 4.0

>> Xem thêm: Giải pháp ERP Fast Business Online giúp quản trị toàn diện doanh nghiệp

8. Các kỹ năng cần thiết cho người quản trị

Kỹ năng cần thiết cho người quản trị là những kỹ năng giúp nhà quản trị thực hiện hiệu quả các chức năng quản trị và đạt được mục tiêu của tổ chức. Các kỹ năng này bao gồm:

Tóm lại, quản trị là hoạt động mang tính chất tổng quát, định hướng cho sự phát triển của tổ chức, còn quản lý là hoạt động mang tính chất cụ thể, thực hiện các nhiệm vụ để đạt được các mục tiêu của tổ chức. Hai hoạt động này có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, bổ sung và hỗ trợ cho nhau trong quá trình vận hành của tổ chức.

Để quản trị và quản lý hiệu quả, đòi hỏi các nhà quản trị phải có kiến thức, kỹ năng và phẩm chất cần thiết. Các nhà quản trị cần có tầm nhìn chiến lược, khả năng hoạch định và tổ chức, khả năng lãnh đạo và truyền động lực cho nhân viên, khả năng kiểm soát và đánh giá hiệu quả hoạt động của tổ chức.

Link nội dung: https://khangdienreal.vn/tri-la-gi-a56284.html