Cộng đồng E-learning

Trong cuộc cạnh tranh gay gắt của thị trường hiện nay, phát triển nhân sự không chỉ đơn thuần là việc cung cấp kiến thức và kỹ năng cho cá nhân, mà còn trở thành một chiến lược quan trọng để doanh nghiệp duy trì sự thịnh vượng và phát triển bền vững. Nguồn nhân lực vững mạnh và phát triển sẽ giúp doanh nghiệp thích nghi với những thách thức thay đổi liên tục, từ đó tạo ra sự cạnh tranh và tạo nên đột phá. Trong bài viết này, hãy cùng tìm hiểu phát triển nhân sự là gì và những phương pháp phát triển nhân sự thành công cho doanh nghiệp nhé!

Xem thêm: Xu hướng L&D hàng đầu 2023: Phân tích học tập - Learning Analytics

Phát triển nhân sự là gì?

Phát triển nhân sự là quá trình tập trung vào việc đầu tư và tăng cường năng lực, kỹ năng và hiệu suất làm việc của các cá nhân trong một tổ chức. Quá trình này không chỉ tạo cơ hội cho cá nhân nâng cao hiệu suất làm việc mà còn khích lệ nhân viên phát triển bản thân. Khi nhân viên cảm thấy được động viên và ủng hộ trong việc phát triển năng lực bản thân, họ sẽ có xu hướng tự tin hơn khi đưa ra ý tưởng mới và tham gia vào các dự án quan trọng.

Ngoài ra, việc đầu tư vào phát triển nhân sự cũng liên quan chặt chẽ đến việc đảm bảo sự phát triển bền vững cho tổ chức. Các nhân viên được đào tạo và phát triển thường có khả năng thích nghi tốt hơn với sự biến đổi trong môi trường kinh doanh, giúp doanh nghiệp duy trì sự cạnh tranh, đồng thời góp phần xây dựng văn hóa học tập liên tục trong doanh nghiệp.

Xem thêm: Các hình thức đào tạo trong doanh nghiệp phổ biến nhất hiện nay

Các phương pháp phát triển nhân sự hàng đầu trong doanh nghiệp là gì?

Đào tạo và học tập nội bộ trong phát triển nhân sự là gì?

Đào tạo và học tập nội bộ là một phương pháp quan trọng để nâng cao kiến thức và kỹ năng của nhân viên trong lĩnh vực làm việc cụ thể của họ. Thông qua việc tổ chức các khóa đào tạo, buổi thảo luận hoặc chương trình hướng dẫn (Mentorship), doanh nghiệp có thể cung cấp cho nhân viên những cơ hội học hỏi và phát triển chuyên môn.

Đào tạo và học tập nội bộ không chỉ giúp nhân viên nắm vững kiến thức mới mà còn giúp họ cập nhật những thông tin mới nhất trong ngành. Các khóa học có thể tập trung vào việc nâng cao kiến thức chuyên môn, phát triển kỹ năng cụ thể, hoặc thậm chí là cách thức tiếp cận và giải quyết các vấn đề thực tế trong công việc hàng ngày.

Hơn nữa, Mentorship (sự hướng dẫn từ những người có kinh nghiệm) cũng là một chiếc chìa khoá “vàng” trong quá trình này. Với chương trình Mentorship, những hân viên có kinh nghiệm có thể chia sẻ những bài học quý báu mà họ đã tích luỹ trong suốt quá trình làm việc và giúp những nhân sự khác học hỏi từ thử thách và thành công của họ.

Phát triển qua nhiệm vụ

Thay vì chỉ đơn thuần cung cấp kiến thức chung chung, việc giao cho nhân viên những nhiệm vụ để thử thách khả năng của họ sẽ thúc đẩy nhân viên tiến xa hơn trong sự phát triển cá nhân.

Khi đối mặt với các nhiệm vụ đầy thách thức, nhân viên thường phải tìm hiểu, nghiên cứu và áp dụng những kiến thức và kỹ năng của mình để giải quyết các vấn đề. Quá trình này không chỉ giúp họ nâng cao khả năng giải quyết vấn đề mà còn thúc đẩy sự sáng tạo để tìm ra các cách tiếp cận mới, đồng thời cải thiện khả năng tìm kiếm giải pháp sáng tạo.

Phát triển nhân sự thông qua các nhiệm vụ trong quá trình làm việc có thể tạo ra lợi ích kép: không chỉ giúp nhân viên phát triển nhanh chóng mà còn giúp doanh nghiệp nâng cao hiệu suất, tạo ra một môi trường học tập liên tục, từng bước phát triển nhân viên thành những cá nhân có khả năng thích nghi với mọi tình huống và mang lại đóng góp giá trị vào sự thành công của tổ chức.

Phát triển kỹ năng mềm

Trong quá khứ, kiến thức chuyên môn thường được xem là yếu tố quan trọng nhất để đảm bảo thành công trong công việc. Tuy nhiên, thế giới đang trải qua sự biến đổi với tốc độ nhanh chóng, bất kể ngành nghề hay lĩnh vực. Điều này đặt ra nhu cầu cao hơn đối với khả năng thích nghi của nhân sự với những thay đổi này.

