Đi cùng sự phát triển của kinh tế xã hội trong giai đoạn hiện đại. Không thể không nói đến vai trò của ngành kỹ thuật xây dựng. Đặc biệt, khi những bước tiến của kinh tế xã hội luôn gắn liền với sự tăng trưởng của ngành xây dựng. Vậy thực tế, ngành xây dựng là gì? Đặc thù của ngành kỹ thuật này? Và nó có vai trò gì với sự phát triển chung của kinh tế xã hội?
Mặc dù không phải là khái niệm xa lạ. Tuy nhiên, để định nghĩa chính xác thì có rất nhiều quan điểm được đưa ra. Trong đó, tổng hợp nhất có thể nhận định rằng xây dựng là một quy trình thiết kế và thi công tạo nên các cơ sở hạ tầng hoặc các công trình dân dụng, công trình công nghiệp.
Ngành xây dựng là lĩnh vực bao gồm tất cả các hoạt động liên quan đến kỹ thuật thiết kế và thi công hạ tầng. Không giống các lĩnh vực sản xuất khác. Ngành xây dựng thường nhắm đến những sản phẩm tại những địa điểm dành cho từng đối tượng khách hàng riêng biệt. Đó có thể là cá nhân, hộ gia đình, tổ chức hoặc cả cộng đồng.
Theo mục đích sử dụng và đối tượng khách hàng. Khi phân tích ngành xây dựng là gì. Chúng ta có thể phân loại ra thành các nhóm sau:
+ Xây dựng nhà các loại
Bao gồm nhóm nhà ở: nhà ở độc lập, nhà chung cư, nhà cao tầng,… Và nhóm nhà không dùng để ở: bệnh viện, trường học, văn phòng, nhà hàng, gara, kho bãi, công xưởng,…
+ Xây dựng công trình kỹ thuật dân dụng
Bao gồm các hoạt động thi công đường giao thông: đường cao tốc, đường nhựa, đường sắt, đường băng,… Và các hoạt động công trình công ích: mạng viễn thông, đường ống, hệ thống ống dẫn nước, mương máng, hệ thống thủy lợi, trạm bơm, nhà máy năng lượng,…
+ Hoạt động xây dựng chuyên dụng
Là nhóm các công trình đáp ứng mục đích sử dụng riêng biệt. Ví dụ các hoạt động thi công, lắp đặt lưới điện, đèn điện, ốp lát, trang trí, đóng cọc, san nền,…
Mặc dù được xem như một ngành có hoạt động riêng lẻ. Song trong thực tế, ngành xây dựng đòi hỏi sự kết hợp của rất nhiều nhân tố. Chúng ta có thể kể đến như:
+ Đơn vị quản lý dự án chịu trách nhiệm quản lý chung
+ Nhà thầu thi công
+ Kỹ sư tư vấn thiết kế công trình
+ Kỹ sư thi công
+ Kiến trúc sư
+ Kỹ thuật viên tư vấn giám sát
Đây đều là những yếu tố đóng vai trò quan trọng không thể thiếu với bất cứ hạng mục công trình nào cần thi công.
Và để đảm bảo sự thuận lợi và thành công. Các hoạt động trong ngành xây dựng luôn đòi hỏi một kế hoạch hiệu quả. Trong đó, bao gồm thiết kế tiêu chuẩn cũng như thi công phù hợp, hiệu quả, an toàn với yêu cầu sử dụng của công trình và ngân sách đề ra trong dự toán.
Một quốc gia phát triển đồng nghĩa với việc phải đáp ứng các yêu cầu về hạ tầng cơ sở. Và để đạt được điều đó, thì không thể phủ nhận của ngành xây dựng. Đây là lĩnh vực giúp thiết lập hạ tầng cơ sở cần thiết cho mỗi đơn vị, tổ chức và toàn xã hội. Chỉ khi xây dựng kỹ thuật phát triển. Thì các lĩnh vực khác trong nền kinh tế mới có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển theo. Có thể nói rằng, ngành xây dựng luôn giữ vai trò đặc biệt quan trọng. Nó chính là nhân tố quyết định quy mô, trình độ kỹ thuật của nền kinh tế. Bên cạnh đó, nó còn nắm giữ vai trò của một công cụ điều tiết kinh tế hữu hiệu nhất.
Tại Việt Nam, công nghiệp xây dựng là ngành sản xuất vật chất lớn nhất. Và tính đến thời điểm hiện tại, ngành xây dựng vẫn đang thể hiện rõ vai trò quan trọng của mình bởi:
+ Bảo đảm và giúp nâng cao năng lực sản xuất, năng lực phục vụ cho các ngành của nền kinh tế.
+ Đảm bảo mối quan hệ tỉ lệ, cân đối, hợp lý sức sản xuất cho phát triển kinh tế trong các ngành, các khu vực, các vùng kinh tế.
+ Tạo điều kiện nâng cao chất lượng, hiệu quả cho các hoạt động xã hội, dân sinh, quốc phòng của quốc gia.
+ Đóng góp đáng kể lợi nhuận cho kinh tế.
Trên đây là một số kiến thức cơ bản liên quan đến các khái niệm ngành xây dựng là gì. Đặc thù hoạt động và các nhân tố quyết định đến ngành xây dựng. Cũng như đánh giá về vai trò của kỹ thuật xây dựng với sự phát triển kinh tế. Hi vọng, với những gì được đưa ra. Nó sẽ giúp chúng ta có cái nhìn toàn diện và khách quan nhất về một lĩnh vực trọng điểm hàng đầu của quốc gia.
Trân trọng!
Link nội dung: https://khangdienreal.vn/nganh-xay-dung-la-gi-a57676.html