Thông tin chi tiết

1. Sự tích và nguồn gốc của lễ giỗ tổ ngành xây dựng.Lễ giỗ tổ ngành xây dựng bao gồm nghề thợ mộc, thợ xây, và thợ cơ khí.Truyền thuyết ghi lại, vào thời Lục quốc phân tranh trong lịch sử Trung Quốc, ở nước Lỗ có một người thợ mộc tài giỏi. Ông tuân lệnh nhà vua bỏ ra gần 3 năm ròng rã nghiên cứu và chế tạo ra một con diều bằng gỗ có thể chở được một người, lợi dụng hướng gió mà thả bay lên trời thám thính tình hình quân lính nước Tống ở biên thùy. Lỗ Ban danh tiếng vang lừng, được mọi người tôn sùng là bậc thầy của thợ mộc nước Lỗ.Đời này truyền sang đời khác và do hoàn cảnh lịch sử truyền lại, đến nay tại Việt Nam và cũng như một số nước khác ở châu á, những làng nghề xây dựng đều xem Lỗ Ban là ông Tổ nghề xây dựng của mình. Cứ đến ngày 13 tháng 6 và ngày 20 tháng Chạp Âm lịch hàng năm đều tổ chức ngày giỗ của ông Lỗ Ban, ngày giỗ tổ ngành xây dựng.Vào ngày lễ giỗ Tổ xây dựng được tổ chức nghiêm túc và long trọng nhất là ngày 20 tháng Chạp Âm lịch. Ngày xưa, cả làng nghề phân theo từng nhóm thợ mà đóng góp tiền bạc để lo tổ chức lễ cúng giỗ tổ. Chủ lễ là một người thợ có uy tín hoặc lớn tuổi nhất đứng ra để bái lễ. Ngày nay nhiều lễ cúng Tổ nghề xây dựng được tổ chức quy mô, hoành tráng, thu hút đông đảo người tham dự.Giỗ tổ ngành xây dựng ngày 13 tháng 6 Âm lịch thì đơn giản hơn và thường cúng tại nơi làm. Lễ vật mâm cúng giỗ tổ nghề xây dựng là một bộ tam sên (một quả trứng luộc, một con tôm nướng, một miếng thịt heo), gà luộc, chè xôi, rượu nếp trắng,…

04 Giỗ tổ ngành xây dựng

Hình 1. Giỗ tổ ngành xây dựng 13 tháng 6 Âm lịch.

2. Ý nghĩa mâm cúng giỗ tổ ngành xây dựng.Giỗ tổ nghề xây dựng thể hiện tinh thần “uống nước nhớ nguồn” và “ tôn sư trọng đạo” để nhớ ơn các bậc tiền nhân có công trong truyền dạy nghề và đây cũng là dịp để khuyến khích, hỗ trợ nhau trong công việc làm ăn. Chính vì vậy mà ngày giỗ Tổ ngành xây dựng là một nết đẹp truyền thống văn hóa cần được giữ gìn và phát huy.Bên cạnh đó, các thợ mới vào nghề, đây là lễ nhập môn ra mắt Tổ nghề xây dựng. Lễ vật cúng giỗ tổ cho một thợ mới là một chú gà trống, trai rượu nếp trắng, nhang thơm. Đặt lên bàn thờ Tổ khấn vái rồi ba xá, ba lạy. Chủ lễ tiếp nhận lễ vật và trao lại cho “tân môn đồ” một ly rượu trắng, sau đó “tân môn đồ” lễ phép nâng ly rượu mời người thợ mà mình tôn làm thầy để thọ giáo. Thầy uống cạn ly với ý nghĩa: sẽ dạy nghề cho môn đồ thật chí tình, trọn nghĩa.

14Mâm Cúng giỗ tổ xây dựng

Hình 2. Mâm cúng tổ ngành xây dựng.

Link nội dung: https://khangdienreal.vn/cung-to-a58567.html