Việc phát triển kỹ năng mềm giúp nhân viên trở thành những cá nhân linh hoạt, có khả năng thích nghi với mọi tình huống và tương tác tốt trong môi trường làm việc đa dạng. Ví dụ như kỹ năng giao tiếp giúp họ truyền đạt ý kiến một cách rõ ràng và hiệu quả, làm việc nhóm tạo cơ hội hợp tác và chia sẻ kiến thức, quản lý thời gian giúp họ làm việc hiệu quả hơn hay giải quyết vấn đề giúp họ tìm ra những cách thức sáng tạo và hiệu quả.

Có thể nói, phát triển kỹ năng mềm là một cơ hội và đầu tư lớn để đảm bảo nhân viên phát triển toàn diện, góp phần vào sự thành công và bền vững của doanh nghiệp.

Tham khảo Ngân hàng khoá học kỹ năng mềm SkillHub để tìm hiểu về những kỹ năng mềm quan trọng nhất hiện nay.

Gắn kết giữa cấp quản lý và nhân viên trong phát triển nhân sự là gì?

Mối quan hệ tốt giữa cấp quản lý và nhân viên không chỉ đơn thuần là việc trao đổi chỉ đạo và thông tin, mà còn liên quan đến sự thấu hiểu và tôn trọng. Khi cấp quản lý có khả năng lắng nghe và hiểu rõ mục tiêu cũng như khả năng và mong muốn của nhân viên, họ có thể tạo ra các kế hoạch và chiến lược phát triển cá nhân phù hợp. Nhờ vậy, nhân viên sẽ nhận thấy được sự quan tâm và hỗ trợ từ cấp quản lý, tạo ra môi trường làm việc tích cực.

Cung cấp phản hồi và nhận xét xây dựng cũng là yếu tố quan trọng trong mối quan hệ này. Cấp quản lý cần cung cấp những lời khen ngợi cho thành tựu và nỗ lực của nhân viên, đồng thời cung cấp thông tin phản hồi để giúp họ cải thiện. Khi nhân viên cảm nhận được sự công nhận và thể hiện nỗ lực của mình được đánh giá cao, họ có xu hướng làm việc với sự tận tâm và cống hiến hơn, từ đó thúc đẩy những tương tác tích cực, tạo nền tảng cho sự phát triển bền vững của doanh nghiệp.

Giao lưu, học hỏi từ đồng nghiệp

Học tập và đào tạo là một quá trình thu nhận kiến thức diễn ra trong thời gian dài, và trong quá trình này chắc chắn câu tục ngữ “Học thầy không tày học bạn” đã xuất hiện rất nhiều lần. Dù đã tồn tại từ lâu nhưng câu tục ngữ này vẫn nguyên giá trị trong thế giới doanh nghiệp hiện đại. Thật vậy, không gì có thể thay thế được tầm quan trọng của việc giao lưu và học hỏi giữa những đồng nghiệp cùng lĩnh vực.

Tương tác và chia sẻ kinh nghiệm với những người có chung lĩnh vực làm việc có thể mang lại nhiều giá trị. Giao lưu với đồng nghiệp cung cấp cơ hội cho nhân viên học hỏi từ những người khác với các quan điểm và kinh nghiệm riêng. Việc trao đổi thông tin và ý kiến giữa các thành viên với nhau sẽ giúp mở rộng tầm nhìn và kiến thức của họ. Những cách tiếp cận và giải pháp mới có thể được đưa ra thông qua sự chia sẻ thông tin và ý tưởng.

Việc học hỏi từ những người có kinh nghiệm khác trong lĩnh vực cũng là một cách hiệu quả để nâng cao kỹ năng và kiến thức. Những câu chuyện thực tế liên quan đến thành công, thất bại sẽ cung cấp những bài học quý báu, giúp họ có cái nhìn sâu hơn về cách giải quyết vấn đề cũng như đối mặt với những tình huống khó khăn.

Xem thêm: Phương pháp dạy học lấy người học làm trung tâm - Xu hướng mới trong đào tạo

Kết

Tóm lại, phát triển nhân sự không chỉ đơn giản là đầu tư vào con người mà còn là đầu tư vào tương lai của doanh nghiệp. Các phương pháp phát triển nhân sự định hình sự thành công và thúc đẩy sự phát triển bền vững, tạo nên một cộng đồng nhân sự đa dạng và đầy tiềm năng. Hi vọng qua bài viết trên, doanh nghiệp đã hiểu được phát triển nhân sự là gì và những phương pháp hàng đầu tạo nên thành công.

Nếu anh/ chị đang cần tư vấn triển khai các giải pháp đào tạo, phát triển nhân sự cho doanh nghiệp của mình, hãy nhanh tay đặt lịch với OES - Công ty Cổ phần Dịch vụ Đào tạo trực tuyến hàng đầu Việt Na, đội ngũ tư vấn sẽ liên hệ và hỗ trợ anh/chị sớm nhất.

Link nội dung: https://khangdienreal.vn/phat-trien-nhan-vien-la-a58079.html